Cảm cúm là bệnh thường gặp vào lúc giao mùa ở những đối tượng có sức đề kháng kém như: trẻ em, phụ nữ mang thai hay người già. Đây là bệnh tương đối lành tính, thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh này có thể phòng ngừa, dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh cảm cúm trong bài viết này nhé
1. Cảm cúm là bệnh gì? Bệnh cảm cúm lây truyền thế nào?
- Cúm là một bệnh nhiễm virus, ảnh hưởng đến hô hấp gồm: mũi, cổ họng và phổi. Đối với đa số trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cúm có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong. Nhiều người thường nhầm giữa cảm cúm với cảm lạnh vì hai bệnh này đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có điểm khác nhau.
- Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây nên, có 3 loại virus cúm gây bệnh ở người, tùy loại mà có thể gây thành dịch hay không.
- Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mũi, miệng, mắt.
- Diễn biến bệnh cúm: Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày, thời kỳ bị lây có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài đến 7 ngày ở người lớn, thậm chí là nhiều tháng ở người suy giảm miễn dịch.
Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?
2. Triệu chứng của bệnh cảm cúm
Các dấu hiệu cảm cúm có thể nhẹ hoặc nặng, đôi khi có thể gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và có các biểu hiện sau:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Ho
- Đau họng
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi
- Đau mỏi cơ thể
Một số người có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy, những triệu chứng cảm cúm này thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu cảm cúm sau đây, nên đến gặp bác sĩ
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Môi hoặc mặt xanh
- Thở gắng sức
- Co giật
- Sốt trên 40°C
- Đau ngực
- Đau cơ nghiêm trọng
- Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng,…)
- Không có phản ứng hoặc tương tác khi ngủ dậy
- Sốt hoặc ho tái lại hoặc xấu đi
- Tình trạng bệnh mãn tính tồi tệ hơn
Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở người lớn
- Khó thở hoặc thở nông
- Đau hoặc căng tức ngực hoặc bụng
- Chóng mặt dai dẳng, không tỉnh táo
- Co giật
- Suy nhược
- Không đi tiểu
- Đau cơ nghiêm trọng
- Sốt hoặc ho tái lại hoặc xấu đi
- Tình trạng bệnh lý mãn tính tồi tệ hơn
Xem thêm: Chức năng của não bộ thế nào? Ăn gì để tốt cho sức khỏe não bộ
3. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm
- Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm do virus. Virus cúm thường lây qua dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Chúng ta có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus như: bàn phím máy tính, tay nắm cửa hoặc điện thoại, rồi đưa tay lên mũi, miệng, mắt.
- Người bị nhiễm virus có khả năng truyền nhiễm từ trước khi những triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho tới khoảng 5 ngày sau đó. Trẻ em và người có miễn dịch yếu có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn.
- Virus cúm liên tục thay đổi, với những chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trước đây khi bị cúm, cơ thể đã tạo ra kháng thể chống lại virus đặc biệt đó. Nếu virus cúm trong tương lai giống với chủng gặp phải trước đây, những kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Tuy nhiên, những kháng thể không thể bảo vệ khỏi các chủng cúm mới. Do vậy, vẫn có thể mắc bệnh cúm trong tương lai.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày – Những thông tin hữu ích cho người đau dạ dày
4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm
- Tuổi tác: Cúm theo mùa có xu hướng ảnh hưởng nhiều hơn tới trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người lớn 65 tuổi trở lên.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, dùng lâu dài steroid, ghép tạng hoặc HIV/AIDS có thể làm suy yếu miễn dịch. Điều này có thể dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và cũng có thể tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
- Bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính gồm các bệnh về phổi như: tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bất thường ở đường thở, bệnh thận, máu hoặc gan, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh cúm.
- Dùng aspirin cho người dưới 19 tuổi: Những người 19 tuổi và đang điều trị bằng aspirin trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc hội chứng Reye nếu nhiễm cúm.
- Mang thai: Phụ nữ có thai có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng cúm. Phụ nữ hai tuần sau khi sinh cũng có nhiều khả năng mắc biến chứng liên quan đến cúm.
- Béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng có khă năng cao mắc biến chứng bệnh cúm.
Xem thêm: Hoa quả cho người bị thiếu máu, trái cây gì để tăng cường sức khỏe?
5. Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không?
Đối với bệnh cảm cúm ở người lớn, bệnh này thường không nghiêm trọng. Mặc dù có thể cảm thấy khó chịu trong khi mắc bệnh, nhưng cúm thường hết sau một đến hai tuần mà không có tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ cao có thể biến chứng như:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Hen suyễn
- Nhiễm trùng tai
- Vấn đề tim mạch
Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất. Đối với người lớn tuổi và người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể dẫn tới tử vong.
6. Những biện pháp phòng tránh virus cúm lây lan
Bệnh cảm cúm có thể lây sang cho người khác. Do vậy, khi mắc bệnh, nên có các biện pháp tránh lây lan virus cho người khác như:
- Cách ly với gia đình, người thân, đồng nghiệp. Đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi ho hay hắt hơi
- Dùng khăn giấy để che khi ho và hắt hơi
- Tránh đến nơi đông người để không lây lan virus.
Xem thêm: Hệ tiêu hóa là gì? Những điều cần biết về hệ tiêu hóa
7. Cách chữa cảm cúm tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc, các chuyên gia cũng khuyên nên áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục cúm tại nhà để tăng quá trình đẩy lùi cơn cảm cúm như:
- Nghỉ ngơi.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
- Duy trì thân nhiệt ổn định.
- Tránh xa thức uống có cồn như rượu, bia…
- Bỏ thuốc lá.
Ngoài ra, việc cảm cúm nên ăn gì cũng là một cách để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tạo tiền đề cho việc hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Xem thêm: Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất
8. Bị cảm cúm nên ăn gì?
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vai trò của thực phẩm rất quan trọng trong mọi trường hợp. Hãy tham khảo những thực phẩm tốt cho người bị cảm cúm dưới đây:
Canh thịt hoặc rau củ hầm
- Bệnh cúm có những hiện tượng sốt, ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi toàn thân … Khi sốt do bị cúm, chắc chắc bạn sẽ quan tâm đến việc sốt nên ăn gì.
- Canh là món ăn dễ tiêu hóa. Do vậy, đây là món ăn cần có trong thực đơn dành cho người bị cảm cúm. Nguyên liệu dùng để nấu canh rất nhiều, có thể lựa chọn từ thịt gà, thịt bò… cho đến rau xanh, củ, nấm,…
- Thêm vào đó, cũng có thể thêm món canh vào thực đơn hàng ngày kể từ khi triệu chứng phát sinh cho đến khi bình phục hoàn toàn. Mặt khác, một bát canh nóng hổi, thơm ngon không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp bổ sung nước, làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi.
Cháo hoặc súp gà
Cháo gà là món ăn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng. Thịt gà cung cấp protein và sắt. Trong khi đó, thực phẩm kèm theo như: nấm, cà rốt,… cũng mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, nhờ có bột năng, món súp cũng sẽ đặc hơn. Do vậy, súp còn có thể giúp no lâu hơn so với khi ăn canh. Nếu không thích ăn súp, cũng có thể thay thế bằng cháo. Những ích lợi của cháo cũng giống như súp.
Tỏi
Theo các nhà khoa học, tỏi không những là gia vị mà còn là vị thuốc trị bệnh phổ biến. Một số nghiên cứu đã chỉ ra nếu người trưởng thành bị cảm cúm ăn nhiều tỏi, khả năng miễn dịch sẽ tăng cường đáng kể, đồng thời độ nghiêm trọng các dấu hiệu cũng giảm nhiều.
Sữa chua
Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua đều bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Theo kết quả từ nghiên cứu trên chuột chứng minh, sữa chua không những có khả năng xoa dịu cơn đau họng mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa chua cũng chứa lượng protein thiết yếu cho cơ thể. Còn với sữa, có thể thận trọng hơn và nên tránh các loại sữa chưa tiệt trùng vì có thể gây tác hại cho người có hệ miễn dịch yếu.
Trái cây giàu vitamin C
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả tốt hơn hơn so với lượng vitamin C từ chất bổ sung. Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất gồm có:
Rau xanh
Rau bina (còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi), cải xoăn và những loại rau xanh khác cũng có vai trò tăng cường sức đề kháng cơ thể, nhờ vào lượng vitamin C và vitamin E dồi dào. Bạn có thể sử dụng các loại rau xanh để nấu canh, làm rau trộn hoặc kết hợp cùng trái cây để tạo ra món sinh tố ngon lành. Bác sĩ cũng khuyên nên liên tục dùng các loại rau xanh trong thời gian mắc cảm cúm.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay bông cải xanh là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể khi bị cúm. Ngoài vitamin C và E giúp tăng cường miễn dịch, súp lơ xanh còn giàu canxi và chất xơ.
Yến mạch
Khi bị ốm, một bát cháo yến mạch sẽ là lựa chọn rất tuyệt vời. Tương tự những loại ngũ cốc khác, yến mạch cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Vitamin E, Chất xơ beta-glucan, Chất chống oxy hóa polyphenol
Thực phẩm có vị cay
Nghẹt mũi là dấu hiệu phát sinh và kéo dài cho tới khi cơn cúm biến mất. Trong trường hợp này, có thể giải quyết tình trạng nghẹt mũi bằng một số loại gia vị cay nồng như tiêu hoặc ớt. Tuy vậy, hãy tránh ăn cay nếu bị đau họng hoặc gặp vấn đề về dạ dày.
Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải, kali và glucose, sẽ bổ sung thêm năng lượng khi bị sốt.
Xem thêm: Bệnh trầm cảm là bệnh gì? Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?
9. Người bị cảm cúm không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm có lợi cho người bị bệnh cảm cúm, thì có một vài thực phẩm không những không giúp ích cho việc hồi phục bệnh, mà còn làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cảm cúm như:
- Những loại thực phẩm chế biến sẵn, có chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh buồn nôn, khó tiêu. Hơn nữa, những loại thức ăn này thường không nhiều chất dinh dưỡng. Thay vì ăn đồ chế biến sẵn, nên cho người bệnh ăn thực phẩm tươi và giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, nên có những cách chế biến đơn giản, thanh đạm như: luộc, hấp,… tránh chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích như: bia, rượu, cafe, soda sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, gây mất nước.
- Tránh hoặc không nên ăn những đồ ăn như: bánh quy, khoai tây chiên,…. Những thực phẩm cứng và khó tiêu có thể làm nặng thêm ho và đau họng.
Qua bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về bệnh cảm cúm để có thể có thêm thông tin và kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Xem thêm: Cà gai leo chữa bệnh gan như thế nào? Cách sử dụng cà gai leo hiệu quả