Nhìn qua có rất nhiều người sẽ nhầm bạc hà và húng lủi là một. Tuy nhiên, thực tế đây là 2 loại cây không giống nhau với những đặc điểm nhận biết riêng. Trang vàng nông nghiệp sẽ chỉ bạn cách phân biệt bạn hà và húng lủi đơn giản nhất.
Cách nhận biết bạc hà và húng lủi
Dựa vào hình cây
Cây bạc hà có thân cao từ 60cm – 80cm, thân vuông và thẳng đứng, có lông mọc quanh thân. Húng lủi thì mọc hoang dã, có sức sống khỏe và rễ chùm mọc dưới đất hoặc là ngang thân.
Dựa vào hình lá cây
Bạc hà có hình thon dài, mọc đối xứng, dài tầm 3cm – 5cm, rộng từ 2 – 3cm, mép lá có răng cưa, trên lá có lông tơ nhỏ và cuống dài khoảng 0,5 – 1cm. Bên cạnh đó, hoa của bạc hà sẽ mọc từ nách lá, màu tím, trắng hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi.
Đối với húng lủi, lá sẽ nhỏ hơn bạc hà, thon dài, và mép lá răng cưa.
Qua mùi vị
Khi ăn, bạc hà có mùi cay the, mát lạnh, thơm đặc trưng và có mùi giống như Sing gum Doublemint. Còn húng lủi thì có mùi hương khá nhẹ, cay nhẹ chứ không cay the đặc trưng như của bạc hà.
Tác dụng của bạc hà trong cuộc sống
Theo như trang thaythuocvietnam.vn – một trang chính thống của hội Nội khoa Việt Nam, cho biết nhờ có hàm lượng tinh dầu thiên nhiên chứa từ 1 – 3% gồm có Menthol, Limonene, hay Pulegone,…nên bạc hà có các công dụng như: loại bỏ mụn, giảm cân, thải độc cơ thể, làm gia vị trong các món ăn, công thức đồ uống, làm nước detox, chữa ho, đau dạ dày và xua đuổi côn trùng.
Những lưu ý khi sử dụng bạc hà để tránh phản tác dụng
Mặc dù bạc hà loại rau gia vị rất thơm, rất tốt nhưng khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa 0,4ml/ngày. Nếu dùng nhiều, có thể dẫn đến bị dị ứng phát ban, chóng mặt thậm chí là co giật.
Trẻ sơ sinh tuyệt đối không được sử dụng bạc hà vì có thể khó hô hấp.
Khi bạn có dấu hiệu như: nổi mụn nước trong miệng, mũi, thì rất có thể bạn đã bị dị ứng bạc hà.
Khi sử dụng các loại thuốc như: Cyclosporine, thuốc kháng Acid thì không nên sử dụng bạc hà vì có thể gây tương tác.
Các đối tượng mắc bệnh tim cũng nên hạn chế không dùng bạc hà vì có thể làm chậm nhịp tim. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng được khuyến cáo là không nên dùng bạc hà.
Xem thêm: Cách phân biệt bột matcha và trà xanh đơn giản nhất
Một số cách chữa bệnh bằng bạc hà đơn giản, hiệu quả
Bạc hà làm sạch mũi
Vì trong rau bạc hà có chứa nhiều hợp chất chống viêm Rosmarinic Acid, nên có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm hay hen suyễn. Chỉ cần một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi pha cùng với nước sôi và xông hơi trực tiếp sẽ giúp bạn làm sạch và thông xoang mũi.
Bạc hà giúp chống say xe
Bạc hà giúp chống say xe rất hiệu nghiệm, bằng cách cho 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay để ngửi. Hoặc là uống một ly trà bạc hà nóng để tránh cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Bạc hà xua đuổi côn trùng
Trồng cây bạc hà tươi trong nhà hoặc pha loãng tinh dầu bạc hà với nước, sau đó phun cũng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi để khử sạch mùi hôi, thanh lọc không khí.
Trị hôi miệng bằng bạc hà
Bạn lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch rồi nhai trực tiếp trong vài phút sau đó nhổ đi, tiếp đến súc miệng lại bằng nước sạch, hoặc uống 1 ly trà bạc hà sau khi ăn. Hương bạc hà thơm mát dễ chịu sẽ đọng lại trong khoang miệng giúp sát khuẩn, đồng thời khử đi mùi hôi miệng hiệu quả.
Bạc hà giúp giảm căng thẳng
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tinh dầu bạc hà có mùi cay nồng, hương thơm mạnh mẽ nên có thể làm giảm đau, dịu căng thẳng và giảm stress. Vì vậy, uống một ly trà bạc hà vào ban đêm sẽ giúp cho bạn ngủ ngon và giảm đau đầu do stress.
Trên đây là những chia sẻ của Trang vàng nông nghiệp về cách phân biệt bạc hà và húng lủi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp quý khách có thêm nhiều thông tin bổ ích về loại rau thơm này. Nếu quý khách có nhu cầu đặt mua sỉ lẻ thực phẩm sạch, hoa quả, rau củ sạch, trà các loại, đồ khô và nấm các loại,…thì xin vui lòng liên hệ ngay với công ty chúng tôi để nhận hỗ trợ tư vấn chi tiết.