Bệnh huyết áp thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều cần biết

benh-huyet-ap-thap

Huyết áp thấp là căn bệnh thường được nhắc đến với người có bệnh lý về tim hoặc người lớn tuổi. Nhiều người lo lắng, phòng bệnh huyết áp cao mà không biết huyết áp thấp cũng là một bệnh nguy hiểm gây ra hậu quả nghiêm trọng liên quan tới tim mạch, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,… Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu thế nào là bệnh huyết áp thấp trong bài viết này nhé

1. Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp thấp là áp suất máu tác động đến thành mạch thấp hơn so với bình thường, có thể hoặc không gây triệu chứng trên người bệnh, nếu có triệu chứng thì phổ biến là chóng mặt, ngất xỉu nặng hơn là đe dọa đến tính mạng.

Qua mỗi nhịp đập, tim sẽ tạo ra áp lực tác động tới thành mao mạch để đưa lưu lượng hồng cầu tới các bộ phận trong cơ thể. Áp lực này gọi là huyết áp, có thể thay đổi tại nhiều thời điểm trong ngày. Do vậy, hiện tượng hạ huyết áp thường xuất hiện thoáng qua và tự khỏi mà không phải điều trị.

Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng huyết áp thấp, sẽ cần được chăm sóc và chữa trị kịp thời và hiệu quả. Việc này để hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc thậm chí gây tử vong

Huyết áp thấp là bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Trong đó, huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Bệnh huyết áp thấp chia thành 2 loại là:

  • Huyết áp thấp sinh lý: có thể từ yếu tố gia đình, hay sống ở vùng núi cao.
  • Huyết áp thấp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của những cơ quan như tim, thận hoặc giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.

Bệnh huyết áp thấp liên quan tới tình trạng áp lực vận chuyển máu của tim thấp hơn đáng kể so với mức huyết áp trung bình (khoảng 120/80mmHg). Đây là dấu hiệu cảnh báo cho một vài vấn đề nguy hiểm ở thận, tim, tuyến giáp và hệ thần kinh thực vật… Lúc này, những mao mạch có thể co lại, khiến thể tích máu của bệnh nhân giảm nghiêm trọng.

huyet-ap-thap-la-gi

2. Huyết áp thấp nguy hiểm không? Nguy hiểm thế nào?

Những người mắc chứng huyết áp thấp mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh không quan tâm tới vấn đề này thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Ví dụ, khi chỉ số thay đổi chỉ khoảng 20 mmHg – giảm từ 110 mmHg xuống khoảng 90 mmHg tâm thu thì có thể làm người bệnh bị choáng. Thậm chí, một số trường hợp còn ngất xỉu vì não bộ không nhận được một lượng máu cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Ngoài ra, các vết thương chảy máu vì tổn thương không thể dừng được, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh vì tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng là triệu chứng do huyết áp thấp mang lại. Vết thương nhiễm trùng nặng hoặc có phản ứng với dị ứng cũng có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Xem thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng TẠI ĐÂY

3. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp

Vì sao bị huyết áp thấp? Chỉ số huyết áp một người có thể tụt xuống bởi nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số yếu tố gây ra huyết áp thấp:

Những bệnh về tim

Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hở van tim hay suy tim là nguyên nhân hàng đầu làm hạ huyết áp nghiêm trọng. Lúc này, tim không đủ khả năng tạo áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể.

Hạ huyết áp tư thế

Một số người bị hạ huyết áp khi đột ngột đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm. Nguyên nhân phần lớn là do rối loạn thần kinh tự chủ, khiến những tín hiệu truyền đạt giữa tim và não bị lỗi.

Chỉ số huyết áp hạ thấp sau ăn

Người già, có tiền sử tăng huyết áp hoặc bị bệnh đái tháo đường hay Parkinson có thể gặp tình trạng hạ huyết áp sau khi ăn, dẫn tới một số triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt,… Để giảm nguy cơ phát sinh vấn đề này, các chuyên gia khuyên mọi người nên giảm lượng đường và tinh bột tiêu thụ, đồng thời chia nhỏ ba bữa chính thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày.

Tác dụng phụ từ thuốc điều trị

Một số loại thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ làm giảm chỉ số huyết áp của người uống như:

  • Thuốc chẹn alpha và chẹn beta
  • Thuốc trị trầm cảm ba vòng
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chữa bệnh Parkinson
  • Sildenafil (Viagra) kết hợp cùng nitroglycerine

Đôi khi, acetylcholine làm giãn mạch máu cũng có thể vô tình làm huyết áp giảm mạnh, dẫn tới tình trạng lưu lượng máu lên não không đủ, gây chóng mặt và ngất xỉu.

Tác dụng phụ trong quá trình gây tê

Phần lớn thuốc gây tê đều làm giãn mạch máuhạ huyết áp để giảm rủi ro mất máu trong khi phẫu thuật. Trong một vài trường hợp hi hữu, sau khi ca mổ kết thúc, người làm phẫu thuật có thể vẫn chịu ảnh hưởng từ thuốc làm huyết áp thấp bất thường.

Rối loạn nội tiết tố

Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản sinh hormone có vai trò kiểm soát một số chức năng trong cơ thể, gồm cả nhịp tim và huyết áp. Trong khi đó, nội tiết tố sinh ra từ tuyến thượng thận có khả năng điều chỉnh những phản ứng căng thẳng. Nếu một trong hai tuyến này có vấn đề, có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Thai kỳ

So với người khỏe mạnh, huyết áp của phụ nữ mang thai có thể thấp hơn một chút, trong đó:

  • Mức huyết áp tâm thu thấp hơn 5 – 10 đơn vị
  • Mức huyết áp tâm trương giảm từ 10 – 15mmHg so với bình thường

Bà bầu không cần quá lo lắng quá vì điều này bác sĩ đã xác nhận hiện tượng huyết áp thấp khi mang bầu với phạm vi như trên là bình thường.

nguyen-nhan-benh-huyet-ap-thap

4. Những triệu chứng và dấu hiệu của huyết áp thấp

Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý nhưng ở người huyết áp thấp, cơn đau đầu nặng hơn nhiều. Đặc biệt, trong lúc phải hoạt động thể lực nhiều hoặc căng thẳng, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Cơn đau đầu có thể gặp ở mọi vị trí trên đầu nhưng nhiều nhất là phần đỉnh đầu.

Chóng mặt

Đây là triệu chứng hay gặp ở người bệnh khi thay đổi tư thế đột ngột, điển hình như đứng dậy nhanh sau khi ngồi quá lâu. Khi đó, sẽ cảm thấy choáng váng, mọi sự vật xung quanh giống như đang xoay vòng, khiến người bệnh không thể kiểm soát được. Tình trạng này lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống. Do vậy, cần cân nhắc kiểm tra khi thấy sự bất ổn từ cơ thể.

Ngất xỉu

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể có triệu chứng ngất xỉu, rơi vào trạng thái vô thức đột ngột. Nếu người bệnh không đề phòng sẽ dễ bị chấn thương đầu, xương khi ngất. Đặc biệt trong các tình huống di chuyển như: chạy bộ, đang đi xe,… mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao hơn.

Mất và kém tập trung

Huyết áp giảm cũng là một trong các yếu tố khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mất tập trung. Vì khi giảm huyết áp, lượng máu trong cơ thể không đủ cung cấp cho não bộ hoạt động bình thường. Đồng thời, gây ra thiếu hụt oxy cho những tế bào của não, làm cho bệnh nhân khó tập trung vào mọi việc.

Mờ mắt

Đối với bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nhưng không phát hiện và điều trị sớm thường dễ xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như mờ mắt hoặc một vài trường hợp nặng hơn có thể làm mất thính giác. Mặc dù các dấu hiệu này chỉ xuất hiện nhất thời và hết sau khi nghỉ ngơi nhưng chúng gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và các hoạt động của bệnh nhân.

Buồn nôn

Bệnh nhân bị hạ huyết áp thường xuyên có triệu chứng buồn nôn hoặc cảm thấy lợm giọng. Mặc dù, không quá nghiêm trọng nhưng việc này cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, cảm giác chán ăn và mệt mỏi ở người bị bệnh. Để khắc phục hiện tượng này, người bệnh có thể uống một ít nước chanh.

Da lạnh, nhợt nhạt

Khi hạ huyết áp, tay chân người bệnh thường tê cứng, cơ thể cảm giác lạnh cóng, da nhợt nhạt. Lý giải về hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng huyết áp giảm, dẫn tới thiếu máu và oxy cung cấp cho da nên thân nhiệt giảm. Để giảm bớt triệu chứng này, có thể uống một cốc nước nóng để giữ ấm cho cơ thể.

Nhịp tim nhanh – hơi thở nông

Huyết áp giảm làm lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu, đồng thời phổi và tim phải tăng cường hoạt động, hỗ trợ cho hô hấp. Do vậy, tim đập nhanh làm cho bệnh nhân thở nhanh, hơi thở ngắn. Dấu hiệu này đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh đang ở nơi đông người, không khí ngột ngạt.

Mệt mỏi

Dấu hiệu mệt mỏi thường xuất hiện khi bệnh nhân ngủ dậy. Tay chân rã rời, tinh thần uể oải khiến người bệnh cảm thấy thiếu sức sống, không muốn làm gì. Khi nghỉ ngơi, sức khỏe được hồi phục nhưng cuối ngày cơ thể tái diễn triệu chứng này (dù không hoạt động quá sức).

trieu-chung-huyet-ap-thap

Tìm hiểu về bệnh trĩ tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-nhung-dieu-can-biet.html

5. Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Nên ăn mặn hơn bình thường. Lượng muối nên ăn khoảng 10-15g/ngày ở người bệnh huyết áp thấp.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn, nhất là người thể trạng yếu, cân nặng nhỏ.
  • Cung cấp đầy đủ hàm lượng đạm. Không ăn quá nhiều trong một bữa ăn, cần phân chia thức ăn thành các bữa nhỏ sẽ giúp cơ thể dễ hấp thụ được nhiều chất và tiêu hóa nhanh chóng.
  • Dùng một số loại thức uống có khả năng nâng huyết áp như: coffee, trà sâm, trà gừng,…
  • Kiêng những thức ăn lợi tiểu trong thực đơn bữa ăn

Có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch ổn định, sức đề kháng tốt hơn. Do vậy, người bệnh nên thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học để phòng tránh huyết áp thấp, như:

  • Khi ngủ dậy nên dành 2 – 3 phút nằm trên giường, khi ngồi dậy, cũng nên chuyển động chậm, tránh bật dậy khi vừa thức giấc. Đồng thời, khi ngủ, nên nằm ở tư thế thoải mái, kê gối thấp, phần chân cao hơn.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi ngày).
  • Người mắc bệnh huyết áp thấp hay bị hoa mắt, chóng mặt khi đổi tư thế, nên khi ngồi dậy phải từ từ. Khi ngủ nên để đầu thấp, chân cao.
  • Người bệnh cũng cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và bình tĩnh. Tránh những xúc động mạnh như: sợ hãi, chán nản, lo lắng có thể làm huyết áp hạ.
  • Bệnh nhân nên tập thể dục thể thao đều đặn, mỗi ngày cần tập thể dục ít nhất 10-15 phút. Có thể bắt đầu từ những hoạt động nhẹ như: đi bộ, bóng bàn, cầu lông, rồi tăng lên như: bơi, bơi, điền kinh, tennis,…Nên tránh những môn dễ gây chóng mặt như: nhảy đu, nhào lộn,…
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp của mình bằng cách dùng máy đo huyết áp tại nhà hoặc tới các trung tâm y tế để kiểm tra và có biện pháp xử lý và hướng điều trị kịp thời.

6. Bệnh huyết áp thấp nên ăn gì, không nên ăn gì?

6.1 Bệnh huyết áp thấp nên bổ sung gì?

Thực đơn cho người huyết áp thấp là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người bệnh huyết áp thấp” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh huyết áp thấp

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu gây ra huyết áp thấp và mệt mỏi. Vì thế, người bệnh cần bổ sung thực phẩm có vitamin B12 như: thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa…

vitamin-b12

Tăng cường thực phẩm chứa sắt

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (thường gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn có nhiều sắt như: gan động vật, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương khô, rau rền, rau đay, quả lựu, táo…

Nên ăn thực phẩm nhiều folate (Vitamin B9)

Quá ít folate cũng có thể gây ra bệnh thiếu máu. Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu folate bao gồm: măng tây, đậu, rau xanh, trái cây họ cam quýt, trứng, gan,…

thuc-pham-giau-folate

Uống nhiều nước

Mất nước có thể gây giảm thể tích máu, khiến huyết áp giảm. Vì thế, người bị huyết áp thấp cần cung cấp đầy đủ nước, đảm bảo khoảng 2 lít/ngày. Đặc biệt trong trường hợp tập luyện hoặc làm việc ngoài trời nắng nóng nên bổ sung nhiều nước hơn để tránh cơ thể bị mất nước.

Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine

Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện cà phê chỉ làm tăng huyết áp tạm thời ở người không uống thường xuyên. Những loại thực phẩm và đồ uống khác có caffeine gồm: ca cao, sôcôla, trà, một vài loại nước ngọt và nước tăng lực.

6.2 Bệnh huyết áp thấp nên kiêng ăn gì?

  • Táo mèo: Đây là thực phẩm tốt cho người cao huyết áp nhưng lại không tốt cho người có huyết áp thấp.
  • Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa: Hai thực phẩm này gây giảm huyết áp, vì vậy người huyết áp thấp không nên ăn.
  • Cà rốt: chứa muối succinic có thể làm kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, không nên ăn nhiều.
  • Cà chua, mướp đắng: là thực phẩm có công dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp càng thấp hơn. Người bị huyết áp thấp ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện dấu hiệu hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.
  • Những thực phẩm có tính lạnh như: rau bina, cần tây, dưa hấu, hạt hướng dương, đậu đỏ, đậu xanh, tảo bẹ, hành tây đều có thể hạ huyết áp, vì vậy không nên ăn.
  • Rượu bia: khi mới uống bia, huyết áp sẽ tăng lên bởi rượu bia kích thích nhịp tim. Tuy nhiên nó lại gây mất nước và làm giãn mạch, nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi.

Huyết áp thấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh huyết áp thấp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh

Tham khảo thêm thông tin về bệnh viêm phế quản TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *