[Bật mí] Các loại rau sapa sạch chuẩn ăn một lần là mê ngay

rau-sapa-cac-loai-thom-ngon

Rau là một món ăn cực kì quen thuộc, bổ dưỡng quan trọng trong thực đơn ăn uống của mỗi người. Mỗi một tỉnh thành Việt Nam, người dân đều có những loại rau đặc sản của riêng mình. Có lẽ, khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam chính là nơi mà có rất nhiều loại rau ngon. Đặc biệt là khu vực Sapa. Rau Sapa rất đa dạng, độc đáo và giàu dinh dưỡng. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu chi tiết các loại rau sapa thơm ngon ở nơi đây nhé.

1. Rau sapa là rau gì?

Rau sapa là cụm từ chỉ chung các loại rau được trồng chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam. Điển hình nhất trong đó chính là khu vực Sapa Việt Nam. Nơi đây không chỉ biết đến với thiên nhiên hoang vu mà những món ăn Sapa đã trở thành thương hiệu điểm đến thích thú dành cho rất nhiều người.

rau-sapa-la-rau-gi

Sapa với khí hậu mát mẻ quanh năm. Chính là điều kiện để những loại rau này phát triển một cách nhanh chóng thần kì. Những giống rau này chỉ thích hợp trồng ở Sapa mà khó có nơi nào trồng cho thứ rau xanh – sạch – ngon chất lượng được. Đặt chân tới Sapa, các bạn hãy hòa mình vào với thiên nhiên mây trời trong lành. Những món ăn như: thịt trâu gác bếp, thịt heo gác bếp, lẩu thắng cố, lẩu cá tầm,… rất độc đáo và là đặc sản nơi đây.

2. Thành phần giá trị dinh dưỡng chung trong rau sapa?

Rau sapa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

  • Vitamin C: Các loại rau ở đây chứa rất nhiều Vitamin C thiết yếu. Lượng Vitamin C rất cần thiết cho hệ miễn dịch của con người. Giúp cơ thể phòng bệnh và chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công.
  • Vitamin A: Một dưỡng chất quan trọng cho đôi mắt và làn da của chị em phụ nữ
  • Chất xơ: Lượn chất xơ nhiều chính là yếu tố giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe, tăng cường sức khỏe nhu động đường ruột cũng như giúp bạn ngừa táo bón, đầy bụng, ợ chua,…
  • Khoáng chất: Chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, kali, kẽm, đồng, magie,… quan trọng cho sự phát triển của xương khớp, phát triển cơ bắp
  • Chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như Carotenoid, Flavonoid,… giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công tổn thương của các gố tự do gây bệnh

Tóm lại, rau sapa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và thường được khuyến khích lên bổ sung vào thực đơn ăn uống.

3. Các loại rau sapa sạch chuẩn ăn một lần là nghiền?

3.1 Rau mầm đá

Món rau đặc sản Sapa đầu tiên khi bạn đặt chân tới đây nhất định phải thưởng thức cho bằng được đó chính là món rau mầm đá Sapa. Rau mầm đá chỉ thích hợp sống ở những nơi có khí hậu lạnh lẽo như Sapa. Loại rau này sinh trưởng mạnh mẽ vào quãng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đây chính là loại rau ngày xưa được các cung tần mỹ nữ dâng tặng lên vua chúa để làm quà.

rau-sapa-rau-mam-da

Gọi là rau mầm đá vì khi nhìn chúng có hình dạng rất giống một hòn đá nho nhỏ tại Sapa. Chúng có nhiều nhánh con mọc toa tỏa xung quanh. Thân cây thấp, lá nhỏ và có màu xanh nhạt. Khi ăn rau mầm đá, sẽ có một chút vị cay nhẹ, thơm đặc trưng và rất giàu dinh dưỡng.

Rau mầm đá hội tụ đủ các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bao gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin E
  • Canxi
  • Sắt
  • Kẽm
  • Magie
  • Kali
  • Chất xơ
  • Chất chống oxy hóa mạnh

Những chất dinh dưỡng này sẽ cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch thêm ổn định hơn.

Cách chế biến rau mầm đá rất đơn giản. Bạn có thể: xào thịt bò, thịt heo, luộc chấm nước tương, ngâm muối chua,… đều rất ngon.

3.2 Rau Su su

Rau su su có thể trồng ở rất nhiều nơi trên Thế Giới. Nhưng chẳng có nơi nào ngon, dinh dưỡng như rau su su ở Sapa cả. Rau su su sapa được người dân trồng ở những nơi cao, triền núi, sườn núi dọc đường tới thị trấn Sapa. Nhưng người dân nơi đây vẫn làm giàn leo rất cẩn thận cho su su.

Đặc điểm của su su đó chính là bạn có thể kì công nuôi trồng chăm bón một lần nhưng khi đã đạt được năng suất thì su su sẽ giúp cho bạn thu hoạch quanh năm. Su su thường được thu hoạch và đem bán vào quãng thời gian từ tháng 4 cho đến tháng 11 hằng năm. Nếu có dịp lên Sapa, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người dân trong bộ đồ dân tộc truyền thống gánh những gánh su su nặng chĩu hai bên vai đem bán đầy dọc đường.

rau-sapa-rau-su-su

Rau su su có thân to và dài, hoa màu trắng. Đặc biệt, su su Sapa có vị ngọt và thơm hơn so với các loại rau su su ở nơi khác. Rau su su chứa rất nhiều Vitamin và khoáng chất. Bao gồm: Vitmain A, C, canxi, sắt, kẽm,… Nó cũng chứa hàm lượng chất xơ và chất oxy hóa mạnh.

Rau su su Sapa thường được sử dụng để chế biến thành món ăn như: xào thịt bò, xào tỏi, nấu canh,… đều rất bổ dưỡng.

3.3 Rau cải mèo

Rau cải mèo cũng chính là một loại rau sạch – chuẩn thơm ngon của Sapa. Cải mèo cũng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Những chẳng có nơi nào tuyệt vời như Sapa. Cải mèo có sức sống cực kì mãnh liệt. Đây là một loại rau chính xuất hiện thường xuyên trong mâm cơm ăn uống của người dân bản địa nơi đây.

Rau cải mèo ăn rất giòn, ngon, ngọt và thơm, không bị đắng. Dù cách chế biến khó khăn hay cầu kì, người nấu thường dùng tay vặt tròn để ngắt rau thành từng đoạn chứ không sử dụng dao hay kéo để cắt. Vì dùng những dụng cụ như này, sẽ khiến hương vị của cải mèo bị bay đi mất, ăn không được ngon miệng.

rau-sapa-rau-cai-meo

Cải mèo được người dân bản địa chế biến thành rất nhiêu cách khác nhau như: xào, luộc, nấu hoặc dùng để ăn lẩu. Cách chế biến cải mèo rất đơn giản. Tiếp nhận rau, rửa sạch rau, dùng tay vặt tròn thành từng khẩu độ dài khác nhau. Gừng đập nhỏ, cho rau và gừng vào trong nồi rồi tiến hành luộc chín lên là thưởng thức liền. Với rau cải mèo luộc, rất phù hợp cho những cánh mày râu vừa ăn vừa uống rượu.

Kỳ công hơn nữa, cải mèo còn được dùng để xào với thịt bò. Đặc biệt là món thịt hun khói ăn thì quên sầu luôn. Sợi rau dai giòn sần sật kết hợp với hương vị của thịt hun khói đậm đà tạo ra món ăn mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao.

3.4 Rau cải ngồng

Tương tự cải mèo, rau cải ngồng thuộc họ rau cải. Đây cũng chính là một loại rau đặc sản nổi tiếng của Sapa. Rau cải ngồng rất đẹp. Loại rau này khi già thường mọc hoa màu vàng ở phần ngọn. Vừa được dùng để ăn, vừa được dùng làm phông nền nên thơ với bóng dáng người thiếu nữ vùng cao trong bộ đồ dân tộc của rất nhiều tay nghệ sĩ.

Rau cải ngồng cũng có thể được dùng để nấu canh. Canh cải ngồng rất xanh, ngọt và có pha một chút xíu vị đắng nhẹ. Nhưng với người dân Sapa, họ chỉ thích sử dụng rau cải ngồng xào với thịt bò. Khi ăn có vị ngọt dịu ở ngọn. Một chút vị ngọt đậm tới từ phần cuống pha chút vị đắng nhẹ rất lạ miệng.

3.5 Rau củ khởi

Cải tên rau củ khởi nghe vừa lạ, vừa khó đọc, vừa khó nhớ nhưng khi bạn đã được thưởng thức thứ rau này một lần trong đời thì chắc chắn bạn không thể nào quên được. Nhờ có vị hơi đắng nhẹ và hương thơm hấp dẫn của thứ rau dại này mà chúng trở thành món ăn đặc sản của nhà hàng ở Lào Cai khiến nhiều du khách phải say mê.

Rau củ khởi hợp nhất là được nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Đun rau củ khởi phải hết sức thận trọng. Vì nếu để rau chín nhừ ăn mất ngon, hương vị nồng cũng sẽ rất khó ăn. Rau củ khởi, ngon nhất bạn nên nấu như sau:

  • Rửa sạch rau
  • Bắc lên bếp 500ml nước, đun nước thật sôi
  • Nước sôi, cho rau củ khởi vào luộc chín khoảng 5 phút, lật đều 2 mặt
  • Gắp rau ra rổ, để ráo nước
  • Chấm với nước tương hoặc nước mắm là thưởng thức

Lưu ý: Trong quá trình luộc rau, không nên đậy vung vì sẽ làm canh mùi nồng khó ăn. Canh rau củ khởi ăn nóng hoặc nguội đều rất ngon. Khi mới ăn, bạn sẽ có cảm giác vị đắng nhẹ đầu lưỡi. Nhưng sau đó sẽ có hương vị ngọt bùi vấn vương ở đầu lưỡi. Canh rau cử khởi còn được dùng như một bài thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Mách bạn: KHÁM PHÁ 4 LOẠI RAU RỪNG ĂN ĐƯỢC MANG HƯƠNG VỊ MIỀN SƠN CƯỚC

Nếu có dịp đặt chân tới thành phố Sapa. Hãy cố gắng thưởng thức những loại rau này tại các nhà hàng nổi tiếng như: Phương Anh Quán, Sapa TV, HotPot Center,… hoặc hãy mua chúng về làm quà tặng Tết nhé.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đón đọc bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *