Viêm gan là một trong các vấn đề sức khoẻ phổ biến tại cơ quan này. Nhưng hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ viêm gan là gì cũng như cách phòng ngừa hay điều trị hiệu quả. Đây là bệnh nguy hiểm nếu phát hiện muộn, nhưng lại thầm lặng, khó khăn cho việc phát hiện sớm. Vì thế, mỗi người đều cần có biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn căn bệnh này. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm gan trong bài viết này nhé
1. Viêm gan là bệnh gì?
Bệnh viêm gan là tình trạng những tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Nó diễn ra thầm lặng, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu mà chỉ khi bệnh nặng bệnh nhân mới thấy rõ triệu chứng. Điều này khiến người bệnh khó chủ động trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Viêm gan có thể làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, hình thành xơ gan, thậm chí gây ung thư gan dẫn đến tử vong.
Có 5 loại virus viêm gan chính gồm A, B, C, D và E. 5 loại này là mối quan tâm lớn nhất hiện nay vì tính nghiêm trọng mà chúng gây ra, thêm vào đó là khả năng bùng phát dịch lan rộng. Đặc biệt, virus viêm gan B và C có thể phát triển triển thành bệnh mãn tính, đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan A và E thường sẽ lây lan qua đường tiêu hóa. Viêm gan B, C và D lây qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Nhiễm trùng cấp tính có thể xảy ra mà không có triệu chứng nào hoặc có thể gồm những biểu hiện như: vàng da (vàng da và mắt), mệt mỏi, sốt, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn và đau bụng.
2. Bệnh viêm gan có nguy hiểm không? Có di truyền không?
Viêm gan có thể chữa dứt điểm hoặc kiểm soát tốt nếu phát hiện từ giai đoạn đầu. Trong trường hợp, viêm gan không được tầm soát và điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển đến xơ gan và ung thư gan. Lúc này, không những sức khỏe bệnh nhân bị giảm sút, tốn nhiều chi phí, thời gian điều trị mà còn ảnh hưởng tới tính mạng.
Bệnh di truyền là bệnh do bố mẹ truyền cho con qua tế bào trứng hoặc tinh trùng. Vì thế mầm bệnh sẽ có từ trong hợp tử (phôi), trên nhiễm sắc thể của tinh trùng hay trứng sẽ có các gen bệnh, hoặc cũng có thể vì sai lệch bất thường của nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, viêm gan chủ yếu là do xâm nhập của virus, vi khuẩn, thói quen sinh hoạt không khoa học, vì thế viêm gan thường không di truyền.
Xem thêm: Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và những điều cần biết
3. Bệnh viêm gan có lây không?
Viêm gan tự miễn, viêm gan do nhiễm độc, dùng rượu, thuốc lá không có khả năng lây truyền. Nhưng, nếu viêm gan do virus thì khả năng lây bệnh rất cao. Cụ thể, đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan virus như:
- Người hay ăn uống lề đường, hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dùng chung kim tiêm, xăm hình, xỏ lỗ tai ở các địa chỉ không uy tín.
- Nhiễm HIV
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Dùng những loại thuốc gây hại cho gan.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người người bệnh.
- Ăn uống không vệ sinh, dùng thực phẩm, nước uống bị nhiễm bẩn.
- Truyền máu.
- Truyền từ mẹ sang con.
- Hóa trị hoặc điều trị ức chế hệ miễn dịch.
Xem thêm: Bệnh viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thông tin cần biết
4. Triệu chứng của bệnh viêm gan
Trong giai đoạn đầu, bệnh viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng, nếu có thường triệu chứng tương tự nhiễm cúm đối với viêm gan virus, viêm gan do gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Các bệnh nhân tổn thương gan cấp do thực phẩm, nấm, thuốc, rượu bia thường biểu hiện lâm sàng liên quan chủ yếu đến đường tiêu hóa như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Tuy vậy, nên thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau:
- Sốt, mệt mỏi
- Đau bụng
- Đau cơ khớp
- Vàng mắt vàng da
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Mẩn ngứa phát ban, xuất hiện những mảng bầm tím bất thường
- Nước tiểu vàng sẫm
- Người mơ màng, thiếu tập trung
5. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan
Có thể là viêm gan do siêu vi (nhiễm virus) hay viêm gan không do siêu vi (như viêm gan do rượu, viêm gan tự miễn).
Bệnh viêm gan siêu vi
Nguyên nhân gây viêm gan siêu vi là do virus viêm gan xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêm chích (dùng thuốc đường tĩnh mạch ở bệnh viện hoặc sử dụng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy). Ngoài ra, có thể bị lây virus viêm gan khi sống cùng hoặc có quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan. Cũng có thể mắc bệnh khi chăm sóc cho bệnh nhân viêm gan siêu vi và dùng nguồn nước hoặc thực phẩm không an toàn.
Bệnh viêm gan không do virus
Viêm gan không do virus gồm viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn. Nguyên nhân gây viêm gan là:
- Rượu có thể làm ngộ độc gan và dễ bị viêm gan. Việc uống rượu có thể dẫn tới nhiều bệnh gan như: gan nhiễm mỡ (tích tụ quá nhiều chất béo trong gan) hoặc xơ gan (có sẹo trong gan).
- Bệnh gan tự miễn là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào gan. Bệnh này hiếm gặp nhưng có thể dẫn tới suy giảm chức năng gan và tổn thương gan.
Có 2 loại viêm gan tự miễn. Viêm gan tự miễn loại 1 phổ biến hơn với loại 2. Người mắc viêm gan tự miễn có thể có rối loạn tự miễn khác, ví dụ như bệnh celiac,viêm khớp dạng thấp hoặc viêm đại tràng.
Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả
6. Cách phân biệt các loại viêm gan
Những nhà khoa học đã xác định được 5 loại virus viêm gan nguy hiểm nhất hiện nay
- Virus viêm gan A (HAV): có trong phân của người bệnh và thường lây truyền qua đường tiêu hóa. Quan hệ tình dục cũng có thể là nguyên nhân lây HAV. Hầu hết những người mắc viêm gan A có thể hồi phục hoàn toàn và miễn dịch với virus viêm gan A suốt đời. Tuy vậy, virus viêm gan A có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hầu hết người ở khu vực có điều kiện vệ sinh kém rất dễ bị nhiễm virus viêm gan A. Hiện nay, đã có vắc-xin phòng viêm gan A an toàn và hiệu quả.
- Virus viêm gan B (HBV): lây truyền qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. HBV có thể truyền từ mẹ bị nhiễm sang trẻ sơ sinh tại thời điểm sinh. Virus viêm gan B cũng có thể lây thông qua truyền máu và những chế phẩm từ máu bị nhiễm HBV. HBV cũng gây rủi ro cho nhân viên y tế, những người bị thương do kim tiêm vô tình gây ra khi chăm sóc bệnh nhân HBV. Hiện tại, đã có vắc-xin phòng ngừa viêm gan B an toàn và hiệu quả.
- Virus viêm gan C (HCV): chủ yếu lây qua việc tiếp xúc với máu nhiễm trùng. Việc này có thể xảy ra thông qua truyền máu và những chế phẩm từ máu bị nhiễm HCV. HCV cũng có thể lây qua đường tình dục, nhưng đây là trường hợp hiếm gặp. Hiện nay, chưa có vắc – xin phòng ngừa HCV.
- Nhiễm virus viêm gan D (HDV): chỉ xảy ra ở người bị nhiễm HBV. Nhiễm trùng kép HDV và HBV có thể dẫn tới bệnh nghiêm trọng hơn và kết quả tồi tệ hơn. Vắc-xin viêm gan B sẽ bảo vệ khỏi nhiễm HDV.
- Virus viêm gan E (HEV): chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm. HEV là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm gan ở những khu vực đang phát triển trên thế giới và được xem là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở các nước phát triển. Vắc-xin hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm HEV đã được phát triển nhưng hiện vẫn chưa được dùng phổ biến.
Xem thêm: Bệnh béo phì là gì? Những điều cần biết về bệnh béo phì
7. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan
Viêm gan là bệnh lý có thể phòng tránh được nếu:
Tiêm phòng đầy đủ
Một trong các biện pháp hàng đầu để ngừa viêm gan là tiêm phòng. Chủng ngừa đầy đủ giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm gan A và viêm gan B. Hiện chưa có vắc xin phòng viêm gan C và viêm gan E.
Hạn chế tiếp xúc nguồn lây
Người khỏe mạnh có thể nhiễm viêm gan nếu tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm chứa virus viêm gan. Do vậy, để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan nên:
- Không sử dụng chung kim tiêm
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
- Thực hiện an toàn tình dục, dùng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ với nhiều bạn tình,…
- Ăn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi
Lối sống lành mạnh, khoa học
Có lối sống lành mạnh không những có tác dụng phòng ngừa viêm gan mà còn hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe tổng thể:
- Hạn chế uống rượu bia
- Tránh căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ
- Kiểm soát cân nặng
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh cảm cúm – Cách phòng ngừa cảm cúm thế nào?
8. Viêm gan nên ăn gì, không nên ăn gì?
8.1. Bệnh viêm gan nên ăn gì?
“Thực đơn cho người viêm gan là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người viêm gan” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người viêm gan
Trái cây tươi
Những loại trái cây tươi rất giàu vitamin A, vitamin C… tốt cho cơ thể người mắc bệnh viêm gan. Ăn trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng khả năng thải độc gan. Nên bổ sung trái cây tươi hàng ngày, dùng sau bữa ăn để mang lại lợi ích tốt nhất. Những loại trái cây cần ăn nhiều như: quýt, cam, việt quất, đu đủ, dâu tây,…
Những loại củ, hạt, rau có màu xanh sẫm
Với lượng chất xơ lớn cùng nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả giúp giảm tình trạng viêm gan. Đặc biệt các loại rau màu xanh sẫm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan, đào thải chất độc cho gan, ngăn ngừa ung thư.
Các sản phẩm từ sữa
Người bị bệnh viêm gan thường thiếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Do vậy, uống nhiều sữa giúp bổ sung và cân bằng lượng vitamin D, cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi ngày, nên uống 200 – 500ml sữa tươi hoặc dùng thêm các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, pho mát… Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại ngũ cốc, dầu gan cá, sò… để bổ sung vitamin D.
Uống nhiều nước lọc
Nước chiếm 70% cơ thể, hỗ trợ thải độc cơ thể. Cung cấp khoảng 2 – 2.5L nước/ngày giúp cơ thể đủ nước và tốt cho việc thải độc qua đường tiết niệu. Ngoài bổ sung nước lọc, có thể thay thế bằng những loại nước ép trái cây và rau củ quả. Chúng giúp mát gan, hạ men gan, tiêu độc, ức chế quá trình phát triển của virus gây bệnh. Một số loại nước tốt như: trà diệp hạ châu, rau má, râu bắp, atiso, trà cà gai leo,…
8.2. Viêm gan nên kiêng ăn gì?
Một trong các nguyên nhân gây viêm gan là do ăn uống không hợp lý và thiếu khoa học. Vì thế, ngoài danh sách thực phẩm viêm gan nên ăn, cũng cần tránh xa những thực phẩm gây hại gan như:
Thực phẩm có tính nóng, quá nhiều chất
Những loại thực phẩm bổ dưỡng như: thịt dê, thịt bò, thịt chó, nhân sâm, ba ba,… cần hạn chế ăn trong khi chữa bệnh. Dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt với cơ thể nhưng do viêm gan nên không thể chuyển hóa và thải độc hết ra ngoài. Vì thế ăn nhiều đồ bổ gây khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và nóng gan.
Thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ
Chất xơ tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, giãn nở đường ruột và xơ gan tĩnh mạch. Do vậy, không nên ăn thực phẩm có quá nhiều chất xơ nhiều như: rau muống, măng, lá hẹ, hành lá,…
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, chúng chứa lượng lớn các cholesterol có hại cho cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục gan.
Nội tạng động vật
Những loại nội tạng động vật như gan, tim, lòng, phổi,… là món khoái khẩu với nhiều người. Nhưng ở loại thực phẩm này lại tích tụ nhiều chất độc gây nguy cơ ngộ độc gan cao. Đặc biệt là với những người bị viêm gan, gan không hoạt động như bình thường. Ngoài ra, nội tạng động vật còn chứa nhiều cholesterol và chất béo có hại, ngăn cản quá trình bài tiết của gan, thận, mật. Do vậy, cần tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm này.
Không nên ăn các loại hải sản
Những loại hải sản như: tôm, mực, cua… có nhiều chất đạm, muối khoáng và dinh dưỡng. Khi ăn quá nhiều sẽ gây áp lực cho gan, ảnh hưởng tới quá trình thải độc và khiến tình trạng viêm gan càng nặng hơn.
Đồ ăn nhiều muối, nhiều đường
Những loại thức ăn có nhiều muối, nhiều đường không tốt cho gan. Lượng muối nhiều trong thức ăn gây tích nước, gan sưng phù. Lượng đường quá nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và trao đổi chất của gan
Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
Các loại đồ uống có ga, chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,… có chứa hoạt chất cafein cao. Khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ chất độc hại, làm biến đổi và hỏng gan.Với người bị viêm gan, suy giảm chức năng gan cần tránh xa những sản phẩm này.
Thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp
Những loại thực phẩm này chứa chất bảo quản và natri nên khi dùng sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Đối với người viêm gan, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp còn làm giảm chức năng gan và gan sưng phù.
Bệnh viêm gan nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ung thư. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm gan. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt
Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?