Hệ tiêu hóa là gì? Những điều cần biết về hệ tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa được thiết kế để tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và cơ thể dùng các chất dinh dưỡng này để sản sinh năng lượng, phát triển và sửa chữa các tế bào. Hệ tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ được. Nó đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp hấp thu và sử dụng những chất dinh dưỡng. Vậy hệ tiêu hóa có cấu tạo thế nào, hoạt động ra sao và có những chức năng gì? Hãy cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về hệ tiêu hóa trong bài viết này nhé.

1. Hệ tiêu hóa là gì?

  • Hệ tiêu hóa là hệ thống bao gồm các cơ quan trong cơ thể có vai trò lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm, sau đó chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng. Cuối cùng là đưa chất thải ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa gồm 2 bộ phận là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
  • Hệ tiêu hóa tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nhờ hệ tiêu hóa, chất dinh dưỡng ở dạng thô được chuyển hóa thành dạng đơn giản có thể hấp thụ qua thành ống tiêu hóa vào máu. Đồng thời, chất cặn bã được thải ra bên ngoài.

Xem thêm: Điều trị bệnh tiêu hóa hiệu quả với Đông trùng hạ thảo

2. Các cơ quan của hệ tiêu hóa

2.1. Ống tiêu hóa

Miệng

Đây là bộ phận đầu tiêu trong đường tiêu hóa. Miệng chứa nhiều bộ phận có vai trò về tiêu hóa cũng như phát âm gồm: răng, lưỡi và tuyến nước bọt.

Thực tế, quá trình tiêu hóa bắt đầu diễn ra tại đây khi ăn và tiến hành nhai để chia nhỏ thức ăn, hỗ trợ quy trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Trong khi, nước bọt hòa lẫn cùng thức ăn để thực hiện chuyển hóa tinh bột sang đường đơn.

Họng

Cổ họng là vị trí tiếp theo thức ăn đi qua khi di chuyển từ miệng đến họng và đi tiếp đến thực quản.

Thực quản

  • Thực quản là ống cơ bắt đầu từ hầu họng đến dạ dày. Độ dài của thực quản khoảng 25 – 30 cm có dạng hình dẹt do thành thực quản áp sát nhau. Khi nuốt thức ăn thì thực quản sẽ có dạng hình ống. Giữa thực quản và dạ dày là cơ vòng thực quản dưới. Đây được coi là một cái van có nhiệm vụ giữ thức ăn lại dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.
  • Thực quản khá di động và dính với các tạng xung quanh bằng cấu trúc tương đối lỏng lẻo. Nó có vai trò đưa thức ăn vào dạ dày bằng các cơn co hay còn gọi là nhu động. Những cơ bên trong họng co lại kết hợp sự nâng lên của thực quản giúp đẩy thức ăn từ miệng tới thực quản. Sau đó, các cơ ở thực quản giãn ra nhằm đón phần thức ăn này.
  • Các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa sẽ không cần đến hoạt động trên mà tự rơi xuống dạ dày. Đối với loại thức ăn cứng, khó tiêu hóa sẽ di chuyển bên trong thực quản bằng sóng nhu động chậm cùng trọng lượng của thực phẩm.

Dạ dày

  • Dạ dày còn được gọi là bao tử, là đoạn phình ra trong ống tiêu hóa hình chữ J. Phần trên của dạ dày nối với thực quản nhờ lỗ tâm vị, phía dưới dạ dày nối với tá tràng bằng lỗ môn vị. Nhờ có khả năng dự trữ, nghiền nhỏ thức ăn thấm dịch vị cùng sự co bóp của cơ trơn. Cùng với đó là sự phân hủy thức ăn bằng hệ enzym tiêu hóa dịch vị có nồng độ pH thích hợp trên lớp niêm mạc.
  • Dạ dày có liên hệ phức tạp, chặt chẽ với các cơ quan khác bên trong khoang bụng có cấu tạo bằng lớp cơ chắc chắn, nên khả năng co bóp mạnh mẽ và chứa khoảng 4.6 – 5.5 lít nước.
  • Dạ dày có cấu tạo gồm: tâm vị, thân vị, đáy vị, môn vị, thành trước, thành sau của dạ dày, bờ cong vị bé và vị lớn. Vai trò đầu tiên của dạ dày là co bóp, nghiền nhỏ, trộn đều để thức ăn ngấm acid dịch vị. Vai trò thứ 2 là phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa bên trong dịch vị.

Ruột non

Ruột non của hệ tiêu hóa dài khoảng 6m và là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa. Khi đến ruột non, thức ăn sẽ tiếp tục bị phân hủy bởi các enzym tiết ra từ tuyến tụy và mật ở gan. Mật là 1 hợp chất giúp cơ thể có thể tiêu hóa được chất béo và loại bỏ những chất thải ra từ máu.

Nhu động ruột có vai trò quan trọng trong ruột non bởi chúng hỗ trợ di chuyển thức ăn đi hết chiều dài ruột non cũng như trộn thức ăn vào dịch tiêu hóa. Tá tràng có vai trò hỗ trợ cho quá trình phân hủy thức ăn. Tiếp đến, hỗng tràng và hồi tràng giữ chức năng hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu. Ba bộ phận có vai trò quan trọng hỗ trợ dạ dày và ruột non tiêu hóa thực phẩm gồm:

  • Tuyến tụy: có nhiều chức năng khác nhau, tiết enzyme cho ruột non giúp phân hủy protein, chất béo và carbohydrate trong thức ăn.
  • Gan: giữ nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa đó là tiết dịch mật và lọc máu có chứa chất dinh dưỡng vừa hấp thụ được từ ruột non.
  • Túi mật: là 1 loại túi chứa dịch mật hình giống quả lê nằm bên dưới gan. Nó tạo ra trong gan và nếu cần lưu trữ thì sẽ chuyển sang túi mật nhờ vào ống mật. Khi ăn, túi mật sẽ co bóp giúp đẩy dịch mật tới ruột non.

Đại tràng

  • Đây là ống cơ có chiều dài khoảng 1.5 – 1.8m, nối giữa manh tràng và trực tràng. Xếp theo thứ tự từ trên xuống, khung đại tràng gồm: manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma.
  • Phân hay chất thải sót lại sau quá trình tiêu hóa sẽ được đưa tới đại tràng nhờ nhu động ruột, đầu tiên là ở dạng lỏng và chuyển sang dạng rắn khi nước được tách khỏi phân. Thông thường, thời gian để phân đi tới đại tràng khoảng 36 giờ.
  • Thành phần trong phân chính là mảnh vụn của thức ăn và vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này có vai trò tổng hợp vitamin, giải quyết chất thải và cặn thức ăn, bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn có hại.

Trực tràng

Trực tràng dài khoảng 20cm, nối đại tràng và hậu môn. Trực tràng giữ vai trò nhận phân của đại tràng và kích thích dây thần kinh truyền thông tin cho đại não báo hiệu cần đi đại tiện. Bộ não sẽ quyết định có đi đại tiện hay không. Nếu có thì cơ vòng giãn ra để tống phân ra ngoài. Nếu không thì cơ thắt và trực tràng sẽ làm việc để xua tan cảm giác muốn đi đại tiện tạm thời.

Hậu môn

Đây là phần cuối của đường tiêu hóa có cấu tạo bằng cơ sàn chậu và 2 cơ thắt hậu môn. Hậu môn có chức năng đựng và thải phân, cùng với đó là tiết dịch nhầy bôi trơn giúp phân có thể di chuyển ra bên ngoài cơ thể nhanh và dễ dàng hơn.

2.2. Tuyến tiêu hóa

Tuyến nước bọt

Có chức năng làm ướt, làm mềm, trơn thức ăn để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Có 3 đôi tuyến nước bọt gồm: đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm, đôi tuyến dưới lưỡi.

Tuyến dạ dày

Tuyến này ở thành dạ dày, tiết dịch vị đổ vào khoang dạ dày. Cụ thể là: acid chlohydrid, chất kiềm, men pepsin.

Tuyến tụy

Tuyến tụy giữ nhiều chức năng trong hoạt động của cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tuyến tụy tiết ra enzyme vào ruột non để phân hủy chất béo, protein, carbohydrate. Ngoài ra, tuyến tụy cũng tiết ra bicarbonate có công dụng trung hòa axit thoát ra khỏi dạ dày

Gan – hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Gan sản sinh ra mật, được lưu trữ trong túi mật và được giải phóng vào ruột non để phân hủy chất béo.

cac-co-quan-cua-he-tieu-hoa

Xem thêm: Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

3. Chức năng của hệ tiêu hóa

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với con người là rất quan trọng. Chức năng hệ tiêu hóa gồm: tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, miễn dịch và thải độc.

3.1. Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng

Chức năng đầu tiên của hệ tiêu hóa chính là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Quá trình này mất tương đối nhiều thời gian vì thức ăn sẽ lần lượt đi qua các cơ quan của hệ tiêu hóa.

3.2. Hệ tiêu hóa có chức năng miễn dịch

Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến chức năng miễn dịch của hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hệ tiêu hóa quyết định tới 70% hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có tới 95% vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa.

3.3. Hệ tiêu hóa có chức năng thải độc

Lớp niêm mạc đường ruột có 30 triệu nhung mao. Dưới nhung mao này là các vi nhung mao. Với khoảng 40 – 50 mét vuông bề mặt, nhung mao cùng các vi khuẩn đường ruột tạo thành lớp màng lọc. Lớp màng này chỉ cho những chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đi qua, cản vi khuẩn có hại và chất độc lại để đào thải ra ngoài.

chuc-nang-he-tieu-hoa

Xem thêm: Những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp cao – Bạn có biết?

4. Thực phẩm giúp tiêu hóa tốt

Sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh, là lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, có vai trò cải thiện tiêu hóa và giữ hệ đường ruột khỏe mạnh. Probiotic giúp giải quyết những vấn đề về tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Tuy vậy, không phải tất cả sữa chua đều có chứa men vi sinh

Táo

Táo là loại quả có nguồn pectin phong phú, là một chất xơ hòa tan. Pectin giúp tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa, thường được dùng để chữa táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được chỉ ra có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và viêm trong ruột kết.

Thì là

Thì là thường được dùng để tăng thêm hương vị cho thực phẩm. Chất xơ trong thì là giúp ngừa táo bón và cải thiện tiêu hóa. Đồng thời, thì là chứa chất chống co thắt giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng.

thi-la

Kefir (Nấm sữa)

Nấm sữa là loại đồ uống lên men vi sinh giống sữa chua, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nấm sữa giúp gia tăng lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe hơn, cải thiện hệ tiêu hóa và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Hạt chia

Hạt chia là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi nạp vào cơ thể, hạt chia tạo ra một chất giống gelatin trong dạ dày. Chất này hoạt động như prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột.

hat-chia

Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, có chứa enzyme tiêu hóa gọi là papain. Papain hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein. Papain cũng có thể làm giảm những triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS) như táo bón và đầy hơi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt gồm: yến mạch, bánh mì nguyên cám, quinoa,… Để được coi là ngũ cốc nguyên hạt, chúng phải có 100% nhân gồm cả cám, mầm và nội phôi nhũ. Chất xơ trong các loại ngũ cốc này giúp giúp cải thiện tiêu hóa theo hai cách:

  • Đầu tiên, bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân, giúp giảm táo bón
  • Thứ hai, một vài sợi ngũ cốc hoạt động như prebiotic và giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột

Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn chất xơ dồi dào. Trong 136 gram củ cải có đến 3,4 gram chất xơ. Chất xơ bỏ qua quá trình tiêu hóa và đi tới đại tràng. Ở đây, chúng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi hoặc bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân, nhằm cải thiện tiêu hóa. Có một số cách phổ biến giúp bổ sung củ cải vào cơ thể như: sinh tố, làm salad,…

Gừng

Gừng là thực phẩm trong Đông y giúp cải thiện tiêu hóa và ngừa buồn nôn. Nhiều phụ nữ mang thai dùng gừng để trị ốm nghén. Bằng cách di chuyển thức ăn từ dạ dày tới ruột non nhanh hơn, gừng giúp giảm triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày.

Kim chi

Kim chi làm từ bắp cải lên men, chứa các men vi sinh, có lợi cho quá trình tiêu hóa và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột kết. Quá trình lên men kim chi càng lâu, nồng độ men vi sinh càng nhiều. Kim chi cũng chứa nguồn chất xơ phong phú, đẩy nhanh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.

kim-chi

Rau màu xanh đậm

Rau xanh là nguồn chất xơ không hòa tan tuyệt vời. Chất xơ này được bổ sung vào phân trong quá trình tiêu hóa có công dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa. Rau xanh cũng là nguồn magiê tốt, giúp làm giảm táo bón bằng cách cải thiện những cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa. Một số loại rau xanh đậm điển hình gồm: rau bina, cải Brussels, súp lơ xanh,…

Dưa bắp cải

Dưa bắp cải chứa men vi sinh trong quá trình lên men. Một nghiên cứu chứng minh rằng, trong 71 gram dưa bắp cải có thể có đến 28 chủng vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, dưa bắp cải giúp các enzyme phân hủy chất dinh dưỡng thành những phân tử nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn.

Cá hồi

Cá hồi là nguồn axit béo omega-3 dồi dào, giúp giảm viêm trong cơ thể. Người bị bệnh viêm ruột dẫn đến không nạp được thực phẩm và gây các rối loạn tiêu hóa. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và nâng cao hệ tiêu hóa.

ca-hoi

Nước hầm xương

Gelatin có nguồn gốc từ những axit amin glutamine và glycine, có trong nước hầm xương. Các chất này liên kết cúng chất lỏng trong đường tiêu hóa để giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Glutamine bảo vệ hoạt động thành ruột, cải thiện tình trạng rò rỉ ruột và các bệnh viêm ruột khác.

Bạc hà

Dầu bạc hà được chứng minh có công dụng cải thiện vấn đề về tiêu hóa. Dầu chứa một hợp chất là menthol, có thể làm giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích (IBS) như: đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và những vấn đề về nhu động ruột. Đồng thời, dầu có công dụng thư giãn trên những cơ của đường tiêu hóa, nâng cao tiêu hóa. Dầu bạc hà cũng làm giảm chứng khó tiêu bằng cách đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa có rất nhiều cơ quan, nhưng chúng phối hợp cùng nhau rất nhịp nhàng trong việc tiếp nhận và xử lý thức ăn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về hệ tiêu hóa.

Xem thêm: Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *