Những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp cao – Bạn có biết?

benh-cao-huyet-ap

Huyết áp cao (tăng huyết áp) là bệnh mạn tính gây nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Không những vậy, tăng huyết áp cũng được ví là “kẻ giết người thầm lặng” vì triệu chứng bệnh khó nhận biết. Vậy triệu chứng cao huyết áp là gì? Khi nào cần tầm soát huyết áp? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những thông tin về bệnh huyết áp cao trong bài viết này nhé

1. Bệnh huyết áp cao là gì?

Cao huyết áp là bệnh lý khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Cao huyết áp gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của những biến chứng tim mạch như: suy tim, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Những loại cao huyết áp phổ biến:

  • Cao huyết áp vô căn: bệnh này không có triệu chứng cụ thể, chiếm 90% các trường hợp
  • Tăng huyết áp thứ phát: Liên quan tới một số bệnh trên động mạch, thận, bệnh van tim và một vài bệnh nội tiết
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi có huyết áp tâm thu tăng mà huyết áp tâm trương bình thường
  • Tăng huyết áp khi mang thai, gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một vài nguy cơ bệnh tim mạch trong giai đoạn mang thai.

Khi bị bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong động mạch tăng, gây nhiều sức ép hơn đến những mô và khiến những mạch máu bị tổn hại dần dần theo thời gian.

Xem thêm: HOA QUẢ CHO NGƯỜI BỊ THIẾU MÁU, TRÁI CÂY GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE?

benh-cao-huyet-ap

2. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực của máu đến thành động mạch. Được xác định dựa vào 2 chỉ số (Huyết áp tâm trương/Huyết áp tâm thu)

  • Huyết áp tâm thu (giai đoạn tim co bóp đưa máu đi): Có chỉ số cao hơn do dòng máu trong động mạch đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có chỉ số thấp hơn do mạch máu lúc này không chịu áp lực tống máu từ tim.

Để trả lời câu hỏi “Huyết áp cao là bao nhiêu”. Những quốc gia, hiệp hội và nhà khoa học hàng đầu về tim mạch trên thế giới đã được nghiên cứu. Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của những bác sĩ chuyên khoa về tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới nhất của ESC năm 2018, tùy vào độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân ra như sau:

  • Huyết áp tối ưu: 120/80 mmHg trở xuống
  • Huyết áp bình thường: Trên 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường cao: Trên 130/85 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: Trên 140/90 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Trên 160/100 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 3: Trên 180/110 mmHg
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương 90 mmHg trở xuống
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trên 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương trên 80-89mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi huyết áp ở mức từ 140/90 mmHg trở lên sẽ được coi là cao huyết áp.

Xem thêm: TOP 10 LOẠI TRÁI CÂY TỐT CHO TIM MẠCH MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

benh-cao-huyet-ap-1

3. Nguyên nhân của bệnh huyết áp cao

  • Hầu hết các trường hợp huyết áp cao không rõ nguyên nhân, được gọi là cao huyết áp vô căn. Loại này thường do di truyền, phổ biến ở nam giới hơn.
  • Cao huyết áp thứ phát là hệ quả của các bệnh lý như: bệnh tuyến giáp, bệnh thận, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, rượu bia, thuốc lá, cocaine. Loại này chiếm từ 5 – 10% tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm những nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Với tăng huyết áp gây ra do công dụng không mong muốn của thuốc, sau khi dừng thuốc có thể mất vài tuần để huyết áp ổn định trở lại mức bình thường.
  • Cao huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng diễn ra sau khi thai được 12 tuần, nhưng kèm theo phù và đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể là do thiếu máu, nhiều nước ối, đa thai, mang thai con đầu lòng, thai phụ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hay đái tháo đường,…

4. Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Khi triệu chứng cao huyết áp phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh có thể dễ kiểm soát nhờ thay đổi trong ăn uống, lối sống và thói quen sinh hoạt

4.1. Chẩn đoán của bệnh cao huyết áp

  • Khám lâm sàng: Dựa trên những triệu chứng tăng huyết áp, khảo sát những yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh lý, đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.
  • Khám cận lâm sàng: điện tâm đồ, X-quang ngực, xét nghiệm nước tiểu, CT scan.

Những lưu ý khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp để có kết quả chính xác nhất:

  • Không dùng cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
  • Đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
  • Ngồi yên khoảng 5 phút trước khi kiểm tra.

4.2. Điều trị cao huyết áp

  • Dùng thuốc

Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp

  • Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp kiểm soát mức huyết áp hiệu quả. Qua đó, người bệnh cần có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, không lo âu, làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng thần kinh và lạnh đột ngột. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tăng cường các hoạt động thể chất như: đi bộ, vận động vừa phải.

  • Duy trì cân nặng lý tưởng

Nên giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) khoảng 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần giảm cân, đạt cân nặng lý tưởng.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh cao huyết áp nên ăn thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, gạo lứt, quả chín. Nên ăn những loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3 như: cá hồi, cá thu,…

Không ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, món kho, rim, muối, nước chấm mặn,… Không uống đồ uống có cồn: bia, rượu

Xem thêm: TOP 5 CÔNG THỨC LÀM SINH TỐ NƯỚC ÉP GIẢM CHOLESTEROL ĐƠN GIẢN 

5. Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?

  • Rau màu xanh

Những loại thực phẩm nhiều kali sẽ giúp cơ thể đạt tỷ lệ kali cao hơn với natri, nên giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này giúp cơ thể loại bỏ natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy huyết áp hạ xuống.

Những loại rau có lá màu xanh như: rau cải xoăn, củ cải xanh, rau diếp, rau xà lách, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau giàu kali.

rau-cao-huyet-ap

  • Những loại quả mọng

Những loại quả mọng, đặc biệt là việt quất dồi dào hợp chất tự nhiên là flavonoids. Một nghiên cứu chứng minh việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

Những loại quả mọng như: quả mâm xôi, dâu tây không khó tìm mua để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.

hoa-qua-cao-huyet-ap

  • Khoai tây

Trong thành phần khoai tây chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Đồng thời, trong củ khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần bữa ăn của gia đình.

  • Củ cải đường (củ dền)

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sức khỏe của người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép củ cải đường. Hơn nữa, thành phần nitrat trong nước ép củ cải đường còn giúp hạ huyết áp nhanh

  • Sữa không đường

Những loại sữa không đường là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo, cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, rất hữu ích trong việc hạ huyết áp.

  • Cháo bột yến mạch

Là thực phẩm giàu chất xơ, lượng chất béo và natri thấp, và rẻ nên cháo bột yến mạch được coi là một trong những thực phẩm rất phổ biến cho những người huyết áp cao.

Thời điểm tốt nhất ăn cháo bột yến mạch là buổi sáng, vì cháo bột yến mạch không chỉ có công dụng trong điều trị huyết áp cao mà còn là thực phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày làm việc.

  • Chuối

Nếu cần cung cấp kali cho cơ thể, không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thực phẩm nhiều kali tự nhiên như chuối sẽ tốt hơn so với những thực phẩm chức năng. Cắt quả chối thành các lát nhỏ rồi bỏ vào bát ngũ cốc và bát cháo bột yến mạch.

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết thêm nhiều thông tin về bệnh huyết áp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh

Xem thêm: Những thói quen ăn uống gây ung thư hại sức khỏe cần tránh ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *