Cà tím kỵ gì? Lưu ý quan trọng khi dùng kẻo “chết người”?

ca-tim-ky-gi

Cà tím kỵ gì? Đây có lẽ là một câu hỏi mà rất nhiều chị em nội trợ đang thực sự quan tâm tới. Cà tím là một loại quả mang theo mình rất nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng có lợi. Bên cạnh những mặt tích cực thì cà tím vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm rủi do mà không phải ai cũng biết được. Việc vô tình kết hợp cà tím mà không biết sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rủi do xấu tới sức khỏe. Và hôm nay, cùng chuyên mục rau củ sạch của Trang vàng Nông Nghiệp tìm hiểu xem cà tím kỵ gì nhé.

Cà tím là gì?

Cà tím hay còn được biết với tên gọi khác là cà dái dê, có tên gọi Tiếng Anh là Eggplant, là một loại cây thuộc họ Cà và có họ hàng gần gũi với cà pháo, cà chua, cà dừa, khoai tây. Loại cây này được tìm thấy đầu tiên ở miền Nam của Ấn Độ và Sri Lanka.

ca-tim-ky-gi-ban-co-biet-khong

Cây cà tím là loại cây một năm, thuộc trái quả mọng, quả có nhiều hạt nhỏ, cùi nhiều và thịt cà tím có màu trắng, vỏ màu tím đậm hoặc màu trắng. Tùy vào giống cà tím sẽ cho hình dạng khác nhau. Hiện nay, cà tím đang có 2 hình dáng thường gặp là hình tròn hoặc hình thuôn dài.

Giống cà tím có thể được gieo trồng quanh năm và được trồng phổ biến ở khắp nơi trên Thế Giới. Tại Việt Nam, giống cà tím được xuống hạt từ tháng 11, 12 và thu hoạch vào tháng 3 – 5 năm sau. Cà tím trồng nhiều và nổi tiếng nhất tại Việt Nam phải kể tới khu vực Đà Lạt.

Cà tím là một trái quả mọng, được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Một số món ngon từ cà tím có thể kể tới như: cà tím xào, cà tím chiên, cà tím bung, cà tím nhồi thịt, cà tím kho, cà tím sốt cà chua, salad cà tím,… rất đa dạng.

Đừng bỏ lỡ: Ớt chuông kỵ gì? 4 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”

Giá trị dinh dưỡng trong cà tím

Cà tím là một loại quả có quan hệ gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo. Nhưng xét về mặt dinh dưỡng, cà tím vẫn có một chút nhỉnh hơn những loại quả cùng họ. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr cà tím cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 24 calo
  • 0.2gr lipid
  • 0gr chất béo
  • 0mg cholesterol
  • 2mg natri
  • 229mg kali
  • 6gr carbohydrate
  • 3gr chất xơ
  • 3.5gr đường cát trắng
  • 1gr protein
  • 2.2mg vitamin C
  • 0.2mg sắt
  • 0.1mg vitamin B6
  • 14mg magie
  • 9mg canxi

Đây chính là toàn bộ giá trị dinh dưỡng có trong cà tím. Những chất dinh dưỡng có trong cà tím kể trên đây đều vô cùng quan trọng. Việc chế biến cà tím thành các món ăn khác nhau sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng. Lợi ích sức khỏe của cà tím có thể kể tới như:

  • Phòng ngừa và điều trị ung thư đại trực tràng
  • Tăng cường khả năng kháng bệnh và miễn nhiễm các bệnh nhiễm trùng
  • Giúp ổn định huyết áp, giảm căng thẳng
  • Kích thích nang tóc, giúp tóc phát triển tốt, chắc khỏe, suôn mượt
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Điều trị tình trạng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng
  • Cải thiện quá trình tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân thêm hiệu quả
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Cải thiện độ chắc khỏe, dẻo dai, bền vững của xương khớp

Đó chính là toàn bộ thành phần dinh dưỡng và công dụng của cà tím. Vậy, cà tím kỵ gì? Đây mới chính là câu hỏi quan trọng mà nhiều chị em đang quan tâm. Chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu nhé.

Cà tím kỵ gì? Lưu ý quan trọng khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Cà tím kỵ cua, ghẹ

Danh sách cà tím kỵ gì đầu tiên mà chắc chắn bạn không nên bỏ qua đó chính là cua và ghẹ. Cua và ghẹ là một loại hải sản biển chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu đối với sức khỏe con người. Cua có rất nhiều loại có thể kể tới như: Cua đồng, cua Hoàng Đê, cua biển Năm Căn, cua mặt trăng Ninh Thuận, cua đá Lý Sơn,… Mặc dù cua, ghẹ và cà tím đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại được Bộ Y Tế khuyến cáo không nên kết hợp cùng với nhau. Nguyên nhân là vì:

  • Cua, ghẹ là hải sản có tính hàn mạnh. Trong khi đó, cà tím cũng là một thực phẩm có tính ngọt hàn. Khi 2 món ăn có tính hàn mạnh kết hợp cùng nhau, rất dễ sinh ra hiện tượng lạnh bụng. Nếu ăn nhiều, sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng. Trường hợp nặng có thể dẫn tới hiện tượng tiêu chảy cấp, đi ngoài phân lỏng.

ca-tim-ky-thit-cua

Vậy nên, nếu không muốn làm bạn với nhà vệ sinh, bạn không nên ăn cua, ghẹ chung cùng cà tím nhé

Đừng bỏ lỡ: Hải sản kỵ gì? 5 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?

Cà tím kỵ gì? Cà tím kỵ mực

Không chỉ có cua và ghẹ không tốt khi kết hợp với cà tím. Ngay cả mực cũng là sản phẩm được khuyến cáo là không nên ăn chung cùng cà tím. Mực cũng là một loại hải sản biển có tính hàn. Trong khi đó, cà tím là thực phẩm có tính ngọt hàn. Khi 2 thực phẩm có tính hàn kết hợp lại cùng nhau, dễ sinh ra hiện tượng lạnh bụng, tiêu chảy cấp, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…

ca-tim-ky-muc

Cà tím kỵ cà rốt

Mặc dù cà rốt là một loại trái củ chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, lành tính nhưng lại là sản phẩm được Bộ Y Tế khuyến cáo là không nên nấu chung cùng cà tím. Nguyên nhân là vì:

  • Cà tím và cà rốt đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Khi kết hợp với nhau có thể tạo ra các phản ứng hóa học, làm giảm tác dụng của nhau. Cụ thể, chất Anthocyanin trong cà tím có thể làm giảm quá trình hấp thụ Vitamin A cho cơ thể
  • Chất Solanine trong cà tím có rất nhiều, nếu bạn ăn nhiều sẽ dễ bị ngộ độc. Trong cà rốt có chứa một số chất kích thích tiêu hóa, nếu ăn chung cùng cà tím sẽ rất dễ bị ngộ độc cấp.

ca-tim-ky-ca-rot

Đó chính là toàn bộ những thực phẩm không tốt khi ăn chung cùng cà tím. Bạn hãy tránh sử dụng chúng kẻo nguy hại tới sức khỏe.

Cà tím kỵ gì? Đối tượng nào không tốt khi dùng cà tím?

Bên cạnh những thực phẩm không tốt khi ăn chung cùng cà tím. Một số thành phần đối tượng cũng được khuyến cáo không nên ăn chung cùng cà tím. Đó chính là:

Người mắc bệnh dạ dày

Đúng. Người mắc bệnh dạ dày là đối tượng đầu tiên không nên dùng cà tím. Nguyên nhân là vì:

  • Cá tím là thực phẩm có tính hàn mạnh. Người mắc bệnh dạ dày có hệ thống tiêu hóa yếu kém, nếu ăn quá nhiều cà tím sẽ làm cho hệ thống dạ dày ngày một bị tổn hại nặng nề hơn. Tính hàn mạnh trong cà tím sẽ tạo cảm giác khó chịu cho dạ dày, gây ra hiện tượng tiêu chảy cấp.

ca-tim-ky-nguoi-dau-da-day

Vậy nên, những ai mắc bệnh đau dạ dày, tuyệt đối không nên ăn cà tím. Hoặc ăn, hãy ăn với một lượng nhỏ vừa đủ.

Cà tím kỵ gì? Cà tím kỵ Người mắc bệnh thận

Những người mắc bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận chính là đối tượng được khuyến cáo không nên ăn cà tím. Nguyên nhân là vì:

  • Trong cà tím có chứa một chất có tên gọi là Oxalate, chất này rất dễ kết hợp với Canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Những người mắc bệnh thận sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sỏi thận. Vì vậy, việc ăn nhiều cà tím sẽ hấp thụ nhiều oxalate sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

ca-tim-ky-nguoi-dau-soi-than

Người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng tiếp theo không nên ăn quá nhiều cà tím. Nguyên nhân là vì:

  • Ở những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa, hệ miễn dịch, cơ quan nội tạng trong cơ thể,… đều suy giảm mạnh, rất dễ mắc bệnh. Trong khi đó, cà tím là thực phẩm có tính hàn mạnh, người cao tuổi ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng. Dấu hiệu đầu tiên người cao tuổi mắc phải khi ăn nhiều cà tím đó là tiêu chảy cấp, đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…

ca-tim-ky-nguoi-cao-tuoi

Cà tím kỵ gì? Cà tím kỵ Người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh cực kì khó chữa trị dứt điểm. Với những ai mắc bệnh tiểu đường, chỉ có cách là ăn kiêng sẽ giúp tình trạng bệnh không bị xấu đi hơn mà thôi. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng thuốc tiểu đường sẽ giúp chỉ số đường huyết luôn duy trì ở mức ổn định. Nói tóm lại, tiểu đường là một bệnh rất khó chữa trị, ăn uống kiêng khen rất khổ.

ca-tim-ky-nguoi-tieu-duong

Với người mắc bệnh tiểu đường, nên hạn chế ăn các thực phẩm như: gạo trắng, miến, bột sắn dây, thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, kem tươi, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, nước uống có gas,…Và tất nhiên, cà tím cũng là sản phẩm người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân là vì:

  • Trong cà tím có chứa một lượng đường tự nhiên khá lớn. Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà ăn quá nhiều, sẽ khiến bệnh tiểu đường ngày một trở nặng hơn. Do đó, để cải thiện bệnh, không nên ăn quá thường xuyên cà tím.

Người chuẩn bị phẫu thuật

Người chuẩn bị phẫu thuật cũng chính là đối tượng được Bộ Y Tế khuyến cáo không nên ăn cà tím. Nguyên nhân là vì:

  • Cà tím có thể gây ra hiện tượng khó tiêu hóa, với những người vừa phẫu thuật tình trạng sức khỏe con yếu ớt. Nếu ăn cà tím, sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu sau phẫu thuật

ca-tim-ky-nguoi-phau-thuat

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là:

  • Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật, hãy tránh ăn cà tím ít nhất 24 giờ trước khi phẫu thuật
  • Bạn hãy tránh ăn các thực phẩm giàu chất xơ khác như: bông cải xanh, cải xoăn, và hành tây.

Cà tím kỵ gì? Cà tím kỵ ăn sống

Cà tím kỵ gì cuối cùng đó chính là kỵ ăn sống. Ăn chín uống sôi chính là khẩu hiệu mà Bộ Y Tế khuyến cáo tới toàn bộ người dân. Nhưng nhiều người lại bỏ qua điều này. Việc ăn cà tím sống, chưa nấu chín kỹ hoặc ép nước cà tím uống, cơ thể bạn rất dễ mắc bệnh. Cụ thể:

  • Cà tím có tính ngọt hàn, hơi độc. Nếu ăn sống, nấu chưa chín kỹ hoặc ép nước uống, cơ thể bạn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, gây đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp một số dấu hiệu khác như: môi cảm giác tê tê, ngứa ngáy, nổi mẩn,…

ca-tim-ky-an-song

Nếu xuất hiện những biểu hiện, dấu hiệu này sau khi ăn cà tím sống, bạn hãy tìm tới bệnh viện để thăm khám sớm nhất nhé.

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết giải đáp thắc mắc câu hỏi cà tím kỵ gìTrang vàng Nông Nghiệp đã chia sẽ chi tiết tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài viết này, chị em nội trợ cần phải đọc để nắm bắt những kiến thức cơ bản để chế biến cà tím đúng cách giúp giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng. Đừng vì một chút thiếu hiểu biết mà biến cà tím từ lành tính thành độc tính nhé.

Hy vọng rằng, thông qua bài chia sẻ trên đây, chị em nội trợ sẽ có cho mình thêm thật nhiều thông tin bổ ích về cà tím.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi đón đọc bài chia sẻ này. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Đừng quên Like Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100091258787933 của chúng mình để cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích cũng như giá các sản phẩm giảm giá liên tục hàng tuần nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *