Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần biết

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hoá, rất khó điều trị dứt điểm. Người bệnh thường bị làm phiền bởi những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hoá. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm đại tràng trong bài viết này nhé

1. Viêm đại tràng là bệnh gì?

Đại tràng hay ruột già, là ống cơ rỗng xử lý chất thải từ quá trình tiêu hóa của ruột non, loại bỏ nước và phần còn lại như phân qua hậu môn. Đại tràng nằm trong phúc mạc, một túi lớn chứa ruột, bên trong khoang bụng. Đây là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn và chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Chính vì thế, nơi này thường chứa nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là hiện tượng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều cấp độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, người bệnh xuất hiện những vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện những ổ loét, xuất huyết, hay có thể là các ổ áp xe ở đại tràng.

viem-dai-trang-la-gi

2. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh viêm đại tràng rất nguy hiểm nếu phát hiện muộn, cơ hội điều trị dứt điểm thấp, dễ tái phát và đặc biệt nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng cao. Theo một số nghiên cứu phát hiện rằng bệnh viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng khoảng 20 – 30% người bị viêm đại tràng đặc biệt nếu tình trạng bệnh kéo dài.

Bệnh nguy hiểm ở chỗ người bệnh tự ý mua thuốc về uống, không điều trị triệt để tới khi bệnh đến giai đoạn muộn mới khám giai đoạn mạn tính, lúc đó đại tràng bị teo nhỏ rất khó để điều trị.

Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng là bệnh viêm ruột chủ yếu ảnh hưởng tới niêm mạc của ruột kết. Bệnh tự miễn dịch này có quá trình tái phát và thuyên giảm, có nghĩa là những giai đoạn bùng phát được theo sau bởi những giai đoạn thuyên giảm.

Hiện tại, không có cách điều trị dứt điểm với bệnh viêm loét đại tràng. Những phương pháp điều trị y tế hiện nay có mục đích tăng khoảng thời gian giữa những đợt bùng phát và giúp triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Điều này có thể gồm dùng nhiều loại thuốc hoặc phẫu thuật.

Xem thêm thông tin về bệnh đái tháo đường TẠI ĐÂY

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng

Nhiễm khuẩn đường ruột

Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không vệ sinh, thức ăn chưa nấu chín hay do nguồn nước uống ô nhiễm. Những loại vi khuẩn (E. coli, Shigella, Salmonella), virus Rota, lỵ amip, sán và một vài loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố làm viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không điều độ: Hay bỏ bữa, ăn quá nhiều trong một bữa,… Ngoài ra, người thường xuyên ăn nhiều thực phẩm gây kích thích như: thực phẩm cay nóng, rượu bia… cũng có thể làm niêm mạc dạ dày, đại tràng bị tổn thương.

Căng thẳng, stress

Những người thường chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài… dễ làm nhu động ruột bị rối loạn, gây ra những cơn co thắt đại tràng.

Viêm đại tràng do lạm dụng kháng sinh

Bệnh xuất hiện có thể do một vài loại thuốc không kê đơn và kê đơn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), ipilimumab, mycophenolate và axit retinoic. Việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh hệ tiêu hóa.

Khi đó, hại khuẩn phát triển mạnh làm tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu dùng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu và dễ bị viêm nhiễm.

Các nguyên nhân khác

  • Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài kèm theo hiện tượng như: đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.
  • Một số bệnh lý về đường ruột: Những bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột, crohn… có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Nhiễm độc: Khi hóa chất thấm vào ruột già, có thể gây viêm và tổn thương. Một trong các trường hợp viêm niêm mạc đại tràng xuất phát từ nhiễm hóa chất mạnh như: vàng, thủy ngân, thạch tín… gây ra.

nguyen-nhan-bi-benh-dai-trang

4. Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng

Dấu hiệu viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có những biểu hiện tương ứng:

  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: đau bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu giống máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải rất dễ gây trụy tim mạch.
  • Viêm đại tràng cấp do nguyên nhân khác: đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có thể gây cứng bụng, tiêu chảy diễn ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy nhanh.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra những thể bệnh sau:

  • Thể tiêu lỏng và đau bụng: bệnh nhân thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì hết đau, một ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.
  • Thể táo bón và đau bụng: người bệnh táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, hay gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng bệnh nhân cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

Tìm hiểu về bệnh trĩ tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-tri-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-nhung-dieu-can-biet.html

5. Viêm đại tràng có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh viêm đại tràng có thể lây qua đường tiêu hóa. Bênh này thường phát sinh từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, có thể vì người bệnh ăn hoặc uống thức ăn chứa vi sinh vật gây bệnh.

6. Ai có nguy cơ dễ mắc viêm đại tràng?

Dựa vào các nguyên nhân, sau đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

Thường xuyên dùng thực phẩm mất vệ sinh: Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa nấu chín hay nguồn nước uống bị ô nhiễm thì đường ruột bị nhiễm khuẩn. Những loại vi khuẩn như: virus Rota, E. coli, lỵ amip, sán… xâm nhập vào cơ thể gây ra viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

Người hay bị căng thẳng, stress: Nếu chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, chế độ ăn uống không khoa học… sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm đại tràng.

Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao: Hai bệnh này có nguy cơ làm bệnh nhân mắc viêm đại tràng cao hơn người khác.

Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài gây nên tình trạng đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ làm bị viêm đại tràng cấp tính.

Có bệnh lý về đường ruột: Thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… có thể khiến tăng nguy cơ bị bệnh viêm đại tràng.

Lạm dụng thuốc tây: Nhất là lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có hại phát triển gây tổn thương đại tràng.

Người bị nhiễm độc: Những người làm việc và sinh hoạt trong môi trường nhiễm độc khiến dễ bị viêm đại tràng cấp.

Tham khảo thông tin về bệnh viên phế quản TẠI ĐÂY

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

cach-phong-ngua-viem-dai-trang

– Để phòng bệnh, phải vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt

  • Không ăn những loại thực phẩm chưa chín (gỏi, tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống…) và không uống nước chưa sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không uống nước đá không đảm bảo vệ sinh
  • Trong gia đình khi có người bị bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn những dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc bằng nước đun sôi. Phân người bệnh không để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn, nhất là ở nông thôn, miền núi
  • Phải rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần

– Không sử dụng kháng sinh kéo dài

– Điều trị tích cực khi mắc lao phổi

– Tránh căng thẳng và lo lắng thường xuyên

– Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao

– Có chế độ ăn uống điều độ và khoa học

8. Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì, không nên ăn gì?

8.1. Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

Thực đơn cho người viêm đại tràng là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Quả táo: Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, lượng chất xơ và đường fructose cao trong táo có thể khiến khó tiêu hóa trong thời kỳ bùng phát

Cá hồi: Cá hồi cung cấp dồi dào axit béo Omega-3, có lợi cho sức khỏe ngoài đường tiêu hóa

ca-hoi

Quả bí: Bí đao rất tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng. Tuy nhiên, trong thời gian bùng phát, một vài loại bí chứa nhiều chất xơ có thể làm bệnh nhân khó tiêu

Quả bơ: Đây là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và chất béo có lợi cho sức khỏe mà bệnh nhân viêm đau đại tràng nên ăn

Một số thực phẩm lên men: gồm sữa chua, có chứa lợi khuẩn hoạt động. Những vi khuẩn “tốt” trong thực phẩm có thể hỗ trợ tiêu hóa

Bột yến mạch: Bột yến mạch không có thêm hương liệu sẽ dễ tiêu hóa hơn so với các dạng ngũ cốc

Ngũ cốc tinh chế: Tốt nhất bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn bánh mì và ngũ cốc làm từ ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt sẽ khó tiêu hóa hơn cho bệnh nhân viêm đại tràng. Một vài loại bánh mì và những sản phẩm ngũ cốc được bổ sung thêm khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe

Trứng: Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm cả việc bổ sung omega-3. Trứng thường dễ tiêu hóa nên tốt cho chế độ ăn khi bị viêm đại tràng

Bổ sung nhiều nước: người mắc những bệnh như viêm đại tràng cần uống thêm nhiều nước, vì tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước. Tránh dùng ống hút vì có thể dẫn tới nuốt phải không khí và gây đầy hơi.

8.2. Bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?

Caffeine: Mặc dù không có nhiều tài liệu về tác động của caffeine đối với những triệu chứng viêm đại tràng, nhưng trong một cuộc khảo sát năm 2013 với 442 người bị viêm đại tràng đã phát hiện rằng 22% số người mắc bệnh cho biết caffeine làm các triệu chứng trở nên xấu hơn. Caffeine là thành phần trong cà phê, soda, trà và socola.

caffeine

Những sản phẩm từ sữa: Mặc dù không phải tất cả những người viêm đại tràng xuất hiện triệu chứng nặng hơn khi sử dụng sữa, nhưng những người không dung nạp lactose nên tránh sử dụng sữa.

Rượu: có thể gây ra tiêu chảy ở một số người bệnh.

Đồ uống có ga: Một vài loại nước ngọt và bia có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và đầy hơi. Nhiều đồ uống có ga chứa đường, caffein hoặc chất làm ngọt nhân tạo, làm gia tăng thêm các triệu chứng.

Thực phẩm nhiều chất xơ: như trái cây, quả mọng, đậu Hà Lan và các loại đậu. Nếu tiêu thụ với lượng lớn gây ra đau bụng, đầy hơi và làm tăng số lần đi ngoài.

Bỏng ngô: người bệnh viêm đại tràng thường khó tiêu hóa thực phẩm này, tương tự như những loại hạt và quả hạch khác.

Khoai tây: Có chứa glycoalkaloids, phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào của ruột. Các chất này có trong vỏ và khoai tây chiên nhiều hơn khoai tây nướng hay luộc.

Thực phẩm chứa lưu huỳnh hoặc sulfit: Sản sinh nhiều khí gây tình trạng chướng bụng. Một vài loại thực phẩm này gồm: bia, rượu, hạnh nhân, đậu phộng, nho khô, đậu nành, bánh mì và những loại thịt chế biến sẵn.

Thịt mỡ: Trong giai đoạn bùng phát, đường ruột không hấp thụ được hết chất béo từ thịt, việc này làm các triệu chứng trầm trọng hơn.

Các loại hạt: nó có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Khi bệnh nhân đang trong giai đoạn bùng phát, ngay cả bằng một lượng nhỏ cũng có thể gây nên các triệu chứng.

Đường fructose: Cơ thể người bị viêm đại tràng thường không có khả năng hấp thụ tốt đường fructose như bình thường. Nếu dùng sẽ gây ra đầy hơi và tiêu chảy. Kiểm tra thành phần của một vài thực phẩm như: mật ong, nước trái cây, và mật đường trước khi dùng vì tất cả đều chứa fructose.

Rau củ quả chưa nấu chín: Đây là các thực phẩm thường chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa trong gia đoạn bùng phát, gây đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Những người viêm đại tràng nên ăn rau nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống.

Thực phẩm cay: Đối với người bị viêm đại tràng, đồ ăn cay và nóng có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng giai đoạn bùng phát.

Gluten: Đây là thành phần trong lúa mì và lúa mạch.

Chất nhũ hóa thực phẩm: nó bao gồm carboxymethylcellulose và polysorbate-80, được những nhà sản xuất thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và có thể khiến trầm trọng thêm những triệu chứng

Viêm đại tràng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm đại tràng. Chúc các bạn có sức khỏe dồi dào

Xem thêm thông tin về bệnh máu nhiễm mỡ tại https://trangvangnongnghiep.net/mau-nhiem-mo-nguyen-nhan-trieu-chung-va-nhung-thong-tin-can-biet.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *