Trà hỗ trợ tiêu hóa tốt – Uống trà nào tốt cho đường tiêu hóa?

Hệ tiêu hóa là bộ phận quan trọng của con người, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để sử dụng cho hoạt động sống. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần chú ý trong việc ăn uống, đặc biệt là những người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó, trà và các loại trà thảo mộc đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu như chất hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Những loại trà thơm ngon này đã được chứng minh là có lợi cho hệ tiêu hoá, giúp có một hệ tiêu hóa tốt hơn, ăn uống ngon miệng hơn. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những loại trà tốt cho hệ tiêu hoá giúp có một hệ tiêu hóa tốt hơn, ăn uống ngon miệng hơn trong bài viết này nhé.

1. Những cách bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả nhất

Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Ba loại chất xơ phổ biến gồm: chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, và prebiotic.

  • Chất xơ hòa tan: Giúp hấp thụ nước vào phân khiến chúng mềm hơn, qua đó ngăn ngừa táo bón. Chất xơ hòa tan có trong cám yến mạch, những loại đậu và hạt.
  • Chất xơ không hòa tan: Hoạt động như một bàn chải khổng lồ, làm sạch ruột, loại bỏ các chất thải và cặn bã trong đường tiêu hóa. Rau cải, ngũ cốc,… là nguồn cung chất xơ không hòa tan hiệu quả.
  • Prebiotic: dạng chất xơ có nhiệm vụ nuôi lợi khuẩn, giúp đường ruột khỏe mạnh. Tương tự, prebiotic có trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc.

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết

Mất nước là nguyên nhân phổ biến của táo bón. Các chuyên gia khuyên nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngừa tình trạng này. Ngoài nước lọc, cũng có cung cấp chất lỏng cho cơ thể bằng trà thảo mộc và đồ uống khác không chứa cafein.

Giữ tinh thần thoải mái

Ruột và não được xem là có mối liên kết phức tạp, nghĩa là những gì tiêu cực diễn ra ở não cũng sẽ tác động đến ruột. Khi ở trong tình trạng quá căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến những vấn đề sức khỏe như: bệnh dạ dày, táo bón, tiêu chảy, và hội chứng ruột kích thích.

Tập trung khi ăn

Nếu không tập trung vào bữa ăn, rất dễ ăn quá nhiều và quá nhanh, điều này dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nhai chậm và tập ăn có thể làm giảm các triệu chứng ở người bị viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Ăn chậm nhai kỹ

Thực tế, quá trình tiêu hóa đã bắt đầu từ miệng. Nếu nhai càng lâu thì nước bọt tiết ra càng nhiều. Nước bọt có vai trò hỗ trợ tiêu hóa một phần thức ăn trong miệng và thành chất lỏng giúp trộn thức ăn ở dạ dày trước khi chuyển vào ruột non.

Tích cực vận động thể chất

Tập thể dục thường xuyên là một trong các cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.

Từ bỏ thói quen xấu

Mọi người đều biết những thói quen xấu như: ăn khuya, hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia rất có hại cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên các hành vi trên cũng có hại cho một số vấn đề về tiêu hóa.

tra-bao-ve-tieu-hoa

Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

2. Những loại trà tốt cho đường tiêu hóa – hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

2.1. Trà vỏ cam

  • Cam là loại trái cây phổ biến, chứa nhiều vitamin C và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng phần vỏ mà thường bỏ đi cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Uống trà vỏ cam là một trong những phương pháp đơn giản để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa.
  • Vỏ quả cam có vị đắng do chứa flavonoid, giúp bảo vệ quả khỏi sâu bệnh. Cũng giống như những loại trái cây, vỏ cam cũng giàu chất dinh dưỡng gồm chất xơ, vitamin C và hợp chất thực vật như polyphenol. Chúng cũng có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác như: folate, riboflavin, thiamine, provitamin A, , vitamin B6 và canxi.
  • Limonene là thành phần chính trong dầu của vỏ trái cây có múi gồm: chanh vàng, cam, quýt. Chất tự nhiên này có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Uống trà vỏ cam có thể ngăn ngừa các loại bệnh khác nhau do viêm.
  • Hương vị mạnh của trà có thể giúp tăng sản xuất nước bọt và axit dạ dày. Uống trà này thường xuyên mỗi buổi sáng có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch trong cơ thể.
  • Là nguồn giàu hợp chất thực vật là polyphenol, trà vỏ cam cũng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh Alzheimer.

Cách pha trà vỏ cam

  • Vỏ cam
  • Một cốc rưỡi nước
  • 1 đoạn thanh quế khoảng 2 cm
  • 1-2 hạt thảo quả xanh
  • 2-3 nụ đinh hương
  • 1/2 thìa đường thốt nốt

Cho nước vào nồi đun. Thêm vỏ cam và các loại hương liệu trong thành phần trên. Đun sôi từ 2-3 phút thì tắt bếp. Lọc trà ra chén và cho đường thốt nốt vào để có vị ngọt, khuấy đều và thưởng thức.

tra-vo-cam

2.2. Trà bồ công anh tốt cho hệ tiêu hóa

  • Bồ công anh là loại cây tương đối quen thuộc, mọc dại ở nhiều nơi. Tuy nhiên, loại cây này lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được dùng để chế biến thành trà. Bồ công anh là một trong những loại cây hiếm hoi mà tất cả các bộ phận của nó đều có thể sử dụng để uống trà.
  • Trà bồ công anh là loại trà được chế biến từ các bộ phận của cây bồ công anh gồm: lá, hoa, cành và rễ. Mỗi bộ phận sẽ có những tác dụng khác nhau và bạn cần biết chi tiết để có thể sử dụng trà đúng cách. Tùy theo mùa vụ, trà bồ công anh sẽ có hương vị khác nhau. Để có được trà thơm ngon, nên chú ý đến thời điểm thu hoạch như lá thường thu hoạch mùa xuân, rễ nên thu hoạch mùa thu hoặc đông.
  • Trà bồ công anh có công dụng kích thích gan tiết dịch mật. Vì nên, làm cho thức ăn trong đường ruột được tiêu hóa nhanh chóng. Ngoài ra, trà bồ còn có công dụng lợi tiểu, cung cấp nhiều nước cho cơ thể sẽ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả. Do đó, uống trà bồ công anh có thể giảm táo bón nhẹ. Để trà có thể phát huy hết tác dụng của nó, hãy uống trà sau bữa ăn. Ngoài ra, nếu bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể uống trà này để làm giảm cảm giác khó chịu.
  • Trà bồ công anh có thể kích thích sản xuất insulin từ tuyến tụy đến cơ thể, giúp ổn định đường trong máu ở mức thấp nhất và ngừa bệnh tiểu đường. Với người đang bị bệnh, trà sẽ hỗ trợ thải lượng đường dư thừa ra ngoài có thể, ngăn ngừa biến chứng ở thận.
  • Một công dụng có thể nhắc đến của trà bồ công anh là detox, thanh lọc cơ thể. Uống trà bồ công anh giúp tăng cường giải độc, đào thải độc tố cho gan và thận.

Cách pha trà bồ công anh

  • Cho khoảng 7gr bồ Công Anh khô vào bình và đổ nước sôi vào khoảng 1 phút sau đó lắc qua bình rồi trắt nước đi
  • Đổ tiếp nước sôi vào và hãm trà khoảng 7- 10 phút là có thể thưởng thức.
  • Ngoài ra, có thể thưởng thức trà ấm ngay sau khi pha xong hoặc có thể dùng lạnh. Nếu muốn dùng lạnh thì nên điều chỉnh tỉ lệ nước phù hợp. Tuy nhiên tùy khẩu vị mỗi người mà có cách pha đặc hay nhạt tùy ý

tra-bo-cong-anh-tot-cho-he-tieu-hoa

2.3. Trà sâm dứa

  • Trà sâm dứa là thức uống có hương vị thanh mát, thích hợp vào những ngày hè oi nóng. Trà này là loại trà được kết hợp từ những nguyên liệu tự nhiên như: búp trà xanh, trà tiên, hoa ngâu, lá dứa, hoa lài, hoa sói. Vì vậy, trà có hương vị đặc biệt, là sự hòa quyện của những loại thảo mộc. Nước trà màu vàng xanh, trong suốt, không có cặn đục. Khi thưởng thức, sẽ cảm nhận được vị đắng, hậu ngọt, xen lẫn một ít chát của trà xanh. Đặc biệt, trà thoang thoảng mùi trà xanh và hương dứa, tạo nên sự sảng khoái, dễ chịu cho người uống.
  • Trà sâm dứa có chứa men, được xem như một lớp lót giúp bảo vệ dạ dày tránh khỏi tổn thương khi ăn uống. Vì thế, với những người có dạ dày không tốt hoặc thường xuyên gặp vấn đề đường ruột thì dùng loại trà này đều đặn cũng là một cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Trà này giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng vi chất có trong trà còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Vì vậy, những ai thường hay sử dụng rượu bia hoặc chức năng gan kém nên uống trà sâm dứa thường xuyên.
  • Trà sâm lá dứa là thức uống thơm ngon, giúp tăng cường đề kháng cho bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy, cảm cúm, bệnh truyền nhiễm. Uống 1 cốc trà sâm dứa mỗi ngày, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, loại bỏ các bệnh trên.
  • Trà còn giúp loại bỏ các chất cholesterol thừa trong máu, nâng cao sức khỏe tim mạch. Uống trà sâm dứa mỗi ngày giúp cung cấp cho trái tim của một môi trường an toàn và lành mạnh.

Cách pha trà sâm dứa

  • Vệ sinh sạch sẽ và tráng nước sôi ấm chén trước khi pha. Sau đó cho trà vào ấm, có thể điều chỉnh lượng trà tùy theo khẩu vị
  • Giảm nhiệt độ nước nóng xuống khoảng 80-85 rồi mới rót nước vào ấm trà. Lượng nước tùy theo số chén mà bạn muốn rót và khẩu vị.
  • Lần đầu pha cần hãm trà khoảng 20-25 giây, rồi rót toàn bộ trà trong ấm ra các chén trà. Sau khi rót hết trà trong ấm ra, mở nắp ấm để xác trà nguội. Đến khi uống lần tiếp theo thì lại tiếp tục châm thêm nước vào ấm.

Một số lưu ý để pha trà Sâm Dứa ngon

  • Cho thêm trà nếu muốn uống đậm hơn chứ không ngâm lâu hơn
  • Khi pha trà, muốn nước trà trong và đẹp thì rót nước vào ấm thật nhẹ tay, hạn chế để xác trà bị đảo nhiều trong ấm. Khi rót trà cũng rót nhẹ tay, nước trà sẽ rất trong và đẹp

tra-sam-dua

2.4. Trà hoa nhài tốt cho hệ tiêu hóa

  • Nhài hay lài là loại cây bụi có hoa màu trắng hoặc màu vàng, nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải. Hoa nhài không những đẹp mà còn được dùng để tạo ra một loại trà thơm ngon. Trên thị trường, loại trà này xuất hiện nhiều dạng như: trà xanh ướp hương nhài, trà túi lọc hoa nhài, trà nhài nguyên nụ…
  • Trà hoa nhài được sử dụng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, có thể dùng riêng hoa nhài hoặc pha giữa trà xanh và hoa nhài. Ngoài hương vị và mùi thơm đặc trưng, loại trà này còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Với hương thơm và mùi vị độc đáo, trà hoa nhài có nhiều dưỡng chất giúp khỏe mạnh hơn. Thói quen uống trà có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau tim và cải thiện tiêu hóa.
  • Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa việc uống trà hoa nhài và giảm tế bào mỡ trong cơ thể. Điều này có thể giúp đạt được mục tiêu giảm cân của mình nhanh hơn. Ngoài ra, trà hoa nhài cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể nếu đi kèm với chế độ ăn uống thích hợp.
  • Trà hoa nhài có một số đặc tính kháng virus và kháng khuẩn giúp ngừa những bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Nhiều người tin rằng súc miệng bằng trà hoa nhài có thể ngăn ngừa bệnh tật. Uống trà hoa nhài cũng có thể giúp nhanh phục hồi hơn.

Cách pha trà hoa nhài

  • Cho 10 đến 12 bông trà hoa nhài sấy khô vào trong ấm trà 200ml
  • Rót một ít nước sôi ra ấm nhằm giảm nhiệt độ của nước xuống còn 90 độ.
  • Ủ trà thêm nước ở nhiệt độ 90 độ C, hãm trà khoảng 2 phút – 5 phút
  • Thưởng thức trà, uống trà hoa nhài khi nóng

Lưu ý:

  • Trà hoa nhài không tráng trước khi uống vì dễ bị bay hương, sẽ làm mất đi vị thơm tự nhiên của hoa nhài.
  • Lượng trà hoa nhài với nước phải vừa đủ so với số số người thưởng thức. Như vậy trà sẽ không bị chín nhừ và không mất hương vị, tránh bị nồng. Trà này có thể pha nhiều lần mà vẫn giữ được hương vị và màu nước như lúc đầu.

tra-hoa-nhai-tot-cho-he-tieu-hoa

2.5. Trà hoa hồng tốt cho hệ tiêu hóa

  • Hoa hồng không những có công dụng trang trí mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Với nhiều vitamin C và khoáng chất, loại trà hoa này là một thảo dược có thể mang lại nhiều lợi ích.
  • Trà hoa hồng được biết đến là công dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hoá. Nhờ vào tác dụng sản xuất mật mà có thể giúp thúc đẩy quá trình phát triển lợi khuẩn trong đường ruột. Hợp chất pectin trong hoa hồng có khả năng liên kết lipid và cholesterol. Nhờ vậy mà lipid và cholesterol có thể bị loại bỏ trước khi cơ thể hấp thụ. Dùng trà hoa hồng thường xuyên giúp kích thích túi mật hoạt động hiệu quả hơn, qua đó hỗ trợ dạ dày thực hiện quá trình tiêu hóa nhanh hơn.
  • Giống những loại trà thảo dược khác, trà hoa hồng có công dụng giảm lo âu và giảm stress. Đặc biệt rất an toàn cho người bị trầm cảm vì nó không chứa cafein.
  • Theo khoa học, chiết xuất từ cánh hoa hồng chứa nhiều thành phần vitamin A và E có thể giữ ẩm và làm chắc khỏe làn da. Đồng thời giúp cho da hạn chế xuất hiện các vết nhăn, lão hoá, quầng thâm, làm đẹp da. Hơn nữa, hoa hồng còn cung cấp vitamin C dồi dào được biết đến có khả năng chống oxy hóa cao.
  • Trà hoa hồng chứa ít calo và được pha bằng nước. Do vậy khi uống giúp có cảm giác no lâu, mất cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một nghiên cứu chỉ ra, việc uống 2 cốc trà hoa hồng mỗi ngày giúp giữ được vóc dáng thon gọn, săn chắc và tốt cho sức khỏe.

Cách pha trà hoa hồng

  • Bước 1: Hoa hồng khô tráng qua với nước. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái khoảng 3-5 lát.
  • Bước 2: Cho hoa hồng và gừng vào dụng cụ lọc trà. Cho vào ly thủy tinh dung tích 500ml nước
  • Bước 3: Nấu một nồi nước sôi, sau đó chế nước vào ly trong khoảng 5-7 phút.
  • Bước 4: Lấy lọc trà ra. Cho thêm 15ml mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý khi pha trà hoa hồng: Dùng nước sôi để khoảng 10 phút (nhiệt độ 70 – 80 độ) dùng để pha trà vì nước sôi ở nhiệt độ 100 có thể làm mất hàm lượng vitamin trong cánh trà.

tra-hoa-hong-tot-cho-he-tieu-hoa

Xem thêm: Cách pha chè shan tuyết thơm ngon, đậm đà cho ly trà hấp dẫn

3. Mua trà tốt cho tiêu hóa ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Trà tốt cho tiêu hóa rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán trà tốt cho tiêu hóa kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua trà tốt cho tiêu hóa nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.

Nông sản Dũng Hàđịa chỉ bán trà tốt cho tiêu hóa chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Trà tốt cho tiêu hóa bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trà các loại, bột. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá trà tốt cho tiêu hóa, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Ăn gì để tăng cường đề kháng cơ thể?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *