Táo bón là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần biết

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Nếu táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Bệnh táo bón là vấn đề ở đường tiêu hóa khá phổ biến và xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Do vậy, ngoài tìm hiểu những triệu chứng, nguyên nhân, các thắc mắc như cách trị táo bón, bị táo bón phải làm gì? cách phòng ngừa táo bón?… cũng được quan tâm. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh táo bón trong bài viết này nhé

1. Bệnh táo bón là gì?

Táo bón (hay bón) là tình trạng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau lúc đi, thậm chí gây chảy máu. Đa số trường hợp, táo bón xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thế nhưng, nếu tình trạng này kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn có thể trở thành một bệnh lý mạn tính. Người táo bón mạn tính sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh này cũng có thể gây ra căng thẳng quá mức, ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường. Trong một số trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác như: polyp đại trực tràng, bệnh đại trực tràng, ung thư,…

benh-tao-bon-la-gi

2. Đối tượng nào dễ bị táo bón

Táo bón có thể gặp ở tất cả đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Sau đây là những người dễ bị táo bón.

  • Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống rượu bia… đều là nguyên nhân có thể gây táo bón.
  • Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy yếu, ít vận động rất dẫn tới tình trạng táo bón.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
  • Trẻ em.

Xem thêm: Bệnh viêm gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và dinh dưỡng cần thiết

3. Nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

  • Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân là rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn gặp vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể khó phát hiện
  • Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây táo bón. Loại táo bón này thường gặp ở phụ nữ với những triệu chứng như: chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
  • Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do những khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn tới không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số những cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn tới tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón từ nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều đường, trà, cà phê, rượu, uống không đủ nước, lười vận động, thường xuyên trì hoãn đại tiện. Ở trẻ em, táo bón có thể do uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và nhiều đạm, đường).
  • Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc những bệnh nứt hậu môn, trĩ huyết khối, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
  • Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Parkinson, Hirschsprung, chấn thương đầu, tủy sống), vấn đề về tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu), rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, tiểu đường, hạ kali máu), bệnh tuyến giáp (suy giáp, cường giáp), bệnh mô liên kết (lupus, xơ cứng bì), nhiễm độc chì cũng gây ra táo bón.
  • Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cùng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung sắt, canxi, ăn thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng tới nhu động ruột dẫn đến táo bón.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng axit, thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm không steroid (diclofenac, ibuprofen,), thuốc chứa codein và morphin, thuốc chống co giật,… có thể gây táo bón.

nguyen-nhan-gay-tao-bon

Xem thêm: Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và những điều cần biết

4. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh táo bón

Những dấu hiệu chính khi bị táo bón gồm:

  • Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần
  • Phân khô, cứng hoặc rời rạc thành từng cục
  • Gặp khó khăn trong khi đi đại tiện
  • Sau khi đi thường có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài
  • Cần có biện pháp hỗ trợ đi cầu được như: dùng tay ấn vào bụng

Những triệu chứng khác có thể gặp ở một số trường hợp là:

  • Đau hoặc thấy cảm giác quặn bụng
  • Cảm thấy đầy hơi
  • Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại tiện
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Buồn nôn

trieu-chung-tao-bon

Xem thêm: Bệnh viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thông tin cần biết

5. Cách điều trị táo bón hiệu quả

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn: việc tiêu thụ thêm thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp tăng khối lượng và tốc độ di chuyển của khối phân qua đường ruột. Với cách chữa táo bón này, có thể bắt đầu thay đổi từ từ bằng cách ăn thêm trái cây tươi và rau xanh hằng ngày. Hãy lựa chọn những sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. Chú ý, không tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn đột ngột vì dễ gây đầy bụng, đầy hơi. Chỉ cần bắt đầu thay đổi dần và tăng lượng chất xơ theo mục tiêu từng tuần.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất cũng làm tăng khả năng hoạt động của các cơ trong đường tiêu hóa. Nên cố gắng luyện tập thể dục vừa phải hằng ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc luyện tập nếu chưa từng tập thể dục trước đây và khi có những bệnh lý tim mạch, đau xương khớp.
  • Không cố gắng nhịn đại tiện: Nên tập thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Đồng thời, nên cố gắng thư giãn và giữ tinh thần thoải mái trong lúc đi tiêu, không để những yếu tố khác tác động đến.

Thuốc nhuận tràng

Nếu đang muốn biết “thuốc trị táo bón” hay “uống thuốc gì chữa táo bón?” hay nên dùng thuốc nhuận tràng nào… thì có thẻ tham khảo những chia sẻ dưới đây. Có nhiều loại thuốc có công dụng nhuận tràng có thể giúp đi đại tiện dễ dàng hơn như:

  • Những sản phẩm bổ sung chất xơ: Chúng giúp bổ sung lượng lớn chất xơ vào khối phân để phân trở nên mềm và dễ di chuyển trong đường ruột hơn. Những chất thường được sử dụng là canxi polycarbophil, psyllium, methylcellulose
  • Thuốc tăng co bóp cơ trơn: Các thuốc này gồm: sennosides, bisacodyl có công dụng làm cho đường ruột co bóp mạnh hơn.
  • Thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu: Những thuốc này hỗ trợ khối phân di chuyển dễ dàng qua đại tràng bằng cách tăng tiết dịch từ ruột và kích thích nhu động ruột. Nhóm này gồm các hoạt chất như: magie citrate, magie hydroxit đường uống, lactulose, polyethylene glycol.
  • Chất làm mềm phân: Những hoạt chất như: canxi docusate, natri docusate trong thuốc làm mềm phân, giúp khối phân mềm hơn nhờ hút thêm nước từ đường ruột.
  • Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn: Những thuốc này có công dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Thuốc đạn chứa glycerin hay bisacodyl hỗ trợ việc đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn nhờ cung cấp chất bôi trơn và tăng co bóp cơ trơn.

Tập luyện cơ sàn chậu

Việc thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học cùng với một chuyên gia trị liệu có thể mang lại công dụng. Bạn sẽ được học cách thư giãn và siết chặt những cơ vùng chậu đúng thời điểm để quá trình đại tiện diễn ra dễ hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị táo bón ở người lớn trong trường hợp những phương khác không hiệu quả hoặc tình trạng này kéo dài do tắc nghẽn, sa trực tràng. Bác sĩ có thể sẽ cắt một phần đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng (hiếm khi thực hiện).

Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả

6. Bệnh táo bón gây ra biến chứng gì?

Nếu bị táo bón mạn tính, một số biến chứng có nguy cơ xảy ra như:

  • Bệnh trĩ: Việc khó khăn khi đi đại tiện trong thời gian dài có thể gây sưng các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn, gây bệnh trĩ.
  • Nứt hậu môn: Khối phân lớn và cứng do táo bón có nguy cơ gây các vết rách da nhỏ ở quanh hậu môn.
  • Ứ phân bên trong đại tràng: Táo bón mạn tính có thể khiến một phần khối phân bị kẹt cứng bên trong đường ruột, không thể tống ra ngoài. Người lớn tuổi dễ mắc tắc ruột do phân.
  • Sa trực tràng: Việc dùng sức để cố gắng mỗi lần đi đại tiện có thể khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn và nhô ra ngoài hậu môn.

7. Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Ngoài việc tìm hiểu cách trị táo bón thì việc áp dụng những cách sau đây sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón:

  • Tăng thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống gồm đậu, rau, trái cây – củ, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có lượng chất xơ thấp như: thức ăn đóng hộp, sản phẩm từ sữa và thịt
  • Uống nhiều nước, tránh để cơ thể mất nước
  • Sống năng động, tập luyện thể dục thường xuyên
  • Không cố gắng nhịn đại tiện khi có cảm giác muốn đi
  • Hình thành thói quen đi đại tiện, ví dụ như vào mỗi buổi sáng hay sau khi ăn xong
  • Tập cho trẻ em thói quen ăn đa dạng những thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Ăn gì để tăng cường đề kháng cơ thể?

8. Bệnh táo bón nên ăn gì, không nên ăn gì?

8.1. Bệnh táo bón nên ăn gì?

Thực đơn cho người táo bón là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người táo bón” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người táo bón

  • Trái cây: những loại trái cây chứa nhiều viatmin, khoáng chất và chất xơ nhưng lại ít calo. Để khắc phục táo bón, nên tăng cường trái cây, đặc biệt là: táo, lê, đu đủ, thanh long, cam, chuối, dâu tây, việt quất, mận khô,…
  • Rau xanh: lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa làm mềm phân, qua đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Đừng quên bổ sung những loại rau xanh, đặc biệt như: rau mồng tơi, rau lang, rau dền, súp lơ,… trong bữa ăn hàng ngày.

rau-xanh

  • Khoai lang: Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin, nước và khoáng chất, do vậy, ăn khoai lang có thể cải thiện táo bón hiệu quả.
  • Các loại đậu: Những loại đậu cũng chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất béo tự nhiên, có công dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa lượng lớn lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Một hũ sữa chua mỗi ngày giúp đường ruột thêm khỏe mạnh, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: nên duy trì thói quen uống đủ nước hằng ngày để quá trình thanh lọc, tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ hoạt động nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón.

8.2. Bệnh táo bón nên kiêng ăn gì?

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Việc tiêu thụ những sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose, có thể gây đầy hơi, khó tiêu và khiến người táo bón trở nên khó chịu hơn. Tuy vậy, thay vì từ bỏ hoàn toàn những sản phẩm của sữa thì chỉ cần uống ít sữa hơn và chuyển sang ăn sữa chua với men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa và giúp giảm táo bón.
  • Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn: Hầu hết thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có rất ít chất xơ và giàu chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa.

thuc-an-nhanh

  • Đồ chiên: Thực phẩm chiên rán có chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa, khi thức ăn đi chậm qua trực tràng có thể làm mất nước và làm phân bị khô, cứng.
  • Trứng: Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng ít chất xơ, không cần kiêng trứng hoàn toàn mà chỉ cần bổ sung thêm vào bữa ăn có trứng các thực phẩm giàu chất xơ.
  • Thịt đỏ: Cũng giống trứng, thịt đỏ là thực phẩm giàu protein và chất béo nhưng ít chất xơ, hãy ăn chúng kèm theo thực phẩm giàu chất xơ.
  • Đồ ngọt: Bánh ngọt, bánh quy và những món ăn khác có đường bổ sung thường có ít chất xơ và giàu chất béo không có lợi cho triệu chứng táo bón.
  • Bột mì tinh chế, gạo trắng: Trong quá trình tinh chế, lượng chất xơ có ở vỏ cám và mầm của lúa mì và gạo trắng đã bị loại bỏ, bên cạnh đó, những thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ gây đầy bụng. Nên thay bằng gạo lứt nếu có thể.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: các đồ uống này có thể hút nước trong thành ruột và làm trầm trọng hơn bệnh táo bón.

Bệnh táo bón nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh táo bón. Chúc các bạn có sức khỏe dồi dào

Xem thêm: Bệnh béo phì là gì? Những điều cần biết về bệnh béo phì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *