Bệnh viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thông tin cần biết

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Trong tình trạng không khí ngày càng bị ô nhiễm, việc bảo vệ lá phổihệ hô hấp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là tình trạng bệnh lý rất hay gặp và được phân thành nhiều loại với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh viêm phổi qua bài viết này nhé

1. Viêm phổi là bệnh gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô phổi gồm: viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Những phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hay mủ, gây ho có đờm hoặc sốt, ớn lạnh và khó thở. Thông thường, có nhiều yếu tố gây ra viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, đến viêm phổi nặng. Bệnh này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và người già (trên 65 tuổi), người có bệnh nền, hoặc hệ miễn dịch yếu.

2. Bệnh viêm phổi có lây không? Có chữa được không?

Viêm phổi là bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng. Đây là bệnh đường hô hấp thường gặp do viêm phế nang trong phổi với tác nhân là virus, vi khuẩn, tụ cầu vàng và Mycoplasma. Thời điểm giao mùa là thời gian lý tưởng cho bệnh hô hấp phát triển trong đó có viêm phổi.

Phổi là cơ quan có vai trò quan trọng trong điều hòa hô hấp của con người. Khi phổi bị tổn thương, đồng nghĩa với việc sức khỏe của người bệnh sẽ bị suy yếu, thậm chí trong nhiều trường hợp mức độ tổn thương của phổi sẽ quyết định sự sống của bệnh nhân.

Bệnh viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt là người có sức đề kháng kém, hay hút thuốc và làm việc trong môi trường ô nhiễm

Bệnh viêm phổi có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị cần phù hợp với những triệu chứng và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi bệnh chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể chữa được.

Chính vì thế, khi phát hiện cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường. Đặc biệt là các triệu chứng của bệnh viêm phổi như: ho, khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ,… nên kịp thời tới gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra.

Chủ động trong phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp nhanh chóng khỏi bệnh. Tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Đặc biệt là các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi như: áp xe màng phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp hay viêm màng ngoài tim,… Các biến chứng này sẽ gây nên nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả

3. Nguyên nhân gây ra viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp viêm phổi ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải giọt chứa vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi).

Viêm phổi do nhiễm virus

Hiện nay, viêm phổi do virus nguy hiểm nhất là SARS-CoV-2 (COVID – 19). Ngoài ra, viêm phổi có thể do các loại virus khác gây cảm cúm, cảm lạnh.

Viêm phổi do nấm

Loại viêm phổi này do hít phải những bào tử của nấm, thường gặp ở người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh này phát triển rất nhanh, bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người thường xuyên hút thuốc lá, sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.

Viêm phổi do hóa chất

Còn được gọi là viêm phổi hít. Đây là loại viêm phổi ít gặp, nhưng lại có độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất có nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng sẽ phụ thuộc vào: loại hóa chất, thể trạng người bệnh, thời gian phơi nhiễm, biện pháp sơ cứu đã thực hiện… Ngoài ra, những hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.

Viêm phổi bệnh viện

Là viêm phổi diễn ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó bệnh nhân không có triệu chứng của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện thường do những vi khuẩn gây ra như: P. aeruginosa, Enterobacteriacae, Haemophillus spp, Acinetobacter spp, S. aureus, Streptococcus spp.

Viêm phổi cộng đồng

Là cách chỉ tất cả những loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng, thông thường là do vi khuẩn, virus.

nguyen-nhan-gay-viem-phoi

Xem thêm: Bệnh béo phì là gì? Những điều cần biết về bệnh béo phì

4. Triệu chứng khi mắc viêm phổi

Biểu hiện bệnh viêm phổi thường gặp

Thường xuất hiện chủ yếu ở trường hợp viêm phổi cấp tính

  • Đau ngực khi thở hay ho
  • Ho (ho có đờm, ho khan)
  • Sốt trên 38 độ, ra mồ hôi và ớn lạnh
  • Mệt mỏi và chán ăn
  • Thở nhanh, gấp, khó thở khi gắng sức
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy

Dấu hiệu bệnh viêm phổi ít phổ biến

Có thể xuất phát từ những ca viêm phổi cấp tính phát hiện chậm hoặc không được can thiệp kịp thời sau từ 2 tuần trở lên

  • Ho ra máu
  • Đau cơ và đau khớp
  • Đau đầu
  • Ở người già có thể gây lú lẫn hoặc thay đổi ý thức

Người bình thường khi mắc viêm phổi với triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhà và có thể tự khỏi trong khoảng 2-3 tuần. Đối với phụ nữ có thai, nếu nghi ngờ mắc viêm phổi cần đi khám và điều trị ngay theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

5. Đối tượng nào dễ mắc viêm phổi?

Trẻ em

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tháng tuổi, là nhóm có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi ở trẻ em những nước đang phát triển, trong đó khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Ở Việt Nam, mỗi năm khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì viêm phổi.

Phụ nữ mang thai

Giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch phụ nữ suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do vậy, phụ nữ mang thai dễ mắc viêm phổi. Bệnh này trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non hoặc có thể gây sảy thai.

Người lớn tuổi

Người cao tuổi có sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên khi thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Người già mắc bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng, phổ biến là suy hô hấp.

Các yếu tố rủi ro khác

  • Bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn nếu đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, đặc biệt nếu đang sử dụng máy thở.
  • Người mắc bệnh mãn tính có khả năng cao bị viêm phổi nếu mắc: bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

doi-tuong-de-mac-viem-phoi

Xem thêm: Chức năng của não bộ thế nào? Ăn gì để tốt cho sức khỏe não bộ

6. Viêm phổi nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục sức khỏe?

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm phổi

Thực đơn cho người viêm phổi là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người viêm phổi” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người viêm phổi

Rau xanh và hoa quả

Rau củ quả là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân viêm phổi. Vì vậy, những người bị viêm phổi nên ăn nhiều rau quả tươi, nấu chín, làm súp và sinh tố để dễ ăn hơn. Loại quả nên được ưu tiên là những quả giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C

Nên chọn loại rau củ quả có màu đậm như những loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh,… Các loại trái cây giàu vitamin như: dâu tây, cam, nho, táo, lê, chuối, đu đủ,… Nếu bệnh nhân mệt mỏi, khó ăn, có thể uống nước ép trái cây và rau quả tươi cũng tốt cho bệnh nhân viêm phổi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc là nguồn bổ sung carbohydrate – cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không những vậy, trong hạt ngũ cốc có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào

Vitamin B từ ngũ cốc nguyên hạt đóng vai trò sản sinh năng lượng, kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Đây cũng là nguồn cung cấp Selen dồi dào, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống ung thư phổi. Các loại hạt ngũ cốc dinh dưỡng mà người bệnh viêm phổi nên ăn như: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, bắp rang,…

ngu-coc-nguyen-hat

Thực phẩm giàu protein

Ở bệnh nhân viêm phổi, ngay khi quá trình viêm diễn ra, thì sự tăng sinh, tái cấu trúc tế bào niêm mạc tại phổi cũng diễn ra, dẫn tới hình thành những tổ xơ hóa và để lại mô sẹo ở phổi. Do vậy, bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa các mô, tế bào bị tổn thương.

Tuy vậy, không phải nguồn đạm nào cũng tốt cho người bệnh. Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm phổi, bệnh nhân nên chọn nguồn đạm ít chất béo bão hòa, tăng cường chất béo omega-3. Những thực phẩm giàu đạm tốt có thể kể đến như: ức gà, đậu, thịt trắng, cá hồi,…

protein

Các loại đồ uống như nước, sinh tố, sữa

Duy trì đủ nước là một điều cần thiết cho người bệnh viêm phổi, nhất là những trường hợp bị sốt cao, nôn và tiêu chảy. Việc bổ sung đủ nước bằng đồ uống như: nước ép trái cây, sinh tố, sữa hoặc nước lọc sẽ bù lại lượng nước và điện giải đã mất của cơ thể.

Omega-3

Viêm phổi không nên bỏ qua axit béo tốt như omega-3. Nó có công dụng chống viêm rất hiệu quả. Lượng omega-3 dồi dào trong một vài loại thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt đậu nành,…

omega-3

Gừng

Gừng là gia vị phổ biến trong bếp của mỗi gia đình. Đây cũng là bài thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả, vì trong gừng tươi chứa chất chống viêm, giúp sát trùng đường hô hấp và ngăn vi sinh vật gây bệnh. Gừng thường được sử dụng dưới dạng trà nóng, uống vào buổi sáng.

Mật ong

Đây là thực phẩm có hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa, chống viêm cao nên mật ong thường được sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Không những thế, mật ong còn là vị thuốc dân gian chữa bệnh hô hấp và làm giảm triệu chứng ho do viêm phổi hiệu quả. Cách sử dụng mật ong đơn giản là: pha nước ấm, trà mật ong kết hợp với chanh, gừng,…

Nghệ

Có thành phần curumin đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, kể cả kháng viêm và chống ung thư.

Người viêm phổi không nên ăn gì?

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể gây viêm hoặc làm trầm trọng tình trạng viêm. Do vậy, nếu muốn cân bằng đạm cho khẩu phần ăn khi bị viêm phổi, hãy thay thế thịt bò bằng thịt gia cầm, cá hoặc lựa chọn ăn nguồn đạm thực vật dồi dào từ những loại đậu, sữa chua ít béo.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Tránh món ăn có nhiều dầu mỡ như: thức ăn chiên xào, nướng hay thực phẩm đã qua chế biến như: xúc xích, thịt nguội, bánh ngọt, thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường,…

thuc-pham-nhieu-dau-mo

Chất kích thích

Hạn chế uống rượu, bia và chất kích thích trong quá trình điều trị viêm phổi. Ngoài ra, ngừng hút thuốc lá cũng là cách bảo vệ sức khỏe lá phổi của bạn.

Tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày TẠI ĐÂY

7. Những thói quen tránh bệnh viêm phổi

  • Nơi ở thông thoáng, giữ ấm và tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc người bệnh, tránh tập trung đông người.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên sạch và thoáng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Thường xuyên việc tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tùy điều kiện của từng người. Những người bị liệt nên vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi những chức năng của phổi.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
  • Kiểm soát cân nặng và có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Viêm phổi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm phổi. Chúc các bạn có sức khỏe dồi dào

Xem thêm về bệnh trầm cảm tại: https://trangvangnongnghiep.net/benh-tram-cam-la-benh-gi-benh-tram-cam-co-chua-khoi-duoc-khong.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *