Thảo dược là những loại cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên được dùng để điều trị hoặc hỗ trợ trị bệnh. Người ta có thể lấy bất kì phần nào trên cây như: lá, thân, hoa, rễ, cành ở dạng tươi hoặc đã qua chế biến, chiết dịch làm thảo dược. Hãy cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu các loại bột thảo dược từ thiên nhiên – lành tính, tốt cho sức khỏe trong bài viết này nhé.
1. Nguồn gốc của thảo dược thiên nhiên
- Thảo dược được coi là “chìa khóa vàng” trong việc bảo vệ sức khỏe của con người qua hàng ngàn năm nay. Thảo dược đã có từ rất lâu ở mọi nền văn hóa.
- Tại Việt Nam, các vị lương y đã dùng thảo dược ngay từ thời xa xưa với hai loại thuốc chính là thuốc Bắc – loại cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc Nam – chủ yếu sử dụng cây cỏ trong đất nước của mình.
- Đa phần thảo dược trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã sử dụng hoặc dựa vào các bài thuốc gia truyền đáng tin cậy.
- Thảo dược được sản xuất từ các loại cây trong thiên nhiên, không có chất phụ gia hay chất tạo mùi, chất điều hướng như trong nhiều loại thuốc khác nên rất an toàn, lành tính cho người bệnh.
Xem thêm: Bột ngũ cốc từ các loại hạt – Dinh dưỡng cho sức khỏe mỗi ngày
2. Tại sao bột thảo dược thiên nhiên được dùng nhiều hơn thuốc Tây Y
- Dùng thuốc Tây quá nhiều khiến cơ thể gặp tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, bột thảo dược thiên nhiên lại có công dụng rất tốt trong việc thay thế những loại thuốc Tây làm bạn mệt mỏi.
- Việc dùng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Gan và thận là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và đào thải các loại thuốc này sau khi đã hết tác dụng dược lý. Nên hai cơ quan này bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm nhanh chóng.
- Mặc dù có nhiều loại thuốc chữa bệnh tác dụng nhanh, hiệu quả nhưng con người lại ưa chuộng dùng thảo dược thiên nhiên để phòng tránh và điều trị bệnh. Để tiện cho việc sử dụng, người ta đã sản xuất thành công nhiều loại thuốc chữa bệnh từ thảo dược tự nhiên, hiệu quả tuy không mạnh mẽ bằng thuốc Tây hay thuốc biệt dược nhưng an toàn cho sức khỏe vì nó không hoặc rất ít gây ra tác dụng phụ cho cơ thể con người.
- Những loại thuốc Tây Y thường có công dụng nhanh chóng và hiệu quả trong việc trị bệnh.Tuy nhiên, thuốc tây y là con dao hai lưỡi cho sức khỏe con người. Khi dùng thuốc trong thời gian dài hoặc liều lượng cao sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là chức năng gan và thận. Chính vì thế mà những người bắt buộc phải dùng thuốc và dùng trong thời gian kéo dài đều tin tưởng các thảo dược thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh trầm cảm là bệnh gì? Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?
3. Công dụng của bột thảo dược cho sức khỏe
- Hầu hết các loại thảo dược tự nhiên đều đã được kiểm chứng công dụng từ lâu, đã được sàng lọc và đưa ra các công thức nhất định.
- Vì những thảo dược này có nguồn gốc từ thiên nhiên nên công dụng chữa bệnh thường thấp hơn so với thuốc tây y và phải kiên trì dùng đều đặn trong thời gian dài mới thấy hết được tác dụng của nó. Những bài thuốc đông y dùng thảo dược thiên nhiên có thể dùng trong một thời gian dài mà không hề gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tạo ra hiện tượng kháng thuốc, phản ứng với thuốc như khi dùng thuốc tây.
- Nhiều loại thảo dược còn có công dụng cân bằng âm dương trong cơ thể. Thông thường chúng được dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, nguy hiểm, nhưng cũng có nhiều loại thảo mộc có công dụng điều trị bệnh cấp tính, hiệu quả rất tốt.
- Các loại thảo dược chữa bệnh này đều có sẵn trong tự nhiên, dễ kiếm hoặc dễ trồng. Giá thành lại rẻ hơn nhiều so với thuốc tây y. Nhược điểm của thảo dược chính là những công đoạn cầu kỳ khi dùng. Những loại thuốc thảo dược khi thu hái về thường không dùng được ngay mà phải trải qua quá trình sơ chế, sấy khô, sao vàng trên lửa,… Hơn nữa, việc dùng thảo dược để chữa bệnh cần phải kiên trì mới thu được kết quả.
Xem thêm: Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
4. Các loại bột thảo dược từ thiên nhiên an toàn, lành tính, tốt cho sức khỏe
4.1. Bột tam thất
- Tam thất là loại cỏ nhỏ, họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đây là cây thảo ưa nơi có bóng râm và ẩm mát, thường mọc trên những vùng núi cao từ 1.500m. Tại Việt Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,… là nơi xuất hiện nhiều tam thất nhất.
- Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ tam thất thường được rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, rồi sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
- Theo phân tích, trong rễ cây tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, như saponin (4,42–12%), ginsenosid như: Rd, Re, Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
- Trong rễ cây tam thất chứa tinh dầu (α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn chứa flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, daucosterol, stigmasterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ. Chứa các axit amin và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất arasaponin A, arasaponin B
- Theo y học cổ truyền, tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, nên rất hiệu quả để cầm máu, giảm đau, giảm sưng tấy
- Tam thất nhiều nơi gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm. Cây tam thất là một trong những vị thuốc quý của Việt Nam. Củ tam thất tươi được phơi, sấy khô, trải qua công đoạn sơ chế tỉ mỉ mới tạo ra bột tam thất.
Cách sử dụng bột tam thất
Bột tam thất có thể ngâm mật ong hoặc pha trà uống để bồi bổ sức khỏe. Người gầy, sức khỏe kém uống 2-3 ngày/lần. Dưới đây là một vài cách uống bột tam thất hiệu quả, được áp dụng phổ biến:
Pha trà bột tam thất với nước ấm
Lấy 1-2 thìa cà phê bột tam thất pha vào nước ấm uống, uống như trà mỗi ngày. Trà tam thất giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, sức khỏe. Liệu trình sẽ uống 1 tuần rồi nghỉ 1 tuần, hoặc uống 2 tuần, nghỉ 2 tuần. Vì tam thất có tính nóng, nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Uống bột tam thất với mật ong
Vị đắng, tính ôn của tam thất khi kết hợp với vị ngọt của mật ong giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ trị ung thư, bệnh thiếu máu.
Cách dùng bột tam thất với mật ong như sau: Cho mật ong vào lọ trước, sau đó mới cho bột tam thất vào, để tránh vón cục. Không nên cho quá nhiều bột, hãy cho lượng nhỏ, khuấy đều liên tục, sau đó mới cho thêm dần bột tam thất
Dùng bột tam thất hầm canh, súp
Bột tam thất nấu canh, hầm súp là món ăn rất tốt cho người thể trạng yếu, ốm vặt, sức đề kháng yếu.
Cách hầm bột tam thất: Lấy 1 – 2 thìa cà phê bột tam thất khoảng 1-3g cho vào thực phẩm sống (chim cút, chim bồ câu, tim lợn,…). Trộn nguyên liệu trước khi cho vào nồi hầm, thêm rau củ, gia vị vừa ăn. Nấu súp như bình thường
4.2. Bột nghệ đen
- Nghệ đen còn có tên gọi tên khoa học Curcuma caesia. Nó là một loại thảo dược lâu năm với thân rễ có màu xanh đen. Cây này có nguồn gốc từ Đông Bắc và Trung Ấn Độ. Nghệ đen thuộc họ gừng (Zingiberaceae) gồm 70 loài thảo mộc thân rễ lâu năm. Củ nghệ đen có tầm quan trọng kinh tế cao nhờ những đặc tính dược liệu. Củ nghệ đen khá hiếm và thu hoạch vào cuối năm, để dùng được lâu hơn mà vẫn giữ được dược tính của sản phẩm, nên thường được phơi, sấy khô rồi nghiền nhỏ thành bột nghệ đen
- Hiện nay, nghệ đen đã được trồng ở Việt Nam và khu vực các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nghệ đen thường được trồng tại miền Bắc, đặc biệt ở vùng trung du, miền núi hoặc các vùng đất xốp, ven hồ, sông suối.
Cách dùng bột nghệ đen hiệu quả
Dùng nghệ đen điều trị bệnh dạ dày: Pha 2 muỗng cà phê bột nghệ đen, 1 muỗng mật ong với 200ml nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Cách sử dụng nghệ đen để trị bỏng: Nghệ đen có nhiều chất chống oxy hóa, do đó có thể sử dụng nghệ đen để chữa vết bỏng bằng cách: trộn bột nghệ đen và gel lô hội với tỉ lệ 1:1 và đắp lên chỗ da bị bỏng mỗi ngày để vết thương nhanh lành và nhanh lên da non.
Cách dùng nghệ đen chữa đau bụng do nhiễm lạnh: trộn bột mộc hương và bột nghệ đen với tỉ lệ 1:2 và cho vào lọ có nắp đậy để bảo quản được lâu. Khi đau bụng, pha 2g bột trộn với nước giấm pha loãng để uống.
Cách sử dụng nghệ đen chữa nứt gót chân: Trộn bột nghệ đen với dầu dừa thành hỗn hợp sệt, đắp lên gót chân vào buổi tối trước khi đi ngủ 15 phút.
4.3. Bột bạc hà
- Bạc hà là loài thực vật được tìm thấy từ rất lâu trong sử sách. Lá bạc hà có nhiều chất sát khuẩn nên thường được sử dụng để làm sạch da, trị mụn, chăm sóc da nhờn. Ngày nay công nghệ làm đẹp chiết xuất từ bạc hà sản xuất nhiều loại mỹ phẩm như: dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu massage… Tác dụng sát khuẩn của bạc hà giúp trị mụn cám, mụn đầu đen và mụn bọc. Tính chất làm mát của bạc hà còn có thể làm dịu da bị kích ứng, đỏ ngứa.
- Ngoài ra bạc hà là một liệu pháp giúp giảm stress hiệu quả. Một cốc trà hoặc cocktail bạc hà có công dụng như một loại thuốc giảm đau, an thần nhẹ, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, giúp thoải mái thần kinh và kích thích não sinh ra những hormon gây hưng phấn. Ngoài ra, trà bạc hà giúp giải độc tố ra khỏi cơ thể
- Bột lá bạc hà là thành phần nguyên chất được lấy từ lá bạc hà tươi, không chứa chất bảo quản. Bột bạc hà an toàn với những lợi ích sức khỏe của nó, vì không có tác dụng phụ độc hại
Sử dụng bột bạc hà thế nào?
Thêm bột bạc hà vào nước tắm ấm sẽ giúp đỡ mệt mỏi.
Trộn bột bạc hà cùng sữa tắm và massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết. Đối với da dầu hay bị mụn, tắm bằng bạc hà sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, ngừa mụn và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Dùng bột bạc hà để ngâm chân
Đôi chân phải chịu rất nhiều áp lực mỗi ngày. Ngâm chân trong nước ấm pha cùng bột bạc hà với một ít dầu oliu và chén muối tinh, massage nhẹ nhàng để tẩy tế bào chết, giảm đau, giúp chân trở lại trạng thái cân bằng.
Xông hơi bằng bạc hà
Xông hơi bạc hà giúp da mềm mại và săn chắc. Cho nước vào nồi đun sôi, rồi cho bột bạc hà vào, nấu thêm từ 2-3 phút. Nghiêng đầu (trùm khăn) để hơi nước bốc lên mặt (không để hơi nước quá nóng sẽ làm bỏng da) khoảng 10 phút, lỗ chân lông nở ra, bụi bẩn được loại bỏ.
Nước bạc hà dưỡng da
Đun 1 thìa bột lá bạc hà cùng 100ml nước, để trong 15 phút cho bột lá bạc hà ra nước. Có thể dùng túi lọc để việc lọc cặn tiện lợi hơn. Cho nước bạc hà đun sôi vào bình xịt, sử dụng làm toner sau khi rửa mặt, giúp kiềm dầu, loại bỏ mụn, sát trùng vết thương. Bảo quản trong tủ lạnh được 1 tuần. Hoặc chắt nước bạc hà đun sôi cho vào khay đá để đông đá, lăn đá lên những vùng mụn đang sưng tấy trong 1 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ làm mụn nhanh lành, giảm sưng tấy và không để lại những vết thâm
4.4. Bột lá sen
- Hoa sen là biểu tượng của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một loại dược liệu quý. Tất cả các bộ phận của hoa sen đều có những tác dụng y học tuyệt vời.
- Hoa sen không những là một loại hoa đẹp mà còn là dược liệu quý của y học cổ truyền. Chúng ta có thể dùng hoa, hạt và cả lá sen làm dược liệu. Bột lá sen là lá sen sau khi được thu hoạch sẽ mang đi phơi khô và nghiền thành bột. Dùng bột lá sen thay vì lá sen giúp bảo quản lâu hơn. Dược tính trong lá sen sau khi nghiền thành bột không thay đổi.
Sử dụng bột lá sen thế nào tốt nhất
- Để có giấc ngủ ngon, hãy uống 1 cốc bột lá sen ấm trước khi ngủ 30 phút.
- Lấy khoảng 1 thìa bột lá sen thay sữa rửa mặt để rửa vào mỗi buổi sáng khi thức dậy hoặc trước khi ngủ.
- Cho bột lá sen vào lòng bàn tay, làm ướt bằng nước mát rồi xoa lên da. Nhẹ nhàng massage cho lớp bụi bẩn được loại bỏ.
Xem thêm: Chỉ bạn cách phân biệt bạc hà và húng lủi đơn giản nhất
5. Mua thảo dược liệu ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Bột thảo dược rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán bột thảo dược kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua bột thảo dược, nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.
Nông sản Dũng Hà là địa chỉ bán bột thảo dược chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Bột thảo dược bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bột, đồ khô. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá bột thảo dược, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi.
Xem thêm: Các loại bột chế biến món ăn thơm ngon, vị đặc trưng