Hệ miễn dịch là gì? Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với cơ thể con người. Nếu không có hệ miễn dịch thì cơ thể dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Vai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng. Nếu hệ miễn dịch gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn tới một số bệnh lý liên quan đến miễn dịchsức đề kháng. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trong bài viết này nhé

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống phức tạp gồm các mô, tế bào và một số cơ quan trong cơ thể người. Hệ miễn dịch có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… vào cơ thể, đồng thời tấn công lại những tác nhân này nếu chúng xâm nhập, bằng cách tấn công trực tiếp hay gián tiếp vào chúng

Vì vậy, hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng với con người. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc mất chức năng thì cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có thể dẫn tới bệnh tật và tử vong.

he-mien-dich-la-gi

2. Các loại miễn dịch của cơ thể

  • Miễn dịch bẩm sinh: là cơ chế miễn dịch có sẵn trong cơ thể khi vừa mới chào đời. Đây được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, gồm da, niêm mạc, màng nhầy. Nó có nhiệm vụ ngăn những chất độc hại xâm nhập vào thể
  • Miễn dịch chủ động: hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc tiêm vaccine
  • Miễn dịch thụ động: có được nhờ chuyển những kháng thể hoặc những tế bào lympho từ cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang. Ví dụ, trẻ sơ sinh khi mới chào đời sẽ nhận kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ khi cho con bú. Một số người có miễn dịch thụ động khi nhận các chế phẩm từ máu chứa kháng thể. Tuy nhiên, điểm trừ của miễn dịch thụ động là thời gian có tác dụng chỉ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Xem thêm: HOA QUẢ CHO NGƯỜI BỊ THIẾU MÁU, TRÁI CÂY GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE?

3. Vai trò của hệ miễn dịch

Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

Miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi, “những kẻ xâm lược” làm con người mắc bệnh gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp nơi như trong nhà, nơi làm việc và ngoài môi trường. Phản ứng miễn dịch diễn ra như sau:

  • Bước 1: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra rào cản ngăn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Bước 2: Khi chúng có thể vượt qua được hàng rào, hệ miễn dịch sẽ sản sinh tế bào bạch cầu, cũng như những hóa chất và protein khác để tấn công và phá hủy những yếu tố có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ tìm và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Nếu thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn để kìm hãm, không để cho mầm bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận được hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy chức năng cần thiết để loại bỏ những yếu tố gây bệnh này. Nếu hoạt động bình thường, hệ thống phòng thủ này có thể chặn các vấn đề về sức khỏe từ cảm lạnh thông thường đến bệnh ung thư nguy hiểm.

Tạo ra kháng thể để chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra rất nhiều kháng thể trong lần đầu tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng phòng chống chúng trong tương lai. Đưa mầm bệnh đã được làm yếu vào cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy vậy, hệ miễn dịch sẽ kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến sức khỏe yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và một số loại ung thư.

vai-tro-he-mien-dich

Xem thêm: NHỮNG TÁC DỤNG CỦA YẾN MẠCH MANG LẠI CHO SỨC KHỎE

4. Cách duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Không có thuốc hay chất bổ sung nào có công dụng để tăng cường miễn dịch. Thay vào đó, thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch, ví dụ như:

Tập thể dục thường xuyên

Lười vận động không chỉ làm cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì vậy, chỉ cần các bài tập thể dục nhẹ nhàng: như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích tế bào bạch cầu hoạt động tốt, giải phóng hormone endorphin có khả năng làm giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, qua đó cải thiện khả năng miễn dịch.

Có thói quen ăn uống lành mạnh

Thừa cân sẽ làm sức khỏe và hệ miễn dịch con người giảm xuống. Do vậy, dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Ngủ đủ giấc sẽ cải thiện miễn dịch

Ngủ giúp ngăn những tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ bị bệnh hơn. Có giấc ngủ sâu và đủ được coi là liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể người.

Giảm Stress, căng thẳng

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone như: cortisol và adrenaline làm yếu chức năng miễn dịch. Căng thẳng trong thời gian dài khiến con người dễ mắc bệnh từ thông thường đến nghiêm trọng, gồm tim mạch và tăng huyết áp. Thiền hoặc tập yoga là cách giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống.

Không sửu dụng quá nhiều rượu bia và chất kích thích

Uống rượu với lượng nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của tế bào bạch cầu, làm suy giảm sức đề khángsuy yếu hệ miễn dịch cơ thể.

Sống hạnh phúc, tinh thần thoải mái

Người có đời sống tinh thần với tình bạn, tình yêu đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu chỉ ra mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA), sẽ tăng hơn ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều và lành mạnh. Sống hạnh phúc hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách làm giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh một cách tự nhiên mà không cần uống bất kỳ loại thuốc nào.

mien-dich-khoe-manh-1

Xem thêm: KHÔNG NÊN BỎ QUA 3 MÓN ĂN GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU HIỆU QUẢ CHO BẠN

5. Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch

Trái cây có múi giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trái cây có múi giàu vitamin C. Vitamin C được coi là làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng cường miễn dịch. Hầu như các loại trái cây họ cam quýt đều có nhiều vitamin C. Các loại trái cây có múi phổ biến gồm: Bưởi, quýt, cam, chanh…

trai-cay-co-mui

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ cũng là thực phẩm giàu vitamin C, thậm chí nhiều hơn cả những loại trái cây có múi. Đây cũng là nguồn cung cấp beta-caroten phong phú. Bên cạnh việc tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin C còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Beta carotene sẽ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp đôi mắt sáng và tốt cho làn da.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể để giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đây là nguồn cung cấp nhiều vitamin A, C, E, chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác. Súp lơ xanh là loại rau lành mạnh nhất có thể cho vào bàn ăn của mình. Khi chế biến giữ được nhiều nhất nguồn vitamin và khoáng chất này. Hấp là phương pháp tốt nhất giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn trong thực phẩm.

Tỏi

Tỏi được tìm thấy trong hầu hết các nền ẩm thực toàn thế giới. Tỏi có giá trị trong việc chống lại nhiễm trùng. Nó cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và nhiều nghiên cứu còn chỉ ra tỏi có công dụng làm giảm huyết áp.

Gừng

Gừng là thành phần được nhiều người dùng sau khi ốm dậy. Nó có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Gừng cũng có thể làm giảm buồn nôn, giảm đau mãn tính, thậm chí còn làm giảm cholesterol.

Cải bó xôi

Cải bó xôi (hay rau bina) không những giàu vitamin C mà còn có nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene. Những chất này đều có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng trong cơ thể. Tương tự như súp lơ xanh, cải bó xôi tốt nhất khi nấu càng ít để giữ lại chất dinh dưỡng có trong rau.

cai-bo-xoi

Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E. Việc ngừa và chống lại cảm lạnh, vitamin E có xu hướng thay thế vitamin C. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa mạnh này còn là chìa khóa cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin E tan trong chất béo. Điều này có nghĩa là phải có chất béo để vitamin E hấp thu đúng cách.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương có rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm magie, phốt pho, vitamin B6 và vitamin E. Vitamin E rất quan trọng trong điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch. Những loại thực phẩm khác chứa lượng vitamin E cao gồm bơ, rau lá xanh đậm…

Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây khác có nhiều vitamin C. Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có công dụng chống viêm. Ngoài ra, đu đủ còn chứa lượng lớn kali, magiê và folate… Tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe, miễn dịch.

Kiwi

Giống đu đủ, kiwi tự nhiên có rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm kali, folate, vitamin K và vitamin C. Những chất dinh dưỡng này giúp miễn dịch hoạt tốt hơn.

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết thêm những thông tin về miễn dịch và cách để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúc các bạn luôn có sức khỏe thật tốt

kiwi

Xem thêm: KHÁM PHÁ NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA VỎ BƯỞI TỐT CHO SỨC KHỎE

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *