5 loại trà tốt cho người đau dạ dày – làm dịu dạ dày hiệu quả

Bệnh đau dạ dày là một trong những loại bệnh phổ biến về đường tiêu hoá, có triệu chứng như ợ chua, đau quặn bụng, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ít người biết một số loại trà có công dụng làm hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày tại nhà. Khi dạ dày đang trong tình trạng khó chịu, một cốc trà nóng sẽ rất tuyệt vời sẽ giúp cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Có nhiều loại trà khác nhau và chúng có thể đem lại những sự kỳ diệu cho dạ dày. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu 5 loại trà tốt cho người đau dạ dày – làm dịu dạ dày hiệu quả trong bài biết này nhé

1. Đau dạ dày có được uống trà không?

Hầu hết những trường hợp đau dạ dày ở giai đoạn đầu thường không nghiêm trọng. Người bị đau dạ dày có thể cải thiện triệu chứng bằng cách thay đổi cách sống, chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham khảo những loại thức uống giúp làm giảm đau dạ dày và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Các loại trà được sử dụng rộng rãi với nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường trí nhớ và ngừa ung thư, Tuy nhiên uống trà có hại dạ dày khôngđau dạ dày có uống trà được không là thắc mắc của nhiều người.

Đau dạ dày uống trà được không? Câu trả lời là có. Khi đau dạ dày vẫn có thể uống trà. Tuy nhiên, lưu ý là chỉ có thể dùng một số loại trà nhất định và có liều lượng, tần suất uống rõ ràng chứ không lạm dụng loại nào cũng dùng được.

Nhiều người cho rằng khi đói hoặc đau dạ dày không nên uống trà vì sẽ gây xót ruột, đau bụng, khó chịu. Nhưng khoa học đã chỉ ra điều này hoàn toàn không chính xác, vì các loại trà khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể.

uong-tra-chua-dau-da-day

Xem thêm: TỔNG HỢP 10+ LOẠI TRÀ GIÚP NGỦ NGON HIỆU QUẢ

2. Những điều người đau dạ dày nên tránh khi uống trà

Đau dạ dày uống trà được không đã được trả lời là có. Tuy vậy, người đau dạ dày có thể uống trà nhưng cũng cần vài chú ý vài điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Tuyệt đối không uống trà đặc vì nó khiến dạ dày co thắt nhanh hơn, gây đau hơn
  • Khi đói, tuyệt đối không được dùng trà vì sẽ gây xót ruột, làm đau dạ dày nhiều hơn
  • Không nên uống nước trà để lâu vì dễ gây ngộ độc, không tiêu, ảnh hưởng nặng tới dạ dày
  • Không uống thuốc bằng nước trà vì sẽ gây ngộ độc, dạ dày không tiêu hóa được
  • Không uống trà trước bữa ăn vì nó làm dạ dày bị đau do bị kích thích sản sinh ra chất axit khiến niêm mạc dạ dày mỏng gây viêm loét
  • Không uống nước trà lạnh vì sẽ khiến khó tiêu, đầy bụng. Nếu nặng có thể gây ngộ độc

Xem thêm: Bệnh sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

3. Những loại trà tốt cho dạ dày nên có trong nhà

3.1. Chè dung – làm dịu cơn đau dạ dày

  • Chè dung ở nhiều nơi gọi tên khác nhau như: trà dung, cây dung, duối gia, chè dại, chè lá dung, chè lang,… có tên khoa học là Symplocos racemosa Roxb, thuộc họ Dung – Symplocaceae.
  • Theo Đông Y, chè dung vị chua lẫn chút ngọt, còn chứa lượng lớn các hợp chất rất tốt cho sức khỏe như: Tanin, hợp chất Plavonozit, loturidin, Loturin và coloturin,… giúp cải thiện tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm dạ dày, giải nhiệt cơ thể, tiêu độc, hạ huyết áp, tiêu mỡ và đặc biệt tốt cho các bệnh liên quan tới đường ruột. Theo dân gian, thường dùng chè dung sắc nước uống hoặc làm dạng siro để chữa các bệnh đau dạ dày. Bài thuốc này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
  • Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiệu quả cho bệnh dạ dày. Chè lá dung có tác dụng giảm tiết acid, nếu dùng hàng ngày sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra, uống trà cây lá dung sau bữa ăn còn có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa, đau bụng đi ngoài, tăng cảm giác thèm ăn.
  • Cây chè dung có tác dụng hỗ trợ trị đau nhức xương khớp hiệu quả mà ít người biết. Ngoài các hoạt chất kháng viêm, trong thảo mộc còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và muối khoáng rất tốt cho xương khớp
  • Các nhà khoa học chứng minh, trong lá chè lượng glycosid tương đối cao, khi phân hủy sẽ tạo ra pelargonidin và glucose làm giảm lượng đường huyết trong máu. Tác dụng này hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm biến chứng do bệnh gây ra.
  • Theo phản hồi thực tế, chị em có triệu chứng đau bụng kinh, rong kinh khi uống lá trà dung đều cải thiện tình trạng này đáng kể.
  • Vị thuốc này còn giúp bổ huyết, tăng lượng máu lưu thông trong hệ tuần hoàn. Thích hợp cho người suy nhược, mới ốm dậy, thiếu máu. Nó cũng ngăn nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp

Cách sử dụng chè dụng trị đau dạ dày

  • Lá chè dung 120 gram, kê nội kim 20 gram, hương phụ tử chế 60 gram, mai mực sao vàng 40 gram, nam mộc hương 40 gram.
  • Tất cả nguyên liệu đem sao vàng, tán thành bột, sử dụng 8 gram/ lần, chia làm 2 lần uống/ ngày và uống cách bữa ăn 1 giờ.
  • Sử dụng liên tục đến khi thấy dạ dày hết đau thì dừng.

che-dung-tot-cho-da-day

3.2. Trà kim ngân hoa – chữa đau dạ dày

  • Kim ngân tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, họ Cơm cháy Caprifoliaceae, là cây thuốc được sử dụng trong phòng và chữa bệnh ung thư của Đông y. Cây tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng buổi sáng và màu vàng buổi chiều.
  • Cây kim ngân hoa là vị thuốc trong Đông y, là loại cây dây leo, thân dài, có thể đến hơn 10m. Cành non màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành, cành già màu đỏ nhạt, cành nhẵn.
  • Theo Đông y, trà kim ngân hoa vị ngọt, tính mát, uống hơi đắng khi uống tác động trực tiếp tới 4 kinh: tâm – phế – tỳ – vị có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu.
  • Theo Tây y, trong trà kim ngân hoa chứa chất Flavonoit, Colymozid, auroxantin, Cryptoxantin, một số carotenoit, trong lá kim ngân chứa chất Loganin giúp tăng cường chuyển hóa chất béo và có công dụng kháng khuẩn cao.
  • Đông Y và dân gian dùng cây kim ngân hoa chữa một số bệnh như: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, trị cảm cúm, chữa mẩn ngứa, ung nhọt, sốt, làm giảm cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị, mật và lợi tiểu.
  • Hoạt tính sinh học của axit chlorogenic trong kim ngân hoa có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, điều chỉnh chức năng của những cơ quan và cải thiện hệ miễn dịch.

Cách pha trà kim ngân hoa

Pha trà bằng nước sôi từ 90 độ trở lên, mỗi 200ml với 5gr trà hoa kim ngân

  • Uống nóng: Tráng bình và hoa bằng nước sôi 30s đến 1 phút sau đó bỏ nước. Đổ thêm nước sôi và đợi trong 5 phút cho trà ngậm nước là có thể uống được.
  • Uống lạnh: Lọc xác trà và lá lấy phần nước, thêm đá hoặc sử dụng bình lắc đều và thưởng thức.

tra-kim-ngan-hoa

3.3. Trà lá bạc hà – loại bỏ cơn đau dạ dày

  • Bạc hà là loại thảo mộc phổ biến được sử dụng tươi hoặc khô trong nhiều món ăn và y học cổ truyền. Dầu bạc hà thường được dùng trong kem đánh răng, kẹo cao su, kẹo và những sản phẩm làm đẹp. Bạc hà có khả năng chống oxy hóa cao hơn bất kỳ loại thực phẩm nào
  • Công dụng làm mát của tinh dầu trong trà bạc hà giúp làm dịu dạ dày đang khó chịu. Trước tiên, tinh dầu bạc hà làm thư giãn những cơ dạ dày đang co thắt, cải thiện lưu thông và giảm viêm. Tiếp đến, trà giúp giảm đau dạ dày, loại bỏ nguyên nhân khiến dạ dày khó chịu bằng cách kích thích sự tiết dịch của dạ dày giúp phá vỡ thức ăn và giúp tiêu hóa tốt.
  • Bạc hà có tính hàn, vị the, mùi thơm thông mũi mát họng khi kết hợp với trà xanh tạo nên hương vị dễ chịu. Trà bạc hà có tác dụng tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giảm stressgiảm đau dạ dày hiệu quả. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy uống một cốc trà bạc hà sẽ giúp tinh thần sảng khoái, kích thích hoạt động cho dạ dày, loại bỏ tình trạng khó chịu, đầy hơi.
  • Bạc hà cũng có thể làm giảm những triệu chứng tiêu hóa, ví dụ như: đầy hơi và khó tiêu. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng bạc hà giúp thư giãn hệ thống tiêu hóa, đồng thời giúp giảm đau. Hơn nữa, nó còn có công dụng ngăn chặn cơ trơn khỏi co thắt, làm giảm co thắt trong ruột.
  • Giống hầu hết các loại trà thảo dược, trà lá bạc hà có chứa các hợp chất giúp chống cảm lạnh bên cạnh việc nâng cao khả năng miễn dịch. Uống một cốc trà nóng là một trong những cách phổ biến để làm dịu cơn đau họng. Trà bạc hà sẽ làm thư giãn cơ cổ họng gây ho, mở đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm cảm lạnh nặng như viêm phế quản.

Cách pha trà bạc hà

  • Cho lá bạc hà vào ấm.
  • Nước sôi sau đun để khoảng 5 phút sau đó mới chế vào ấm như vậy mùi trà sẽ thơm ngon hơn.
  • Đậy nắp, hãm trà trong khoảng 5 -7 phút là có thể uống được.
  • Nếu không vội hãy đợi thêm chút nữa, trà hãm càng lâu càng ngon.
  • Rót ra cốc, có thể cho thêm đường hoặc mật ong tuỳ sở thích rồi khuấy lên và thưởng thức.

tra-la-bac-ha-tot-cho-da-day

3.4. Trà bancha gạo lứt khô – tốt cho dạ dày

  • Trà Bancha gạo lứt làm từ gạo lứt đỏ ngâm trong nước ấm rồi rang trên bếp củi lửa nhỏ cùng lá trà già Bancha. Trà này khi uống không bị mất ngủ như uống trà búp, trà mạn, trẻ em cũng có thể uống được. Trà có nước, màu của nó rất đẹp, hương vị thơm ngon tự nhiên
  • Trà bancha gạo lứt là sự kết hợp giữa trà bancha hảo hạng cùng với gạo lứt đỏ sạch thơm đã tạo ra thức trà bổ dưỡng cho sức khỏe. Gạo lứt đỏ sau khi ngâm trong nước ấm rang trên bếp củi lửa cùng với lá trà già bancha. Trà bancha gạo lứt có chứa catechin và EGCG cao, chống oxy hóa mạnh, là loại trà được nhiều người ưa chuộng.
  • Trên những cây trà Shan tuyết cổ thụ trăm năm trên núi, có nhiều lá trà già, độ tuổi từ 3 – 5 năm hoặc lâu hơn. Lá trà này hầu như không rụng trừ khi bị sâu ăn. Người dân sẽ hái những lá trà già về, kết hợp với gạo lứt thơm ngon để tạo ra loại trà dinh dưỡng này. Loại trà này không phải ở đâu cũng có, ở Việt Nam trà này thường có ở: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La.
  • Chất diệp lục có trong trà bancha gạo lứt giúp thải các độc tố cơ thể. Ngoài ra, các axit amin cũng tăng khả năng ghi nhớ cho não bộ, không gây buồn ngủ, điều trị rối loạn dạ dày
  • Trà bancha gạo lứt là thức uống có chứa catechin và EGCG hàm lượng cao gấp 100 lần so với những loại trà thông thường, chống oxy hóa và giúp phòng chống ung thư hiệu quả. Trà có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cholesterol có hại trong cơ thể để cải thiện sức khỏe, củng cố hệ thống miễn dịch và tăng cường trao đổi chất. Đặc biệt, loại trà này cũng có tác dụng đốt cháy lượng mỡ thừa nhanh gấp 4 lần so với bình thường, giúp làm đẹp da và chống lão hóa.
  • Thức uống này còn là một trong những thứ trà phổ thông rất tốt cho sức khoẻ, làm tăng lực, tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, tiêu hoá tốt, làm kiềm hoá a xít đánh tan mỡ thừa trong máu, giảm Cholesterol, ngăn chặn tổn hại ở não, đau thắt ruột, đầy hơi,…

Cách pha trà bancha gạo lứt khô

Cho lượng vừa đủ hãm trong ấm giữ nhiệt trong 10 phút là có thể uống được hoặc cho vào ấm đun sôi với lửa liu riu khoảng 3 phút và thưởng thức

tra-banch-gao-lut-kho

3.5. Trà Atiso xanh khô – trị bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà

  • Tên khoa học của hoa atiso là Cynara scolymus, hoa này có nguồn gốc từ nam Châu Âu. Cây atiso cao từ 1.5-2m loại trưởng thành, lá dài 50-80cm. Ở nước ta, Atiso bắt đầu được trồng khoảng đầu thế kỷ XX. khu vực trồng chủ yếu ở nơi có khi hậu ổn định như Hà Giang, Sapa, Tam Đảo, nhất là Đà lạt. Hoa Atiso Đà Lạt được sử dụng phổ biến làm thuốc, chế biến món ăn
  • Hoa Atiso sấy khô là sản phẩm truyền thống về Atiso của Đà Lạt từ lâu đời nay. Atiso tốt cho sức khoẻ, khi chế biến thành thức uống hay thức ăn đều. Tuy nhiên Atiso chỉ ra hoa mỗi năm 1 lần vào mùa thu, để lưu trữ được hoa atiso lâu hơn, người ta phải làm khô hoa atiso.
  • Theo nghiên cứu khoa học, Atiso chứa những hoạt chất như: flavonoid, tanin, cynarin… và khoáng chất kali, canxi, magie, vitamin A, C, B1, B2 và nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
  • Hoa atisô khi nấu chín có công dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa giúp ngon miệng. Món ăn lợi gan mật, thải độc cơ thể, trợ tim, lợi tiểu, tăng tiết sữa cho sản phụ. Những thành phần trong atiso đã được nghiên cứu tại Anh là làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày,… Vì vậy, uống trà atiso thường xuyên rất tốt cho đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả.
  • Với lượng chất xơ dồi dào, trà atiso xanh khô giúp giảm cảm giác thèm ăn, làm chậm hấp thụ chất béo và tinh bột cũng như tăng cường chuyển hóa năng lượng. Qua đó, trà atiso được coi là lựa chọn phù hợp cho ai muốn giảm cân.

Cách pha trà Atiso khô

  • Dùng 500g hoa atiso khô, rửa sạch rồi đun với 1-2 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5-10p.
  • Sau đó chắt lấy nước, chờ nguội rồi uống trong ngày.
  • Nếu muốn ngọt hơn hãy cho thêm 1 ít đường. Nước Atiso xanh, mùi thơm.
  • Có thể uống trà hoa atiso thay nước lọc hàng ngày, chỉ cần chú ý mỗi tháng tạm dừng 3-5 ngày rồi mới uống tiếp.

tra-atiso-xanh-kho-tot-cho-da-day

Xem thêm: Pha trà thái nguyên ngon, đúng cách

4. Mua trà tốt cho dạ dày ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Trà tốt cho dạ dày rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán trà tốt cho dạ dày kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua trà tốt cho dạ dày nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.

Nông sản Dũng Hàđịa chỉ bán trà tốt cho dạ dày chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Trà tốt cho dạ dày bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trà các loại, bột. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá trà tốt cho dạ dày, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi.

Xem thêm: Cách chế biến hoa atiso tươi cực ngon không phải ai cũng biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *