Mẹo phân biệt nấm linh chi rừng và nấm linh chi trồng chuẩn nhất

phan-biet-nam-linh-chi-rung

Phân biệt nấm linh chi rừng và tự trồng, thật giả thế nào? Trên thị trường, nấm linh chi được bán rất phổ biến với nhiều mức giá vô cùng rẻ, đây là nguyên nhân tiềm tàng về nấm linh chi kém chất lượng. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu cách phân biệt nấm linh chi rừng trong bài viết này nhé

Tìm hiểu về nấm linh chi? Nấm linh chi rừng là gì?

Nấm linh chi là loại nấm đa bào. Mũ hình quả thận, màu đỏ của nó đem đến một vẻ ngoài rất đặc trưng. Khi tươi, nấm có độ mềm, có nút chai và phẳng. Tùy vào độ tuổi của nấm, những lỗ chân lông ở mặt dưới của nó có thể màu trắng hoặc nâu

Nấm linh chi rừng còn được gọi là là nấm trường thảo, vạn niên nhung, có tên khoa học Ganoderma lucidum, là loại nấm xuất hiện nhiều tại những vùng rừng núi cao có nhiều cây lá rộng.

Nấm linh chi tự nhiên thường mọc dưới các gốc cây to, gỗ mục để làm nơi sinh sôi vì ở những nơi này mới đáp ứng được điều kiện ánh sáng và độ ẩm cho nấm này phát triển tốt nhất. Vì chỉ phát triển trong tự nhiên ở nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi nên nấm linh chi rừng rất quý hiếm và có giá trị cao.

Loại nấm này xuất hiện và biết đến từ rất lâu, từ thời vua Tần Thủy Hoàng đã có các ghi chép về loại nấm này. Trong Thần nông bản thảo, nấm linh chi rừng được coi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe và cực kỳ quý hiếm, thâm chí hơn cả nhân sâm.

Nấm linh chi rừng gồm cuống nấm và mũ nấm. Phần mũ hình dạng xòe quạt và nhiều bạch vân đồng tâm nếu nhìn kỹ. Nấm lớn dần sẽ chuyển từ vàng nghệ sang đỏ sẫm. Phần cuống nấm thường không phân nhánh và có hình dáng đặc biệt, dễ nhận ra.

Nấm linh chi rừng tự nhiên là loại thảo dược siêu việt, từ xa xưa nó đã được coi là vua của các loại thảo dược vì con người có thể sử dụng nấm linh chi lâu dài với số lượng lớn mà không gây tác dụng phụ. Nấm linh chi đã được sử dụng trong hơn 2000 năm mà những nhà khoa học vẫn chưa tìm ra tác dụng phụ ở trong nấm linh chi tự nhiên.

Nấm linh chi tự trồng là nấm được nuôi trồng trong một mô hình được kiểm soát từ những nguồn nguyên liệu đầu vào như: công nghệ, giống, nguồn nước…để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi

nam-linh-chi

Đặc điểm để phân biệt nấm linh chi rừng

Nấm linh chi tự nhiên

  • Được thừa hưởng những tinh túy, linh khí trời đất nến nấm linh chi rừng tự nhiên được đánh giá rất tốt nhưng do là tự nhiên, không kiểm soát được do vậy không biết chắc chắn được đâu là nấm linh chi tự nhiên. Kể cả các chuyên gia cũng khó biết đâu là nấm linh chi thật mà phải qua chọn lọc bằng máy công nghệ cao mới phân biệt chính xác nhất.
  • Chỉ có giống nấm linh chi chất lượng mới có sinh trưởng và trưởng thàn, đây là luật tự nhiên của thiên nhiên. Nên nấm linh chi tự nhiên được đánh giá là tốt hơn nhiều nấm linh chi trong môi trường nuôi trồng.
  • Nấm linh chi đa dạng về chủng loại nấm, đa dạng về độ tuổi nên phải phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đi rừng.

Nấm linh chi nuôi trồng

  • Kiểm soát nguyên liệu đầu vào như: công nghệ giống, mùn cưa, nguồn nước tưới không kim loại nặng, không chứa tạp chất.
  • Kiểm soát được thời gian thu hoạch nấm linh chi: Nấm linh chi trồng tốt nhất phải thu hái đúng thời điểm trưởng thành, khi nấm chưa phát tán hết bào tử bởi bào tử nấm linh chi có dược tính cao gấp 75 lần quả thể nấm linh chi
  • Chất lượng sản phẩm đều, theo đúng với điều kiện nhiệt độ sinh trưởng của nấm

Phân biệt nấm linh chi rừng và nấm linh chi trồng thế nào?

Về hình thức

  • Nấm linh chi rừng hay mọc ở nơi có độ ẩm cao và trên thân cây cổ thụ đủ những yếu tố cần thiết cho nó mọc nên linh chi tự nhiên có chất lượng rất cao, không có chất kích thích và không ô nhiễm.
  • Nấm linh chi tự nhiên có hình thức xù xì, thô ráp nên trông khá xấu xí không đẹp mắt như những loại nấm linh chi trồng nhân tạo trong nhà, nhìn rất bắt mắt, bóng như bôi mỡ.

Về kích thước

  • Nấm linh chi tự nhiên không quá to bản nhưng có độ dày và chắc. Nấm có độ dày từ 1 – 3cm, không vỡ thành nhiều mảnh khi lấy tay bẻ.
  • Còn nấm linh chi nuôi trồng sẽ có bản to, các tai nấm đều nhau, khi dùng tay bẻ sẽ vỡ thành nhiều mảnh.

Bằng mùi hương

  • Nấm linh chi rừng có mùi thơm tự nhiên, để lâu không bị mọt đục vì nó rất cứng
  • Nấm linh chi nhà ít mùi thơm, nếu để lâu có thể sẽ bị mọt

Nhận biết bằng mùi vị

  • Nấm linh chi tự nhiên có vị đắng nhưng ngậm lâu thị lại ngọt.
  • Nấm linh chi nhà sẽ ít đắng hơn, hương vị không thơm bằng nấm linh chi tự nhiên.

nam-linh-chi-rung

Tham khảo cách phân biệt lá xạ đen và lá xạ vàng chuẩn nhất tại https://trangvangnongnghiep.net/meo-phan-biet-giua-la-xa-den-voi-la-xa-vang.html

Một số cách dùng nấm linh chi rừng

Ngâm rượu

Đây là cách dùng nấm linh chi rừng phổ biến nhất, vì nó thích hợp cho mọi đối tượng và cũng có vị rất ngon.

Để ngâm rượu, đầu tiên cần chọn loại nấm khô, sau đó cắt thành lát mỏng. Sau đó ngâm nó trong rượu trắng và để trong nhiệt độ từ 35 – 40 độ C trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên, nếu để càng lâu thì rượu càng đậm vị nấm và bổ hơn rất nhiều.

Nên uống khoảng 1 – 2 chén nhỏ rượu nấm linh chi rừng mỗi ngày vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

ngam-ruou-nam-linh-chi

Pha trà

Pha trà nấm linh chi rừng cũng là cách dùng được nhiều người yêu thích. Chỉ cần cát lát hoặc xay nấm thành bột, sau đó cho ấm trà và đun sôi, hãm trong bình trà khoảng 4 – 5 phút là có thể uống được. Nếu thấy khó uống, có thể thêm một chút vị ngọt của mật ong hay cam thảo.

Nấu canh hoặc súp

Đối với người cao tuổi hoặc người mới phẫu thuật, vừa khỏi bệnh, có thể nấu súp hoặc canh nấm linh chi rừng với thịt giúp tẩm bổ, vừa thanh đạm vừa dễ ăn nhưng lại rất bổ dưỡng.

Nấu nước uống

Thái mỏng nấm linh chi rồi cho vào ấm nước nóng và ngâm trong khoảng 1 giờ là có thể dùng. Có thể dùng nước nấm linh chi rừng để thay cho 50% lượng nước cần uống mỗi ngày.

Cách bảo quản nấm linh chi tốt nhất

Sấy khô bằng phương pháp truyền thống

Bằng phương pháp truyền thống, nấm linh chi sẽ được đem lật mặt dưới có màu vàng lên và phơi bằng ánh nắng mặt trời từ 6 – 7 tiếng.

Ở ngày thứ 2, sẽ lật mặt đỏ lên trên và tiếp tục phơi từ 4 – 5 tiếng dưới ánh nắng. Sau đó, đem vào bóng mát và hong khô bằng quạt gió.

Ngày thứ ba, tiếp tục lật mặt màu vàng lên và phơi thêm từ 5 – 6 tiếng ở dưới ánh nắng rồi lại cho vào chỗ mát quạt gió làm khô. Những ngày tiếp theo cứ liên tục sử dụng quạt để sấy cho tới khi nấm linh chi khô hết.

Nếu trường hợp trời mưa thì có thể cho nấm linh chi vào nơi thông gió, thoáng khí và dùng quạt thổi liên tục vào nấm giúp sấy khô. Cứ cách nửa ngày lại lật mặt nấm lên để quạt làm khô đều. Tuyệt đối không được để hơi ẩm xâm nhập vào nấm.

Sấy khô nấm bằng phương pháp công nghiệp

Với phương pháp này, nấm linh chi sau khi thu hoạch và xử lý làm sạch sẽ sấy khô bằng máy sấy hoặc lò sấy.

Nấm linh chi sau khi sấy khô sẽ bọc túi nilon cẩn thận, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp để không bị ẩm mốc, mối mọt… Tốt nhất nên dùng nilon hút ẩm để bảo quản hiệu quả nhất.

Nghiền thành dạng bột

Nấm linh chi sau khi làm sạch và sấy khô thì có thể mang nghiền thành bột. Đây được xem là một trong các cách bảo quản nấm linh chi lâu dài và thuận tiện cho người sử dụng.

Bảo quản nấm linh chi bằng cách ngâm rượu

Nếu không dùng hết nấm linh chi, có thể dùng nấm linh chi ngâm rượu nấm linh chi, đây cũng là phương pháp bảo quản nấm linh chi lâu dài và hiệu quả. Cách này có thể giúp bảo quản nấm trong 2 năm mà không có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Xem thêm cách bảo quản bột sắn dây tốt nhất TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *