Bệnh trầm cảm là bệnh gì? Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

benh-tram-cam

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng tới khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới, năm 2017). Đây là rối loạn nguy hiểm, tác động nhiều tới mặt tinh thần, thể chất, sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh này gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Bệnh được chia ra nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ có thể nhận biết sớm để kịp thời điều trị và ngăn bệnh tiến triển. Hãy cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh trầm cảm trong bài viết này nhé.

1. Bệnh trầm cảm là gì?

  • Bệnh trầm cảm (Depression) là bệnh rối loạn tâm trạng hay gặp. Người bệnh sẽ có tâm trạng buồn bã, có thể kèm theo triệu chứng hay khóc. Thiếu động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả các hoạt động trong sở thích trước đây.
  • Trầm cảm ảnh hưởng tới cảm giác, suy nghĩ, hành xử của bệnh nhân, làm cho người bệnh có thể gặp khó khăn trong cuộc sống, hay những vấn đề về thể chất và tinh thần. Rối loạn trầm cảm không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến những mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 20 người bình thường sẽ có 1 người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước. Mỗi năm, trung bình khoảng 850.000 người chết vì chứng trầm cảm. Chứng rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính, độ tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ gấp đôi nam giới. Người mắc trầm cảm có thể đã trải qua biến cố lớn của cuộc đời như: thất nghiệp, nợ nần, phá sản, ly hôn… hoặc cũng có những người mắc rối loạn trầm cảm nhưng không trải qua những biến cố lớn, mà có thể là thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: thăng chức, thay đổi công việc, đổi môi trường sống, kết hôn… những việc này tác động mạnh đến đời sống, tinh thần của cá nhân họ

benh-tram-cam-la-gi

Xem thêm: Những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp cao – Bạn có biết?

2. Đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể tới với mọi người. Tuy vậy, lứa tuổi phổ biến khoảng 18-45 tuổi. Ngoài ra, tuổi trung niên và tuổi già cũng có thể gặp rối loạn này. Đây là nhóm sẽ gặp phải nhiều yêu cầu của xã hội và những thay đổi trong cuộc sống. Nhưng, nghiên cứu y khoa đã chỉ ra còn rất nhiều người dễ mắc rối loạn trầm cảm như:

  • Nhóm người sang chấn tâm lý: trải qua biến cố lớn, đột ngột trong đời như: phá sản, nợ nần, bị lừa đảo mất hết tiền của, áp lực công việc quá lớn, mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng,…
  • Nhóm phụ nữ sau sinh: đây là giai đoạn nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với phụ nữ. Các thay đổi về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống, hoặc bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ vừa sinh con.
  • Nhóm học sinh, sinh viên: áp lực học tập lớn, thi cử quá nhiều, áp lực từ bố mẹ thầy cô, đánh giá kết quả học tập
  • Nhóm người tổn thương cơ thể: ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, chấn hương sọ não.
  • Nhóm đối tượng lạm dụng bia rượu, chất kích thích trong thời gian kéo dài.
  • Nhóm đối tượng thiếu thốn nguồn lực trong cuộc sống: thiếu mối quan hệ hỗ trợ, thiếu giao tiếp, không có cách ứng phó với stress. Hoặc khó khăn khác: công việc, kinh tế.

doi-tuong-de-mac-benh-tram-cam

Xem thêm: Hệ miễn dịch là gì? Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Biết sớm dấu hiệu của bệnh trầm cảm rất quan trọng, vì sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm, hạn chế triệu chứng nặng do bệnh gây ra tới cả sức khỏe, tinh thần. Dưới đây là các dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm:

3.1. Suy nhược cơ thể

Trầm cảm làm trạng thái tinh thần người bệnh tiêu cực với hàng loạt cảm xúc xấu như: chán nản, vô vọng, đau khổ nhưng không rõ lý do. Bản thân bệnh nhân cũng nhạy cảm hơn, dễ buồn chán khi thấy mình không được quan tâm, bị bỏ rơi. Các vấn đề tinh thần này sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài.

3.2. Hoảng hốt, sợ hãi

Người mắc bệnh trầm cảm rất khó kiểm soát cảm xúc của bản thân mình và thường thấy hoảng hốt bất thường với những điều xảy ra hàng ngày. Khi có trạng thái này, người bệnh rất khó bình tĩnh lại

3.3. Căng thẳng

Căng thẳng thường có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Loại căng thẳng này không thể điều trị bằng thuốc an thần, tuy vậy có thể hiệu quả với những thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

3.4. Cảm giác bị ám ảnh

Người mắc chứng trầm cảm thường bị ám ảnh về một số việc hay hành động cụ thể. Có thể là nguyên nhân của nỗi sợ hay cú sốc tâm lý nào đó. Đôi khi, ám ảnh này tạo ra cảm giác tội lỗi cho người bệnh

3.5. Rối loạn giấc ngủ

Chứng trầm cảm làm giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh rất khó ngủ, thường hay bị thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại được. Một số người thường xuyên gặp ác mộng khiến họ thức giấc và thiếu ngủ.

3.6. Mất tập trung

Mất tập trung cũng là triệu chứng hay gặp ở người mắc bệnh trầm cảm. Người bệnh rất khó để tập trung làm việc gì đó, cảm thấy trí nhớ kém đi, không thể suy nghĩ một cách logic.

3.7. Vấn đề về tình dục

Trầm cảm ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống tình dục của bệnh nhân, họ cảm thấy không có hứng thú, và đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Ngoài những dấu hiệu trên, người bệnh trầm cảm còn có thể gặp rối loạn khác như: tâm trạng buồn bã, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc giảm cân nhanh, tự trách bản thân, mệt mỏi, thiếu sinh lực, giảm hứng thú hoạt động, suy nghĩ, hành động chậm, dễ nghĩ tới cái chết và tự tử,…

dau-hieu-cua-benh-tram-cam

Xem thêm: Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất

4. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

4.1. Sang chấn tâm lý – Nguyên nhân phổ biến gây bệnh trầm cảm

Sang chấn tâm lý là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh trầm cảm và những rối loạn tâm thần khác. Sang chấn tâm lý (stress) có thể bắt nguồn từ nguyên nhân như:

  • Mâu thuẫn gia đình, bạn bè, khó khăn trong công việc
  • Mắc bệnh nặng, nan y như: ung thư, HIV-AIDS
  • Trầm cảm sau sinh do stress kéo dài, cường độ cao

Tuy vậy, stress không phải là nguyên nhân hoàn toàn gây trầm cảm. Vì tình trạng này là phản ứng thông thường của cơ thể sau khi trải qua biến cố như: thiên tai, người thân qua đời, làm việc quá lao lực,… Vậy nên, stress được coi là yếu tố góp thêm làm bùng phát trầm cảm khi có các yếu tố có sẵn như rối loạn tâm thần tiềm ẩn từ trước đó

4.2. Sử dụng chất tác động tâm thần, chất gây nghiện

Trầm cảm cũng có thể bắt nguồn do sử dụng thuốc lá, rượu, Heroin và thuốc lắc (Amphetamin). Những chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương nhằm tạo ra cảm giác sảng khoái, kích thích, hưng phấn. Tuy vậy, sau đó hệ thần kinh bị ức chế dẫn tới trạng thái trầm cảm với biểu hiện như: mệt mỏi, uể oải, buồn bã và chán nản.

Để giảm đi cảm giác buồn chán, nhiều người tiếp tục sửu dụng rượu và chất kích thích. Tuy nhiên, cảm giác sảng khoái chỉ có trong thời gian ngắn và hậu quả sẽ khiến tâm trạng càng buồn rầu, chán nản, dần dần hình dẫn tới rối loạn trầm cảm.

4.3. Do bệnh thực thể ở não

Rối loạn cảm xúc nói chung và trầm cảm nói riêng đều có thể xảy ra do những bệnh thực thể ở não (viêm não, u não, chấn thương sọ não,…). Những tổn thương ở cấu trúc não có thể làm giảm ngưỡng chịu đựng stress. Do vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây ra trầm cảm và các rối loạn tâm thần thường gặp.

4.4. Di truyền

Các nghiên cứu, các cặp sinh đôi hoặc con nuôi chứng minh rằng, tần suất bệnh liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền. Khi có bố hoặc mẹ mắc trầm cảm, tỷ lệ mắc trầm cảm ở con khoảng 10-25%, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu cả bố và mẹ đều mắc trầm cảm. Càng nhiều thành viên trong gia đình trầm cảm, nguy cơ sẽ càng cao hơn.

4.5. Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh được xác định khi đã loại trừ tất cả những nguyên nhân trên. Nguyên nhân nội sinh đề cập đến trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của những chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như: Serotonin, Noradrenaline,…

Khác với nguyên nhân thông thường, trầm cảm do nguyên nhân này thường tiến triển nặng, bệnh nhân dễ bị hoang tưởng và có suy nghĩ, hành vi tự sát. Trầm cảm do nội sinh rất khó điều trị dứt điểm và tỷ lệ tái phát cao.

nguyen-nhan-gay-benh-tram-cam

Xem thêm: Không nên bỏ qua 3 món ăn giúp giảm đau đầu hiệu quả cho bạn

5. Bị bệnh trầm cảm nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người trầm cảm cần lành mạnh để sự hỗ trợ tích cực chung cho quá trình điều trị trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm cần bổ sung một số thực phẩm tốt cho người trầm cảm, có lợi cho sức khỏe trong bữa ăn như:

5.1. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Bình thường trong cơ thể sản sinh nhiều các gốc tự do khác nhau, và chúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phá hủy tế bào, lão hóa và các vấn đề khác. Não bộ là cơ quan dễ bị tổn thương, mặc dù không có cách nào ngăn chặn hoàn toàn gốc tự do, nhưng dùng các thức ăn giàu chất chống oxy hóa có thể hạn chế tác hại mà gốc tự do gây ra. Những loại thực phẩm đó bao gồm:

Xem thêm: Bật mí 3 loại hạt dinh dưỡng giúp chống lão hóa hiệu quả nhất

5.2. Dùng carbohydrate đúng cách

Carbohydrate có liên kết serotonin – nội tiết tố liên quan đến trạng thái hưng phấn cảm xúc. Dù các bằng chứng chưa chắc chắn, nhưng tình trạng thiếu carbohydrate đôi khi dẫn đến giảm thấp hoạt động của serotonin.

Do đó hãy dùng carbohydrate đúng cách, tích cực dùng các nguồn carbohydrate có lợi (ví dụ như ngũ cốc) thay cho các nguồn carbohydrate không tốt (Ví dụ như bánh ngọt, kẹo ngọt). Trái cây, rau xanh và những loại đậu cũng là nguồn carbohydrate có lợi, đồng thời chúng cũng giàu chất xơ tốt cho sức khỏe.

5.3. Các thức ăn giàu protein

Các loại thực phẩm như: cá ngừ, thịt gà chứa nhiều tryptophan – là một amino acid có vai trò trong sản xuất ra serotonin. Hãy thêm các thực phẩm giàu protein vào thực đơn của mình, nhất là những nguồn protein có lợi với sức khỏe như: các loại đậu, thịt bò, pho mát ít béo, cá, sữa, thịt gia cầm,…

5.4. Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể

Các nhà nghiên cứu chưa xác định được mức bổ sung vitamin D lý tưởng, tuy nhiên nên cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể qua thực phẩm, vì nếu bổ sung vitamin D quá nhiều sẽ gây ra vấn đề với nồng độ calci và ảnh hưởng tới hoạt động của thận.

5.5. Lựa chọn các thức ăn giàu selenium

Những nghiên cứu đã báo cáo mối liên quan giữa nồng độ thấp selenium và cảm xúc tiêu cực. Hàm lượng selenium khuyến nghị cần cung cấp mỗi ngày ở người trưởng thành là 55 mcg.

Hiện chưa có bằng chứng có thể khẳng định dùng viên bổ sung selenium mang lại hiệu quả, do vậy tốt nhất hãy bổ sung selenium cho cơ thể qua các thực phẩm như:

  • Các loại đậu.
  • Thịt nạc (thịt lợn nạc, thịt gà bỏ da thịt bò nạc).
  • Những sản phẩm sữa ít béo.
  • Những loại hạt và mầm.
  • Hải sản (trai, hàu, cua, cá,…).
  • Ngũ cốc

5.6. Dùng các thực phẩm chứa acid béo omega – 3

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra ở các cộng đồng mà trong chế độ ăn không cung cấp đầy đủ lượng acid béo omega – 3 cần thiết có thể xuất hiện tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm cao hơn.

Các nghiên cứu khác cũng nói rằng những người không thường xuyên ăn cá (nguồn thực phẩm giàu omega – 3) có xu hướng dễ mắc trầm cảm hơn. Những nguồn thực phẩm giàu acid béo omega – 3 như:

  • Các loại cá nhiều dầu (cá trích, cá mòi, cá hồi, cá cơm, cá ngừ).
  • Hạt lanh.
  • Dầu đậu nành, dầu hạt cải
  • Những loại hạt như: hạt óc chó,…
  • Những loại rau có màu xanh đậm.

thuc-pham-tot-cho-nguoi-tram-cam

Bệnh trầm cảm diễn biến âm thầm, người bệnh trầm cảm có thể không nhận ra cho đến khi đi khám. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có nhiều kiến thức về bệnh trầm cảm. Chúc các bạn có sức khỏe tốt

Xem thêm: Người mắc bệnh tiểu đường nên uống gì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *