Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

nhung-thuc-an-tot-cho-mat

Đôi mắt là tài sản vô cùng quý giá đối với con người, do đó cần quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, hợp lý, việc thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đôi mắt là rất cần thiết để có đôi mắt khỏe mạnh. Theo nghiên cứu hiện đại, những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, lutein, axit béo omega-3, kẽm, chất chống oxy hóa… sẽ giúp bổ mắt, tăng thị lực. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những loại thực phẩm bổ mắt trong bài viết này nhé.

1. Cấu tạo của mắt?

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng rất quan trọng với mỗi con người. Đây là cơ quan thị giác có chức năng nhìn, quan sát, thu nhận hình ảnh sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Mắt người là cơ quan đáp ứng với ánh sáng và có các chức năng khác nhau. Là cơ quan cảm giác, mắt ở lớp thú tạo ra điều kiện cần của thị giác. Những tế bào que và nón trong võng mạc cho phép cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu

1.1. Cấu tạo bên ngoài

Từ bên ngoài, đôi mắt gồm các bộ phận sau: lông mày, lông mi, mi mắt, tròng đen, tròng trắng,…

1.2. Cấu tạo bên trong

Mắt là cơ quan có cấu tạo bên trong rất phức tập trong đó giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là bộ phận cơ bản đảm bảo chức năng nhìn của mắt.

Bán phần trước

Giác mạc

Giác mạc (lòng đen), là màng trong suốt, rất dai, không có mạch má, hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính giác mạc khoảng 11 mm, bán kính độ cong khoảng 7,7 mm. Chiều dày của giác mạc ở trung tâm mỏng hơn ở vùng rìa.

Bán kính cong mặt trước của giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ nhân cầu. Về phương diện tổ chức học của giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong gồm: biểu mô, màng Bowmans, nhu mô, màng Descemet, nội mô.

Mống mắt – Đồng tử

Mống mắt là vòng sắc tố bao xung quanh đồng tử, quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh,…). Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm tại trung tâm mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ những cơ nằm trong mống mắt để chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Thủy tinh thể

Thủy tinh thể nằm phía sau mống mắt. Cơ quan này trong suốt làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung những tia sáng đúng vào võng mạc để tạo ra hình ảnh rõ nét, giúp nhìn xa gần.

Bán phần sau

Dịch kính

Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm khoảng 2/3 thể tích nhãn cầu.

Dây thần kinh mắt – mạch máu võng mạc

Dây thần kinh thị giác là nơi tập trung những bó sợi thần kinh có vai trò dẫn truyền tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng mắt. Một số bệnh nội khoa liên quan đến rối loạn mạch máu võng mạc như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đái tháo đường…

Hoàng điểm

  • Võng mạc là màng bên trong đáy mắt có chức năng tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm võng mạc là hoàng điểm (điểm vàng), là nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ nét của hình ảnh.
  • Thông qua những dây thần kinh thị giác võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực rồi gửi về trung khu phân tích ở não. Võng mạc gồm nhiều lớp tế bào, đáng chú ý là lớp tế bào que, lớp tế bào thần kinh cảm thụ và tế bào nón.
  • Tế bào que và tế bào nón nhận biết hình ảnh, màu sắc. Lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào que, tế bào nón trước những tác hại của tia cực tím và ánh sáng xanh chất chuyển hóa làm hại võng mạc.

cau-tao-cua-mat

Xem thêm: Chức năng của não bộ thế nào? Ăn gì để tốt cho sức khỏe não bộ

2. Ăn gì để bổ mắt? Dinh dưỡng giúp tăng thị lực

  • Vitamin A: Thiếu Vitamin A là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất làm suy giảm thị lực. Vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì những tế bào cảm giác ánh sáng ở mắt, hay còn gọi là thụ cảm quang. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin A, có thể bị chứng mù đêm, khô mắt hoặc bệnh mắt nghiêm trọng, tùy thuộc vào độ thiếu hụt.
  • Zeaxanthin và Lutein: là những chất chống oxy hoá, hai chất này thường tập trung tại phần trung tâm của võng mạc. Chúng có vai trò như một loại kem chống nắng tự nhiên, bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, những chất này còn hấp thụ ánh sáng xanh (loại ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình điện tử) rất nguy hiểm cho võng mạc.
  • Axit béo omega-3 chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) vô cùng quan trọng cho sức khỏe đôi mắt. DHA được tìm thấy lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng của mắt. Acid béo này cũng quan trọng cho sự phát triển của não và mắt thời kỳ sơ sinh. Thiếu DHA có thể dẫn tới suy giảm thị lực, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, bổ sung thường xuyên omega-3 cũng có lợi cho những người bị bệnh khô mắt.

omega-3

  • Kẽm là bộ phận cấu thành của nhiều enzyme thiết yếu, gồm superoxide dismutase, có vai trò như chất chống oxy hoá. Kẽm có liên quan đến hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc, nếu thiếu kẽm có thể dẫn tới chứng mù đêm.

Xem thêm: Tăng cường thị lực tuyệt vời từ rong nho khô

3. Những loại thực phẩm giúp bổ mắt, tăng cường thị lực

3.1. Thực phẩm bổ mắt nguồn gốc thực vật

Nhiều người luôn thắc mắc: “Ăn gì để bổ mắt?”, “Ăn gì bổ mắt cho bé?”, “Ăn gì bổ mắt cho người già?”… Những thực phẩm dưới đây có thể bổ sung vào khẩu phần ăn giúp tốt cho mắt, đều có thể dùng cho những đối tượng trên.

  • Cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin A và beta-carotene, giúp tăng sức khỏe toàn diện cho mắt. Vitamin A còn giúp tăng cường sức khỏe thủy tinh thể và giác mạc, beta -carotene là chất chống oxy hóa mạnh giúp hạn chế tác hại của gốc tự do. Ngoài ra beta-carotene cũng rất tốt cho hoàng điểm và thủy tinh thể, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
  • Rau xanh: Những loại rau có màu xanh đậm như: cải xoăn, củ cả, rau bina,… đều chứa chất chống oxy hóa mạnh là lutein và zeaxanthin. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, zeaxanthin và lutein giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi cao.

rau-xanh

  • Ngô: trong ngô chứa nhiều zeaxanthin và lutein, hai chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe đôi mắt. Khi ăn ngô thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và suy giảm sắc tố vàng trong mắt. Hơn nữa, ngô còn bổ sung thêm vitamin C, B1, B5, folate, magie, kẽm phốt pho,…và chất chống oxy hóa giúp cơ thể giảm tác động gây hại của gốc tự do.
  • Cà chua: Hầu hết các loại rau củ và trái cây màu đỏ đều tốt cho sức khỏe của đôi mắt và cà chua là một trong số đó. Trong cà chua chứa lycopene giúp bảo vệ võng mạc và mắt khỏi tác hại của ánh sáng tia cực tím từ mặt trời. Lycopene cũng bảo vệ sự toàn vẹn các tế bào khác và ngăn ngừa ung thư.
  • Quả óc chó: Óc chó được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Ăn một ít quả óc chó hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe mắtbảo vệ mắt khỏi những vấn đề về thị lực vì trong quả óc chó chứa lượng lớn các axit béo omega-3 có vai trò rất quan trọng trong duy trì sức khoẻ của mắt. Hơn nữa, lượng lớn vitamin A, kẽm cùng những chất chống oxy hóa trong quả óc chó giúp kháng viêm và tốt cho sức khỏe tim mạch.

qua-oc-cho

  • Khoai lang: Giống cà rốt, trong khoai lang chứa beta-carotene. Lượng beta-carotene trong khoai lang tăng cường sức khỏe đôi mắt. Ngoài ra, trong khoai lang cũng chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, C, kali… rất tốt cho mắt.

3.2. Thực phẩm tốt cho mắt nguồn gốc từ động vật – cho đôi mắt khỏe mạnh

Cá hồi: hai loại axit béo omega-3 cần để võng mạc làm việc là DHA và EPA. Omega-3 được tìm thấy nhiều trong cá hồi. Các chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể giúp bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Ngoài ra, DHA và EPA trong cá hồi cũng giúp cân bằng độ ẩm thiết yếu của mắt và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp.

ca-hoi

Thịt nạc và thịt gia cầm: Thịt gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu được khuyến khích dùng thay thế cho thịt màu đỏ chúng ta thường ăn trong các bữa ăn như: thịt bò, lợn,… để có đôi mắt khỏe mạnh. Thịt đà điểu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, kali, sắt và protein… giúp có được thị lực tuyệt vời. Ngoài kẽm là khoáng chất quan trọng cho võng mạc thì sắt giúp chống thoái hóa mắt, giữ cho đôi mắt khỏe mạnh khi về già. Trong gà tây và thịt gà cũng chứa lượng kẽm rất nhiều. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giàu vitamin như: vitamin B, vitamin E, axit nicotinic là các dưỡng chất giúp làm giảm khả năng mắc đục thủy tinh thể và bệnh về suy nhược mắt khác. Những loại thịt này có thể chế biến thành nhiều món như: món hầm, nấu súp, món nướng hay làm salad.

Trứng gà: Trong trứng gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như: vitamin A, vitamin D, kẽm, lutein, lecithin, B12, và cysteine. Ngoài protein, lòng đỏ trứng gà là nguồn cung cấp dồi dào kẽm, lutein, zeaxanthin và các chất giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt gây mù lòa ở người cao tuổi. Kẽm trong trứng giúp cơ thể hấp thu các chất lutein và zeaxanthin hiệu quả hơn.

Xem thêm: Bệnh đường huyết là gì? Cách kiểm đường huyết hiệu quả nhất

4. Làm gì để bảo vệ đôi mắt? Hoạt động giúp bảo vệ mắt

Không nhìn lâu màn hình máy tính

Khi nhìn lâu vào màn hình máy tính sẽ làm mắt bị khô, mệt mỏi và nhức đầu. Nếu thường xuyên làm việc, tiếp xúc với máy tính thì nên làm theo nguyên tắc 20-20-20. Nghĩa là cứ 20 phút nghỉ mắt 20 giây, hướng mắt nhìn tập trung vào một vật cách xa mắt khoảng 20 feet (khoảng 60cm).

Không nên xem phim, chơi game 3D

Mặc dù chưa có nghiên cứu dài hạn xác định xem phim, chơi game 3D gây tổn hại đến mắt, nhưng nhiều người thấy nhức đầu, chóng mặt… khi tiếp xúc nhiều với những loại hình này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhận thức giảm, thị lực kém. Trước khi có thông báo chính thức từ nhà khoa học, hãy bảo vệ đôi mắt mình bằng cách không nên xem phim hay chơi game 3D thường xuyên.

Đeo kính bảo vệ mắt khi ra nắng

Kính râm không những đeo để làm thời trang mà còn giúp bảo vệ mắt. Tương tự như làn da, đôi mắt cũng cần bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời. Phơi nhiễm tia UV nhiều quá, lâu ngày có thể bị lên mộng mắt, ung thư da mi, thoái hóa điểm vàng, đục nhân mắt, tổn hại đến giác mạc.

deo-kinh

Khám mắt ngay khi thấy dấu hiệu bất thường

  • Quầng sáng xung quanh mắt hoặc ánh sáng chói: Khi nhận thấy có quầng sáng xung quanh mắt hoặc nhìn ánh sáng bị chói thì có thể là do sự biến đổi sinh lý bình thường, hoặc do đeo kính, dùng kính áp tròng cũng gây hiện tượng trên, nhưng cũng có thể là do dấu hiệu cảnh báo bị đục thủy tinh thể. Hãy đến bác sĩ nhãn khoa nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên.
  • Nếu đột ngột thấy có những biểu hiện sau: các đốm di động đột ngột tăng lên trong tầm nhìn, ánh sáng lóe lên đột ngột tại một hoặc cả hai mắt, bóng hoặc màn phủ qua tầm nhìn, mắt bị nhòe hoặc giảm tầm nhìn… Hãy gặp bác sĩ ngay vì có thể bị bong, rách võng mạc. Đây là tình trạng khẩn cấp, nếu không kịp đặt lại võng mạc có thể dẫn tới mất tầm nhìn vĩnh viễn.
  • Điểm mù (blink spot): Cơ thể con người luôn có giới hạn nhất định, đỉnh điểm giới hạn thị giác chính là điểm mù. Khác với điểm mù bẩm sinh, điểm mù ngay giữa tầm nhìn là một điều bất thường, đó là một bệnh lý – bệnh thoái hóa điểm vàng. Các triệu chứng thoái hóa điểm vàng gồm: khó nhìn rõ, điểm đen mờ ngay giữa mắt, mắt cảm giác khó chịu khi đi từ vùng sáng tới vùng tối hơn. Thoái hóa điểm vàng không phải lúc nào cũng gây mù, nhưng sẽ gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày như lái xe, đọc sách.
  • Chắp mắt: Nếu thấy có một nốt đỏ, mềm, đau, khó chịu… ở cuối mi mắt, có thể bị chắp mắt. Đây là bệnh do tuyến của sụn mi bị bít tắc. Cách xử lý cũng khá đơn giản: dùng khăn mỏng, nhúng nước ấm lau sạch, làm như thế từ 3 – 5 lần/ngày thì chắp sẽ hết. Không được nặn vì sẽ gây tổn thương nặng hơn hoặc nhiễm trùng, để lại sẹo

Khám mắt định kỳ

Có nhiều người không quan tâm đến mắt của mình cho đến lúc thị lực giảm sút trầm trọng. Một số bệnh như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng… khiến không đọc được những dòng chữ nhỏ và là nguyên nhân dẫn đến mù lòa – thường xảy ra ở tuổi trung niên. Đó là lý do tại sao bác sĩ nhãn khoa khuyên, nên đi khám mắt định kỳ 1 – 2 năm/lần. Điều này giúp kiểm tra thị lực, phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Xem thêm: Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

5. Mua thực phẩm bổ mắt ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Thực phẩm bổ mắt rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán thực phẩm bổ mắt kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua thực phẩm bổ mắt, nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.

Nông sản Dũng Hàđịa chỉ bán thực phẩm bổ mắt chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Thực phẩm bổ mắt bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đồ khô, rau củ, thực phẩm sạch. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá thực phẩm bổ mắt, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi

Xem thêm: Bệnh trầm cảm là bệnh gì? Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *