Cách trồng bưởi da xanh hiệu quả cho năng xuất cao

trong-buoi-da-xanh-hieu-qua

Bưởi da xanh là loại trái cây nổi tiếng vùng Bến Tre, nó được nhiều người ưa chuộng vì hương vị ngọt đậm đà, múi to, vỏ bưởi mỏng, ăn không có hạt. Ngoài ra, ăn bưởi thường xuyên sẽ cho tác dụng chữa bệnh hiệu quả cũng như làm đẹp. Nếu bạn là người ưa thực phẩm sạch thì không thể bỏ qua loại trái cây này trong bữa cơm của gia đình. Hôm nay, Trang vàng nông nghiệp xin giới thiệu với bạn các quy trình trồng bưởi da xanh cho năng xuất chất lượng cao.

ban buoi da xanh

I. Yêu cầu sinh thái

Nhiều người thắc mắc trồng bưởi da xanh hiệu quả thì cần phải có những yếu tố gì? Trước tiên bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Nhiệt độ: Cây bưởi da xanh thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện từ 23 – 29 độ C.
  • Ánh sáng: Cường độ ánh sáng vừa phải, tương đương với ánh sáng khoảng 9h sáng
  • Nước: Khác với giống cây trồng khác, bưởi da xanh cần nhiều nước nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả. Tuy nhiên không nên quá nhiều sẽ gây ngập úng. Lưu ý mùa nắng và những mùa hanh khô phải bổ xung lượng nước phù hợp.
  • Đất: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất 0,6m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, PH từ 5,5 – 7 và hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn.

Xem thêm: CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VIỆT QUẤT 

II. Cách trồng đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm – Bưởi da xanh VietGap

1. Cách nhân giống

Chọn những bưởi da xanh ruột hồng chuẩn không lai tạp các loại bưởi khác. Cách tốt nhất là triết cành từ cây bưởi da xanh gốc. Khi trồng không nên trồng xen với các cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Lợi thế của trồng bưởi chiết là rễ sẽ ăn ngang và tránh gặp tần đất phèn, cây mau lớn, ra trái, đảm bảo chất lượng giống cây mẹ. Tuổi đời của cây bưởi chiết cũng khá cao

2. Thời vụ trồng

Bưởi da xanh trồng được quanh năm nhưng nếu trồng vào đầu mùa mưa để bớt công tưới, thời điểm thích hợp là tháng 5 -6 dương lịch hàng năm. Khoảng cách trồng trung bình có thể 4 – 5m x 5-6m

3. Công đoạn chuẩn bị trước khi trồng

  • Đất trồng nếu đất mới áp dụng kỹ thuật dào mương lên liên tiếp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vườn rộng từ 1-2m, liếp rộng 6-8 m. Cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng, mực nước trong mương vườn nên giữ ổn định. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước. Khi thiết kế liếp trồng nên theo hướng Bắc-Nam, các cây sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.
  • Nếu đất cũ thì: Chọn vị trí mới để đắp mô trồng nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ và tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Thời kỳ đầu có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây bưởi Da xanh mới trồng và hạn chế cỏ dại.

4. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

5. Tưới nước

Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết

6. Kỹ thuật bón phân

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau :

  • Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc.
  • Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định, có thể chia làm 5 lần bón như sau:

+ Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.

+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali.

+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.

+ Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali.

+ Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali.

Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong.

Xem thêm: Tổng hợp Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đinh Lăng

III. Thu hoạch và bảo quản bưởi da xanh

thu hoach buoi da xanh

Nhiều người vẫn thắc mắc bưởi da xanh ra hoa vào tháng mấy? Theo kinh nghiệm trồng bưởi da xanh lâu năm, bưởi da xanh ra hoa và trái quanh năm. Chính vì điều này giúp người dân điều chỉnh sản phẩm để bán ra thị trường với giá hợp lý nhất.

Thu hoạch bưởi khi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuống trái. Không hái khi trái vẫn còn chưa chín hoặc để chín quá trên cây. Khi thu hoạch về, bảo quản bưởi da xanh ở những nơi thoáng mát, có thể để trong vòng 15 ngày. Nhiều người hỏi với cách trồng như vậy thì bưởi da xanh có được trồng ở miền Bắc không? Câu trả lời là có, với kỹ thuật tiên tiến, chăm sóc hợp lý, bưởi da xanh ngày nay còn được nhân giống trồng ở miền Bắc mang lại giá trị kinh tế cao.

Để mua các loại nông sản sạch, liên hệ ngay:

Công ty TNHH Nông Sản Dũng Hà

  • Cơ sở 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Cơ sở 2: A11 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 689865

Xem thêm: ĐẠI LÝ BÁN BƯỞI DA XANH TẠI HÀ NỘI GIÁ RẺ – BÁN BUÔN BƯỞI DA XANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *