Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả

benh-Alzheimer

Bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) là một loại bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh này không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi con người. Không có cách để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh, nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu bệnh Alzheimer là gì? Làm thế nào để kiểm soát bệnh Alzheimer trong bài viết này nhé

1. Bệnh Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer được coi là bệnh trầm trọng của não bộ, là nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy (suy nghĩ, giải quyết vấn đề hợp lý) và những kỹ năng trong cuộc sống.

Bệnh Alzheimer là một trong các căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già, bệnh đặc trưng bởi sự mất dần những nơron thần kinh và synap trong vỏ não và một vài vùng dưới vỏ. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi. Tuy vậy vẫn có thể gặp ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Ăn gì để tăng cường đề kháng cơ thể?

2. Bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Diễn biến thế nào? Có di truyền không?

  • Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tiến triển chậm, thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ. Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng.
  • Trung bình người bệnh có thể sống được khoảng 8 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh này. Tuy vậy, vẫn có trường hợp sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị bệnh Alzheimer đúng cách.
  • Bệnh Alzheimer’s trầm trọng dần theo thời gian và cuối cùng gây tử vong. Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau, nhưng vấn đề đầu tiên mà nhận thấy là tính hay quên, nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của người bệnh khi họ ở nhà, tại nơi làm. Những triệu chứng khác gồm: lú lẫn, đi lạc ở nơi quen thuộc, để đồ đạc không đúng chỗ và khó khăn khi nói và viết.
  • Nghiên cứu chứng minh rằng những người có bố/mẹ hoặc anh/chị/em mắc Alzheimer’s sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Nguy cơ sẽ gia tăng nếu có nhiều hơn một người trong gia đình mắc bệnh. Khi bệnh có xu hướng lan truyền trong gia đình, yếu tố di truyền học (cấu trúc gen) hoặc môi trường, hoặc cả hai, có thể giữ một vai trò nhất định.

Xem thêm: Bệnh béo phì là gì? Những điều cần biết về bệnh béo phì

3. Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Là bệnh lý thoái hóa tiến triển theo giai đoạn với những triệu chứng khác nhau

Giai đoạn trước khi mất trí nhớ

  • Thường xuyên cảm thấy khó khăn trong việc nhớ sự kiện gần đây và gần như không thể tiếp thu thêm thông tin mới.
  • Giảm sự tập chung, chú ý, thờ ơ mọi việc.
  • Giảm khả năng lập kế hoạch và tư duy trừu tượng.
  • Suy giảm nhận thức thể nhẹ.

Giai đoạn nhẹ

  • Sự suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi ngày càng tăng.
  • Ở một vài bệnh nhân xuất hiện triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ gồm: biểu hiện như giảm vốn từ, giảm khả năng nói và viết.
  • Quên một số việc xảy ra trong quá khứ, quên cách dùng một vật dụng nào đó.
  • Bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khó phối hợp vận động nhưng thường nhẹ và dễ bị bỏ qua.

Giai đoạn khá nặng

  • Bệnh nhân mất dần khả năng thực hiện hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
  • Khó khăn về mặt ngôn ngữ rõ ràng hơn: không nhớ được từ vựng, sử dụng sai từ để diễn tả, phải cố tìm từ ngữ để diễn tả điều muốn nói, khả năng đọc viết dần mất đi.
  • Giảm khả năng phối hợp vận động, nhất là động tác phức tạp, vì thế người bệnh dễ bị ngã.
  • Giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn, ở giai đoạn này bệnh nhân có thể không nhận ra người thân.
  • Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc từ người thân.
  • Hội chứng thay đổi tính cách lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
  • Một vài người bệnh có triệu chứng ảo giác.

Giai đoạn nặng

  • Mất đi khả năng sinh hoạt hàng ngày, người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
  • Khả năng ngôn ngữ giảm chỉ nói được những cụm từ đơn giản, thậm chí là những từ đơn, cuối cùng mất hoàn toàn ngôn ngữ.
  • Thờ ơ và cảm thấy kiệt sức.
  • Thoái hóa các khối cơ khiến bênh nhân phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống.
  • Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer tử vong do nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi,…

trieu-chung-benh-alzheimer

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh cảm cúm – Cách phòng ngừa cảm cúm thế nào?

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, nguyên nhân mắc Alzheimer

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm:

  • Lớn tuổi là yếu tố nguy cơ cao nhất gây Alzheimer đặc biệt là sau 65 tuổi
  • Gia đình có người mắc bệnh
  • Người suy giảm nhận thức nhẹ
  • Từng chấn thương đầu
  • Lối sống không lành mạnh như: ít vận động, chế độ ăn thiếu rau và trái cây, hút thuốc lá
  • Mắc bệnh về tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tăng nồng độ homocysteine, đái tháo đường, bệnh tim mạch
  • Quá trình học tập và giao tiếp xã hội gặp vấn đề như: công việc nhàm chán, mức độ giáo dục thấp, thiếu những hoạt động thử thách trí não (đọc sách, chơi nhạc cụ, chơi trò chơi) hoặc ít giao tiếp ngoài xã hội.

Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

5. Cách điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer không có thuốc điều trị nhưng nếu người bệnh sống giữa sự cảm thông thì diễn tiến bệnh sẽ chậm hơn hoặc ít nhất người bệnh sẽ bớt tủi thân vì sự vô cảm của những người xung quanh. Sự cô đơn, cảm giác tủi thân là điều mà người bệnh lo sợ nhất, họ có thể hờn dỗi, ngồi một chỗ không để ý tới con cháu dù không có chuyện gì xảy ra. Điều họ cần là sự chăm sóc và các mối quan hệ yêu thương chân thành từ người thân và người xung quanh.

Đây là một căn bệnh phức tạp và không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng thuốc hoặc biện pháp can thiệp khác. Những cách tiếp cận hiện tại tập trung vào giúp mọi người duy trì chức năng tâm thần, quản lý những triệu chứng hành vi và làm chậm một số vấn đề, ví dụ như mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu nỗ lực phát triển những liệu pháp nhắm vào các cơ chế di truyền, phân tử và tế bào cụ thể để có thể ngăn nguyên nhân cơ bản gây bệnh.

Thuốc duy trì chức năng tâm thần

Những loại thuốc dùng điều trị bệnh Alzheimer mức độ trung bình đến nặng hoạt động bằng cách điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, những chất hóa học truyền thông điệp giữa tế bào thần kinh giúp giảm triệu chứng và giải quyết một số vấn đề về hành vi. Tuy vậy, những loại thuốc này có thể cho hiệu quả đối với một số người nhưng không phải tất cả và có thể chỉ hữu ích trong một thời gian nhất định.

Thuốc kiểm soát hành vi

Các triệu chứng hành vi phổ biến của bệnh Alzheimer gồm: mất ngủ, kích động, đi lang thang, lo lắng và trở nên nóng tính. Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do vì sao những triệu chứng này xảy ra và đang nghiên cứu phương pháp điều trị mới bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc để kiểm soát bệnh. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, điều trị những triệu chứng hành vi làm cho người mắc bệnh thoải mái hơn và giúp người chăm sóc thấy nhẹ nhàng hơn.

Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp điều trị bệnh Alzheimer mới

Nghiên cứu về bệnh Alzheimer đã phát triển tới mức những nhà khoa học đang tìm cách để trì hoãn hoặc ngăn căn bệnh này cũng như điều trị các triệu chứng của nó. Trong thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra do NIA hỗ trợ, những nhà khoa học đang phát triển và thử nghiệm một vài biện pháp can thiệp khả thi. Một số nghiên cứu về liệu pháp điều trị bằng thuốc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm protein beta-amyloid, chức năng mạch máu não, mất khớp thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh cụ thể, cũng như những can thiệp chẳng hạn như hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, rèn luyện nhận thức và sự kết hợp của những phương pháp tiếp cận.

cach-dieu-tri-alzheimer

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày – Những thông tin hữu ích cho người đau dạ dày

6. Chế độ ăn uống và thực phẩm tốt cho người bệnh Alzheimer

Nhiều người thắc mắc ăn gì tốt cho người bệnh Alzheimer? Sau đây là một vài gợi ý về thực đơn cho người Alzheimer

Rau lá xanh

Các loại rau xanh đậm như: cải xoăn, cải bó xôi, cải thìa, súp lơ xanh,… chứa nhiều vitamin A, C cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Ăn ít nhất 2 phần rau lá xanh hàng tuần sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe, bổ sung tối thiểu 6 phần mỗi tuần sẽ tác động tích cực hơn tới não bộ.

rau-la-xanh

Các loại rau củ

Nên ăn salad hoặc các món rau chế biến đơn giản, ít gia vị để món ăn lành mạnh hơn, cố gắng ăn ít nhất một loại rau mới hằng ngày để tăng cường hiệu quả phòng ngừa Alzheimer, có lợi cho sự phát triển não bộ, giảm cân và bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hạt và quả hạch

Các loại hạt và quả hạch là món ăn nhẹ không những phù hợp với người tập luyện mà còn rất tốt cho sức khỏe não bộ. Nên ăn loại thực phẩm này ít nhất 5 lần/tuần. Bổ sung hạt và quả hạch vào thực đơn hàng ngày sẽ cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, giảm cholesterol xấu và từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Quả mọng

Quả mọng như: việt quất, dâu tây, mâm xôi là loại trái cây được khuyến khích cho người bệnh Alzheimer. Các loại quả mọng có công dụng bảo vệ não bộ, có ích đối với chức năng nhận thức. Nên ăn loại trái cây này ít nhất 2 lần/tuần.

Các loại đậu

Đậu có chứa nhiều chất xơ và protein, ít calorie và chất béo rất phù hợp cho người tập luyện và cả người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ăn những loại loại đậu 3 lần/tuần sẽ giúp duy trì sự nhạy bén của não, củng cố các chức năng thần kinh và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ hiệu quả hơn.

cac-loai-dau

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm lành mạnh, cung cấp lượng lớn carb, năng lượng để tập luyện và hỗ trợ sức khỏe não bộ. Nên bổ sung ít nhất 3 phần ăn mỗi ngày.

Ăn cá tối thiểu 1 lần/tuần sẽ có lợi trong bảo vệ sức khỏe của não bộ. Chọn các loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ, cá mòi,… vừa cung cấp lượng chất béo tốt, omega-3, protein và nhiều dưỡng chất khác tốt cho cả não và cơ bắp.

Gia cầm

Thịt gia cầm như ức gà là thành phần vô cùng quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày. Thực phẩm này là nguồn protein lành mạnh, ít chất béo bão hòa hơn so với thịt đỏ. Các loại thịt gia cầm là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho não bộ và cơ thể. Nên ăn thịt gia cầm ít nhất 2 phần/tuần.

gia-cam

Dầu ô-liu

Không chỉ tốt cho tim mạch, dầu ô-liu còn là dưỡng chất thiết yếu tốt cho trí não, tăng cường khả năng bảo vệ và giảm sự suy giảm nhận thức.

Rượu

Nên uống 1 ly rượu vang mỗi ngày để chống lại Alzheimer một cách hiệu quả.

Bệnh Alzheimer diễn biến âm thầm. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có nhiều kiến thức về bệnh Alzheimer. Chúc các bạn có sức khỏe tốt

Xem thêm: Hệ tiêu hóa là gì? Những điều cần biết về hệ tiêu hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *