Tổng hợp Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đinh Lăng

Cây Đinh Lăng là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias), cao 1,0 – 2,0m. Đinh Lăng là cây sống lâu năm, ưa sáng, ưa ẩm, chịu hạn, chịu bóng tốt nhưng không chịu úng ngập, cây phát triển mạnh nhất trên đất pha cát và khi nhiệt độ dưới 28oC. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng trong bài viết này nhé.

Ngoài giá trị kinh tế cao cây Đinh lăng là một dược liệu quý và không phải bỏ đi bất cứ phần nào từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả.

1. Kỹ thuật trồng Đinh Lăng

1.1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống Đinh Lăng

  • Nên chọn Đinh Lăng nếp để trồng, chọn cây giống thân nhẵn, củ to, vỏ dày, rễ nhiều, lá nhỏ và xoăn cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất
  • Ta chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25-30cm (dùng kéo sắc/ dao để cắt/ chặt, tránh để bị dập hai đầu) không nên trồng cả cành dài vừa lãng phí giống vừa khó chăm sóc.

cay-dinh-lang

1.2 Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

  • Đinh Lăng có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất  tháng 2- tháng 4 và từ tháng 7-8 hàng năm.
  • Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm

ky-thuat-cham-soc-dinh-lang

1.3 Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

  • Trồng theo hố: phải làm đất xới tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi dốc sâu phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.
  • Trồng theo hàng: làm luống rộng 50- 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm

Xem thêm: BẮT KỊP XU HƯỚNG LÀM VƯỜN VỚI CÁCH TRỒNG HOA QUẢ SẠCH TẠI NHÀ

1.4 Phân Bón Lót:

  • Bón lót trước khi trồng 10 – 15 ngày. Đất trồng cần loại bỏ hết các tạp chất như sỏi, đá, cỏ dại, phải làm đất mềm xới tơi trộn chung với 9% phân chuồng  hoai cùng 1% supe lân tính theo trọng lượng của bầu. Nên bón lót bằng phân chuồng (4kg/sào), phân NPK (20kg)

1.5 Trồng Cây Đinh Lăng: 

 Có thể giâm trực tiếp vào các bầu đất nilon hoặc Trồng bằng cây giống trực tiếp trên đất đều được

  • Cấy trực tiếp bằng hom giống: chọn những cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, không bị sâu, sử dụng kéo sắc để cắt hai đầu của cành giâm hom, nên chặt từng đoạn với chiều cao khoảng từ 15-20cm, trên cành có khoảng từ 3-4 mắt lá. Tránh làm dập 2 đầu của bầu để rễ dễ phát triển hơn, đặt hom giống nghiêng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

Trong trường hợp trồng cây Đinh lăng với số lượng lớn, thì nên cày cho đất tơi xốp, luống cao 20-25cm và rạch sâu 15 cm, khoảng cách giữa các hố trồng là 50 cm, đặt hom giống theo chiều luống.

  • Trồng bằng cây giống: Xé túi bầu cẩn thận tránh để vỡ bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu, trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp tránh không để ngập nước

Xem thêm: TOP 3 LOẠI HẠT GIỐNG RAU, QUẢ DỄ TRỒNG MÙA HÈ VÀ NĂNG SUẤT CAO

trong-dinh-lang

2. Kỹ Thuật Chăm Sóc Đinh Lăng

2.1 Chăm sóc định kỳ

  • Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, Phòng trừ cỏ dại, phủ gốc bằng cỏ khô, rác, cây phân xanh, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
  • Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.
  • Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng. Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

lam-dat-va-dao-ho

2.2 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Đinh Lăng

  • Khi trồng được 6 tháng tuổi, tiến hành bón thúc bằng phân Ure (8kg/sào) bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín.
  • Trồng được 2 năm tuổi trở đi, khoảng tháng 4 và tháng 9 hằng năm nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa, bón thêm 15kg phân NPK, 4kg phần Kali và bón thêm phân chuồng (300 kg/sào). Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm tiếp theo.
  • Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây.

Xem thêm: CÁCH TRỒNG BƯỞI DA XANH HIỆU QUẢ CHO NĂNG XUẤT CAO

2.3 Phòng trừ sâu bệnh cho Đinh Lăng

Sau khi trồng cây một thời gian, xuất hiện một số sâu bệnh hại chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,…Do đó người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy, lá quá già để cây thông thoáng hơn, Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây

cat-tia

Thực tế, kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng không phải khó nhưng cũng không dễ, với những chia sẻ trên đây mong bà con có thêm kiến thức về về kỹ thuật trồng và chăm sóc hiệu hiệu quả và cho năng suất cao nhất.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG CÂY TRÚC QUAN ÂM CHI TIẾT NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *