Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất

Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại nên không tránh khỏi việc bận rộn, theo xu hướng bỏ qua những vấn đề về dinh dưỡng, thể dục và nghỉ ngơi. Người khỏe mạnh sẽ xây dựng cho mình thói quen tốt để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ tạo ra nguồn năng lượng dồi dào, đầu óc minh mẫn giúp học tập, làm việc hiệu quả mỗi ngày. Hãy cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh đường huyết trong bài viết này nhé.

1. Bệnh đường huyết là bệnh gì?

Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời là nguồn nhiên liệu rất quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ. Trong máu sẽ luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức bình thường thì đây là dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Đường huyết tăng

Tăng đường huyết là hiện tượng có nhiều đường (glucose) trong máu, là sự dư thừa glucose tại các mô trong cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết khi đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng. Còn sau ăn đường huyết >=2g/l thì đó là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Lý do khiến cho insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu sẽ dẫn đến tình trạng đường huyết tăng. Khi tình trạng này kéo dài thì sẽ trở thành bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

==> Bạn đã biết cách ngăn ngừa bệnh huyết áp hiệu quả với Granola chưa ?

Hạ đường huyết

Trái ngược với đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết. Đây là việc đường trong máu hạ xuống thấp hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin sai cách.

Một vài trường hợp hạ đường huyết xảy ra ở người hay bỏ bữa hay ăn muộn, người làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá sức, người đang đau ốm hoặc uống rượu khi đói,…

Khi hạ đường huyết, người bệnh thường cảm thấy xót ruột, cồn cào, đau bụng, xuất hiện cảm giác tim đập nhanh, run tay, mệt mỏi, đánh trống ngực và đổ mồ hôi.

Tóm lại, việc tăng hay hạ đường huyết đều là các dấu hiệu không bình thường, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chưa kể đến việc nếu không phát hiện kịp thời nhiều người bị tăng, hạ đường huyết còn gặp nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

Đường huyết thấp làm cơ thể bị thiếu năng lượng và gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đột quỵ,… Còn đường huyết quá cao khiến các phản ứng sinh học bị xáo trộn. Chất đạm, chất béo không thể chuyển thể bình thường khiến mỡ tích tụ quá nhiều, chất đạm phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai của cơ thể trong tình trạng đường trong máu tăng cao quá lâu. Vì thế gây xơ vữa động mạch, thoái hóa võng mạc, hoại tử mô mềm, viêm thận, dị ứng,… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

benh-duong-huyet-la-gi

Xem thêm: Những thói quen ăn uống gây ung thư hại sức khỏe cần tránh ngay

2. Thế nào là đường huyết an toàn?

Khi kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết an toàn là:

  • Trước khi ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau khi ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước khi đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,… mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt này là không nhiều. Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đường huyết chính là theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sau khi ăn và trước khi ăn. Việc theo dõi giúp đánh giá đường huyết của mình, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp.

3. Nguyên nhân dẫn tới đường huyết không ổn định

3.1. Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn tới bệnh đường huyết trở nặng

Chế độ ăn uống là một trong các nguyên nhân chính gây ra mất ổn định đường huyết. Luôn theo dõi và điều chỉnh liều lượng phù hợp khi dùng các loại đồ uống chứa caffeine, đồ uống thể thao, những loại trái cây khô. Bởi đây đều là thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu.

Cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm từ thực vật chứa carbohydrate có trong các loại rau củ, ngũ cốc,… giúp giảm áp lực cho cơ thể vì chúng làm tăng đường huyết chậm, giảm lượng đường vào máu. Hơn nữa còn giúp tăng năng suất hoạt động của tuyến tụy và hồi phục sức khỏe.

3.2. Áp lực, căng thẳng

Việc bị căng thẳng, stress trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh ra các chất làm cho đường huyết tăng. Tình trạng này tương đối phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

3.3. Chế độ sinh hoạt không phù hợp – Tăng nguy cơ bệnh đường huyết

Nếu sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Thiếu ngủ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể rối loạn, dẫn tới gia tăng hormone cortisol – nguyên nhân gây stressmất ổn định đường huyết.

Thường xuyên không ăn sáng sẽ khiến cho lượng đường trong máu giảm, dẫn đến tình trạng thèm đồ ngọt. Việc dùng nhiều đồ ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu tăng, đồng thời tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

3.4. Dùng thuốc điều trị bệnh

Một số loại thuốc như: prednisone, corticosteroid có thể điều trị nổi ban da, hen suyễn, viêm khớp; thuốc trầm cảm; thuốc tránh thai; ngoài điều trị bệnh thì có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu, vì vậy cần lưu ý và dùng thuốc chỉ khi có hướng dẫn của bác sĩ.

nguyen-nhan-benh-duong-huyet

Xem thêm: Những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp cao – Bạn có biết?

4. Bệnh đường huyết không ổn định nguy hiểm thế nào?

Trường hợp hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới mức an toàn, không đủ cung cấp để cơ thể hoạt động. Hạ đường huyết thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường do biến chứng trong điều trị bệnh gây ra. Khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết, các cơ quan trong cơ thể không đủ năng lượng làm cho các hoạt động bị trì trệ.

Mặc dù vẫn có thể duy trì hoạt động thông qua năng lượng từ một số nguồn khác như: lipid và protid, tuy nhiên việc này chỉ có tính chất tạm thời. Ngoài ra, hạ đường huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của não và hồng cầu. Vậy nên, việc hạ đường huyết cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng gây tổn thương não, thậm chí tử vong.

Trường hợp tăng đường huyết

Tăng đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu vượt ngưỡng an toàn, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương tới những bộ phận quan trọng của cơ thể như: thận, tim, mắt hay thần kinh. Trong đó, nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu được coi là hai biến chứng nghiêm trọng nhất khi tăng đường huyết gây ra.

  • Nhiễm toan ceton xảy ra khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể không đủ insulin hoạt động, vì thế huy động năng lượng bằng việc phá vỡ cấu trúc chất béo, khiến cho hình thành những sản phẩm thải hay còn gọi là ceton. Nếu ceton tích tụ quá nhiều sẽ gây các biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton. Nhiễm toan ceton thường xuất hiện nhiều ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, khiến cơ thể người bệnh bị mất nước, thậm chí lú lẫn, không minh mẫn.
  • Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu diễn ra khi nồng độ đường vượt quá 600mg/dl (33 mmol/l), phổ biến ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Hội chứng này khiến cơ thể không dùng được đường, đường khi nạp vào cơ thể lập tức bị đào thải thông qua tiểu tiện. Người mắc hội chứng tăng áp lực thẩm thấu thường sẽ đi tiểu thường xuyên, gây mất nước nghiêm trọng, thâm chí có thể xuất hiện co giật, mất thị lực, ảo giác.

duong-huyet-khong-on-dinh

Xem thêm: Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

5. Cách kiểm soát bệnh đường huyết tại nhà

5.1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không những có lợi cho cơ thể mà còn rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết tăng do quá trình đào thải nước tiểu tăng thì lượng đường trong cơ thể sẽ được đưa ra ngoài tốt hơn. Tình trạng này khiến cơ thể mất nước, cô đặc máu và từ đó tăng nồng độ chất hòa tan trong máu. Việc này cản trở cơ thể đào thải đường và chất cặn bã ra ngoài.

Vì thế, bệnh nhân đường huyết cao cần uống nhiều nước trong ngày với lượng từ 1,5 – 2,5 lít nước. Không chỉ có lợi ích kiểm soát đường huyết, uống nhiều nước còn có tác dụng cải thiện tốc độ tuần hoàn máu ngoại vi, ngăn biến chứng như hôn mê, tổn thương thần kinh, nhiễm toan ceton,…

5.2. Có chế độ ăn uống hợp lý

Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng. Không những cần kiểm soát dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày mà còn thói quen ăn uống cũng nên thay đổi. Đặc biệt là biến chứng đường huyết cao thường xảy ra sau khi ăn, vì vậy cần lưu ý:

  • Duy trì thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa và ăn bù vào bữa khác.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì ăn thành 3 bữa chính, bênh nhân nên ăn ít hơn trong 3 bữa này và bù 1 – 3 bữa phụ bổ sung calo.
  • Kiểm soát lượng tinh bột: Hấp thụ nhiều tinh bột sẽ làm tăng đường huyết đột ngột, bênh nhân đường huyết cao nên dùng 50 – 60% nhu cầu tinh bột và thay thế bằng thức ăn không làm tăng đường huyết quá nhiều như: gạo lứt, ngũ cốc, khoai tây, khoai sọ,…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống có nhiều đường tinh chế làm tăng nhanh đường huyết như: bia rượu, bánh kẹo, sữa chế biến, trái cây đóng hộp, nước ngọt có ga,…
  • Hạn chế thức ăn chế biến từ chất béo động vật, cần thay thế bằng loại dầu thực vật tốt cho tim mạch và sức khỏe như: dầu đậu nành, dầu mè,…
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh giúp cung cấp cho cơ thể vitamin tốt cho sức khỏe. Nên chọn những loại quả chứa ít đường như: xoài, nhãn, sầu riêng,…

5.3. Tăng cường ăn chất xơ

Các nghiên cứu đã chứng minh mặc dù hệ tiêu hóa của người không tiêu hóa được chất xơ nhưng nhóm chất này vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa. Khi đó, người bệnh đường huyết cao được khuyến khích nên sử dụng nhiều chất xơ để giữ đường huyết ổn định.

Bổ sung chất xơ trong bữa ăn sẽ có công dụng giảm hấp thu chất bột đường tránh cho lượng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn. Hơn nữa còn kích thích ruột co bóp để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích sử dụng gồm: gạo lứt, củ quả, rau lá xanh, khoai, các loại đậu và trái cây có vỏ. Nếu ăn nhiều chất xơ, người bệnh cần uống nhiều nước hơn để giảm đầy bụng, khó tiêu nhưng vẫn kiểm soát tốt chứng đường huyết cao.

5.4. Kiểm soát stress – Giảm bệnh đường huyết

Bệnh đường huyết không chỉ liên quan tới chế độ ăn uống và hoạt động của insulin mà còn ảnh hưởng từ căng thẳng tâm lý. Nếu người bệnh bị stress kéo dài, cơ thể sẽ sản sinh hormone đối kháng cortisol làm giảm độ nhạy của insulin, làm đường huyết tăng cao.

Bên cạnh đó, stress khiến bệnh nhân có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, làm bệnh nguy hiểm dễ biến chứng hơn. Các thực phẩm đặc biệt cần tránh bao gồm: đồ ăn nhanh, thuốc lá, rượu bia, café,… Thay vào đó, người bệnh nên có tinh thần lạc quan, thư giãn, thiền hoặc giải trí lành mạnh giúp kiểm soát tâm lý tốt hơn.

5.5. Thường xuyên tập thể dục làm giảm bệnh đường huyết

Việc tập thể dục hằng ngày có hiệu quả rất tốt trong tăng cường hoạt động tim mạch, điều hòa đường huyết và ngăn các biến chứng do đường huyết cao. Theo từng thể trạng, sức khỏe từng người mà bác sĩ sẽ khuyến nghị bài tập phù hợp, cần duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ dùng glucose tốt hơn, qua đó làm giảm lượng đường trong máu. Các môn thể thao tốt cho mục tiêu này gồm: chạy, đạp xe, đi bộ, bơi lội,…

Ngoài các phương pháp hướng dẫn kiểm soát đường huyết tại nhà trên, bệnh nhân nên tự theo dõi đường huyết tại nhà bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu đường huyết tiếp tục cao đến mức nguy hiểm, cần đi khám để được chỉ định điều trị kịp thời. Qua bài viết này, các bạn đã có nhiều kiến thức về bệnh đường huyết. Chúc các bạn có sức khỏe tốt

tap-the-duc

Xem thêm: Hoa quả cho người bị thiếu máu, trái cây gì để tăng cường sức khỏe?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *