Bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều cần biết

benh-viem-phe-quan

Viêm phế quản là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ người mắc viêm phế quản ngày càng tăng do các tác động từ môi trường, đời sống sinh hoạt. Trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu cụ thể về bệnh viêm phế quản trong bài viết này nhé

1. Viêm phế quản là bệnh gì?

Phế quản là một ống dẫn khí nằm bên trong hệ hô hấp dưới của người. Đây là cơ quan nối tiếp dưới khí quản, sau đó phân thành những nhánh nhỏ sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Chức năng chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp, liên quan tới tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ đó dẫn tới những phản ứng viêm xảy ra tại đây. Phế quản là ống giúp không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra đờm dày.

Các chuyên gia đã phân loại bệnh viêm phế quản thành hai nhóm là:

  • Viêm khí phế mạc cấp tính (viêm phế quản cấp tính): là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm đường hô hấp trong phổi sưng và nhiều chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài khoảng vài tuần
  • Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục những ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính nguy hiểm hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

viem-phe-quan-la-gi

2. Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không? Có lây không?

Nếu không phát hiện và sớm điều trị viêm phế quản, có thể để lại nhiều di chứng lâu dài nghiêm trọng. Trong đó, phổ biến nhất là viêm phế quản phổi, xảy ra khi vấn đề nhiễm trùng mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến phổi. Lúc này, người mắc viêm phế quản phổi sẽ gặp khó khăn trong khi hô hấp. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Theo thống kê, viêm phổi do viêm phế quản thường gặp ở các đối tượng:

  • Người lớn tuổi
  • Người hay hút thuốc lá
  • Người sức đề kháng yếu
  • Người mắc bệnh lý nền

Một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến viêm phế quản thành bệnh lý phổ biến là do lây lan. Theo chuyên gia, loại virus hợp bào gây viêm phế quản rất dễ phát tán, lây lan qua không khí. Thậm chí, trong trường hợp kiểm soát không chặt chẽ, virus hợp bào có thể phát triển trở thành bệnh dịch. Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể dẫn tới nhiễm bệnh. Virus hợp bào lây lan từ người này qua người khác qua con đường dịch tiết đường hô hấp.
  • Lây lan qua những vật dụng cá nhân: Nếu dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc viêm phế quản thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Những vật dụng cá nhân này có thể là: bát, chén, khăn mặt, bàn chải… Các nghiên cứu phát hiện rằng, virus hợp bào có khả năng sống lên đến vài giờ trên đồ dùng cá nhân kể trên. Do đó, việc chạm đồ vật cá nhân vào miệng, mũi, mắt đều có thể dẫn tới lây lan virus gây bệnh.

Do có thể lây lan, nên người bệnh cần phát hiện và điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh. Đa số người bệnh chọn kháng sinh đề điều trị. Tuy nhiên biện pháp này chỉ kiểm soát tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, khả năng phục hồi lại vùng phế quản tổn thương không cao. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Tìm hiểu thêm về bệnh máu nhiễm mỡ TẠI ĐÂY

3. Cách phòng ngừa lây lan viêm phế quản

Để giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Loại bỏ khói thuốc lá
  • Uống đủ nước
  • Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh mắc cảm cúm và chống lại một số loại viêm phổi
  • Rửa tay bằng nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe
  • Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc, nếu tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở những nơi đông người.

4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Tùy vào loại viêm phế quản gặp phải là cấp hay mãn tính mà tác nhân gây bệnh có thể từ nhiều yếu tố khác nhau như:

Viêm phế quản cấp

Nguyên nhân viêm phế quản cấp thường bắt đầu từ:

  • Nhiễm trùng, gồm vi khuẩn và những loại virus gây cảm lạnh hoặc cúm
  • Thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích phổi và phế quản như: khói thuốc lá, khói, bụi từ những phương tiện giao thông,…
  • Sinh sống hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm không khí

Viêm phế quản mạn

Trong khi đó, nguyên nhân viêm phế quản mãn tính chủ yếu do tình trạng kích thích hoặc tổn thương phổi và phế quản lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục. Bên cạnh các yếu tố tương tự nguyên nhân viêm phế quản cấp, tình trạng này còn có thể là hệ lụy của:

  • Yếu tố di truyền
  • Tiền sử bị bệnh hô hấp hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Viêm phế quản cấp tái phát nhiều lần, liên tục

nguyen-nhan-viem-phe-quan

5. Triệu chứng và dầu hiệu của bệnh viêm phế quản

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản ở người lớn phổ biến gồm:

  • Ho dai dẳng, kéo dài
  • Ho ra chất nhầy, lẫn máu
  • Sốt
  • Tức ngực
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ còn có thể có thêm một vài biểu hiện như:

  • Khàn tiếng
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Phát ban
  • Đỏ mắt
  • Nghẹt mũi
  • Sưng hạch bạch huyết.

Nếu mắc viêm phế quản cấp tính, sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nếu bị viêm phế quản mạn tính, có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên xấu hơn. Vào thời điểm đó, sẽ có dấu hiệu và triệu chứng tương tự biểu hiện viêm phế quản cấp.

Cơ địa của mỗi người khác nhau. Do vậy, người bệnh gồm cả trẻ bị viêm phế quản, đôi khi cũng có thể có một số biểu hiện bất thường khác không giống các triệu chứng viêm phế quản được nói đến ở trên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

trieu-chung-viem-phe-quan

6. Những tác nhân làm tăng nguy cơ viêm phế quản

  • Nghiện hút thuốc: hút thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây tăng nguy cơ viêm phế quản người lớn
  • Sức đề kháng yếu: đây có thể là hệ quả của bệnh lý khác, ví dụ: như cảm lạnh, làm cho những vi sinh vật gây bệnh có cơ hội tấn công phế quản
  • Tuổi tác: người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với người lớn trưởng thành. Đây cũng là lý do tại sao viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ diễn ra rất cao.
  • Làm việc trong môi trường nhiều chất kích thích phổi: tiếp xúc nhiều với cát, bụi hay hóa chất dạng khí sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản người lớn
  • Trào ngược dạ dày: thường xuyên trào ngược dạ dày khiến cổ họng dễ bị kích ứng, qua đó tạo điều kiện cho tình trạng viêm phế quản phát triển
  • Hen suyễn và dị ứng: đôi khi, người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng cũng rất dễ gặp vấn đề sức khỏe này

Xem thêm thông tin về bệnh Gout tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-gout-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-nhung-thong-tin-can-biet.html

7. Cách điều trị viêm phế quản

Đối với những trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì thế nó ít có khả năng điều trị bệnh này. Tuy vậy, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng bệnh của từng người.
  • Thuốc ho: Nếu bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến không thể ngủ được, cần phải dùng tới thuốc giảm ho.
  • Một số loại thuốc khác: Nếu bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định ống thuốc hít hoặc những loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn phế quản.

Nếu bị viêm phế quản mãn tính, nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp thiết kế một chương trình tập thể dục giúp điều hòa hơi thở, giảm những triệu chứng do viêm phế quản gây ra và nâng cao sức khỏe.

8. Cách chẩn đoán bệnh viêm phế quản

Sau khi hỏi về những dấu hiệu viêm phế quản đang xảy ra, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để lắng nghe kỹ tiếng phổi khi thở. Những bài kiểm tra tiếp theo cũng sẽ được đề nghị gồm:

  • Chụp X-quang ngực: giúp bác sĩ phát hiện các biểu hiện bất thường trong phế quản cũng như phổi
  • Các xét nghiệm đờm: những chuyên gia sẽ lấy mẫu dịch từ phổi hoặc phế quản để mang đi phân tích và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng tại đây
  • Kiểm tra chức năng phổi: mục tiêu của việc này là đo lượng không khí mà phổi có thể giữ lại được và tốc độ không khí được đẩy ra khỏi phổi. Áp dụng các kiểm tra chức năng phổi sẽ giúp bác sĩ kiểm tra dấu hiệu của hen suyễn hoặc khí phế thủng.

9. Bệnh viêm phế quản nên ăn gì, không nên ăn gì?

9.1. Bệnh viêm phế quản nên ăn gì?

Thực đơn cho người viêm phế quản là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người viêm phế quản” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người viêm phế quản

Trái cây và rau xanh

Đây là loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho sức khỏe. Những loại trái cây, rau xanh chứa các chất chống oxy hóa, nhóm dưỡng chất, vitamin có lợi và tăng cường sức đề kháng cơ thể. Đây là các chất quan trọng giúp hạn chế và cải thiện tình trạng viêm phế quản ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Khi bị viêm phế quản nên ăn các loại trái cây đa màu sắc, các loại quả có múi như: cam, quýt, bưởi,… sẽ cung cấp vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe. Cũng có thể chế biến các món ăn từ súp lơ xanh, cà chua, ớt chuông, bí đỏ, nho, táo,… để cung cấp đa dạng vitamin cho cơ thể.

trai-cay-rau-xanh

Các thực phẩm cay

Sự thật là những loại thực phẩm hay thức ăn cay như: ớt, hạt tiêu, mù tạt,… rất tốt cho người đang bị viêm phế quản. Bởi lẽ, theo chuyên gia thì các thực phẩm cay hay trong ớt chứa capsaicin có công dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi giúp cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản.

Uống nhiều nước

Luôn phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đang mắc viêm phế quản. Bởi vì, nước giúp làm giảm chất nhầy trong cơ thể và giúp tống xuất chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi mắc viêm phế quản thường kèm theo triệu chứng như sốt vì thế cơ thể thường bị mất nước nên việc bổ sung nước rất quan trọng. Nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh hoặc quá nóng để tránh kích thích vùng bị sưng, viêm.

Dùng mật ong

Mật ong được coi là một vị thuốc quý từ trước đến nay. Khi bị viêm phế quản hãy sử dụng mật ong bằng nhiều cách như: pha với nước chanh ấm, pha với trà gừng hay dùng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống hằng ngày. Trong mật ong, chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của chất nhầy, cải thiện tình trạng bệnh.

Súp gà, canh gà

Theo các nghiên cứu, súp gà có công dụng trong việc hạn chế sự di chuyển của những tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Điều này giúp cho những bệnh nhân bị viêm phế quản giảm cảm giác đau họng, giúp long đờm và thông phế quản. Ngoài ra, súp gà là món ăn lỏng giúp người bệnh dễ hấp thu hơn khi đang mệt mỏi, khó chịu, bổ sung nước và rau củ quả được nấu kèm trong món súp.

sup-ga

9.2. Bệnh viêm phế quản nên kiêng ăn gì?

Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, đồ uống có ga

Việc ăn những thực phẩm ngọt như: bánh ngọt, bánh mì,… và những đồ uống có gas sẽ làm lượng đường cao đặc biệt chỉ số HFCS (high-fructose corn syrup) sẽ làm cho tình trạng viêm phế quản không được cải thiện mà còn gây tắc nghẽn, khó thở hơn.

Hạn chế những loại thịt chế biến sẵn

Theo nghiên cứu, các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu,…) nên hạn chế trong món ăn dành cho người viêm phế quản. Bởi vì, nếu bổ sung các loại thịt này sẽ làm những triệu chứng của viêm phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó có thể bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin D từ những loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá mòi,…

Viêm phế quản nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm phế quản. Chúc các bạn có sức khỏe dồi dào

Tham khảo những thông tin về bệnh táo bón TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *