Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và những điều cần biết

Hen suyễn là căn bệnh xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Theo ước tính của WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 235 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Nhiều người lầm tưởng hen suyễn chỉ gặp ở những nước phát triển. Tuy nhiên thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi quốc gia. Đây là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hen suyễn trong bài viết này nhé

1. Bệnh hen suyễn là gì?

  • Hen suyễn (hay hen phế quản) là tình trạng đường thở bị thu hẹp và sưng lên, có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Việc này làm người bệnh cảm thấy khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện. Thường nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở ra và thở nông.
  • Một số trường hợp, hen suyễn có thể là một vấn đề nhỏ hơi bất tiện. Tuy nhiên, một vài người bị bệnh nặng đến mức có thể gây cản trở hoạt động thường ngày, thậm chí cơn hen suyễn nặng có khả năng đe dọa tính mạng.
  • Bạn sẽ không bao giờ hết hen suyễn nhưng những cơn hen chỉ xảy ra khi có những tác nhân gây kích ứng đến phổi. Khi tiếp xúc với một số yếu tố trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá…) cơn hen có thể xuất hiện. Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng có thể gây ra căn bệnh này.

benh-hen-suyen-la-gi

2. Bệnh hen suyễn có lây không? Có di truyền không?

Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân lo lắng không biết hen suyễn có lây không? bệnh hen suyễn lây qua đường nào và có nguy cơ truyền nhiễm sang người khác thông qua hoạt động hàng ngày không? Câu trả lời là bệnh hen suyễn không lây, bởi thực tế bệnh này không do virus hay vi khuẩn gây nên và hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn. Vì vậy, bệnh hen suyễn cũng không lây qua đường tiếp xúc như: ăn chung, nắm tay hay hô hấp như nhiều người vẫn nghĩ.

Hen suyễn mang yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con khi sinh ra có đến 30-35% nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu cả bố và mẹ đều mắc thì tỉ lệ này tăng lên 50-70%. Nếu không ai trong gia đình mắc hen phế quản thì khả năng mắc bệnh này ở trẻ rơi vào khoảng 10-15%. Như vậy, hen suyễn là bệnh có khả năng di truyền.

Hiện nay chưa có cách giúp chữa khỏi hoàn toàn hen suyễn nhưng có phương pháp điều trị và kiểm soát triệu chứng hiệu quả để bệnh không ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, dấu hiệu và những thông tin cần biết

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn có nhiều triệu chứng khác nhau ở từng người. Cơn hen có khi không diễn ra thường xuyên, chỉ có biểu hiện hen suyễn sau một số thời điểm nhất định như sau khi tập thể dục hoặc thỉnh thoảng gây ra triệu chứng mọi lúc.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gồm:

  • Thở nông
  • Đau ngực hoặc tức ngực
  • Thở khò khè, đây là biểu hiện hen phế quản phổ biến ở trẻ em
  • Khó ngủ do khó thở hoặc ho
  • Các cơn ho và thở khò khè nặng hơn khi nhiễm virus ở đường hô hấp như: cảm cúm, cảm lạnh

Nếu thấy những dấu hiệu bệnh hen suyễn sau, tình trạng bệnh có thể đang diễn biến trầm trọng hơn:

  • Những triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn và khó chịu hơn
  • Mức độ khó thở tăng, được đo bằng thiết bị y tế chuyên dùng
  • Nhu cầu sử dụng ống hít cắt cơn hen nhanh chóng tăng lên, cần sử dụng thường xuyên hơn

Một số người, dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường bùng phát trong một vài tình huống như:

  • Hen suyễn do tập thể dục, có thể nghiêm trọng hơn khi không khí lạnh và khô
  • Hen suyễn do nghề nghiệp, được kích hoạt bởi chất kích thích tại nơi làm việc như: khói hóa chất, khí gas hoặc bụi
  • Hen suyễn dị ứng, do các yếu tố trong không khí gồm: bào tử nấm mốc, phấn hoa, chất thải động vật, da hay lông động vật gây kích ứng

dau-hieu-benh-hen-suyen

Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả

4. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì?

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá không tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là người bị hen suyễn. Hít khói thuốc do người khác hút cũng có thể gây cơn suyễn.

Mạt bụi

Những con bọ li ti chính là mạt bụi, có ở mọi nơi. Để phòng ngừa cơn hen suyễn, nên vệ sinh sạch vỏ gối, vỏ nệm. Không nên sử dụng gối nhồi lông ngỗng, chăn lông, không đặt thú nhồi bông ở phòng ngủ. Khi giặt đồ nên giặt ở chế độ nước nóng để loại bỏ tối đa mạt bụi.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ và những nguồn khác có thể gây hen suyễn. Nên chú ý đến dự báo chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh hoạt động bản thân.

Dị ứng với gián

Gián và phân gián có thể gây ra bệnh. Loại bỏ gián trong nhà bằng cách loại bỏ vụn thực phẩm, hút bụi hoặc vệ sinh sạch sẽ nơi có thể sinh sôi gián. Dùng bẫy hoặc keo dính trên đường đi của gián để loại bỏ số gián trong nhà.

Thú nuôi

Lông thú nuôi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Nên hút bụi thường xuyên. Sàn nhà bằng gỗ hay gạch lát cần lau hàng tuần.

Nấm mốc

Hít thở phải nấm mốc gây ra cơn suyễn. Nấm mốc phát triển ở môi trường có độ ẩm cao. Có thể giữ độ ẩm thấp bằng cách dùng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm. Dùng ẩm kế để đo mức độ ẩm và giữ độ ẩm tốt hơn. Đồng thời sửa những chỗ bị rò nước vì nước có thể làm nấm mốc phát triển.

Khói do đốt gỗ hoặc cỏ

Khói do đốt gỗ hoặc thực vật khác tạo ra hỗn hợp khí và các mảnh than nhỏ gây hại. Hít quá nhiều khói là nguyên nhân gây suyễn.

Những nguyên nhân hen suyễn khác

  • Nhiễm trùng do cảm lạnh, cảm cúm, siêu vi hợp bào hô hấp… đều có thể gây hen suyễn. Dị ứng, viêm xoang, hít phải hóa học và bị trào ngược axit cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Đốt hương, nến tạo ra hạt vô cơ, ảnh hưởng tới việc kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
  • Không khí lạnh và khô, dùng một số loại thuốc như aspirin, thực phẩm, gia vị và hương thơm có thể gây ra bệnh.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Có cảm xúc mạnh như cười, lo lắng, buồn hoặc stress.
  • Chất bảo quản thực phẩm (sulfite) trong tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô,…

nguyen-nhan-gay-hen-suyen

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Ăn gì để tăng cường đề kháng cơ thể?

5. Cách phân loại hen suyễn thế nào?

  • Cơn hen nhẹ từng cơn: Những triệu chứng nhẹ dưới hai lần một tuần. Triệu chứng ban đêm ít hơn hai lần một tháng, ít khi lên cơn hen.
  • Hen suyễn dai dẳng nhẹ: Những triệu chứng từ ba đến sáu lần một tuần. Triệu chứng ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Những cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng tới hoạt động.
  • Cơn hen dai dẳng vừa phải: Những triệu chứng từ ba đến sáu lần một tuần. Triệu chứng ban đêm ba đến bốn lần một tháng. Những cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng tới hoạt động.
  • Cơn hen dai dẳng nặng: Những triệu chứng liên tục xảy ra cả ngày và đêm. Người bệnh phải hạn chế các hoạt động của mình.

6. Cách điều trị hen suyễn tại nhà?

Thuốc có thể là chìa khóa để kiểm soát bệnh hen suyễn, ngoài ra có thể dùng các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà bằng lưu ý dưới đây:

  • Tránh những tác nhân gây hen suyễn.
  • Tập thể dục thường xuyên hằng ngày.
  • Giữ vóc dáng cân đối, cân nặng hợp lý.
  • Thực hiện bài tập thở để giảm bớt những triệu chứng để bệnh nhân cần ít thuốc hơn.

Một số người dùng những phương pháp điều trị bổ sung như: châm cứu, yoga, phản hồi sinh học hoặc chất bổ sung như vitamin C. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ điều nào trong số này.

Xem thêm: Bệnh béo phì là gì? Những điều cần biết về bệnh béo phì

7. Hen suyễn nên ăn gì để giảm bệnh và tốt cho sức khỏe

Thực đơn cho người hen suyễn là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người hen suyễn” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người hen suyễn

Thực phẩm giàu Vitamin C

Các chuyên gia khuyên Vitamin C có nhiều trong trái cây như: dưa vàng, cam, bưởi, kiwi, súp lơ xanh và cà chua… Các loại thực phẩm này giúp giảm triệu chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ lượng chất oxy hóa cao.

vitamin-c

Trái cây và rau tươi

  • Việc bổ sung trái cây tươi và rau quả là biện pháp hiệu quả trong chế độ ăn của người bệnh hen suyễn. Những thực phẩm này không những chứa ít calo để giúp cân nặng hợp lý mà còn chứa chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ chức năng phổi khỏe mạnh.
  • Trái cây và rau quả chứa chất chống oxy hóa như: beta-carotene, vitamin E và vitamin C. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ phát triển hen suyễn và giảm thở khò khè.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A, còn gọi là carotenoid, giúp cải thiện chức năng phổi ở người lớn và trẻ em. Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh, vitamin A có thể giúp chống lại stress oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các nghiên cứu chỉ ra, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, cà chua và các loại rau lá có thể cải thiện chức năng phổi và giảm cơn hen suyễn ở người lớn.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch và có thể làm giảm viêm đường thở. Các nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm tỷ lệ cơn hen suyễn cần điều trị bằng corticosteroid. Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, bệnh nhân hen suyễn nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, sản phẩm thay thế từ sữa hoặc sữa được bổ sung nhiều vitamin D.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E chứa hợp chất gọi là tocopherol, hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nó cũng làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn như thở khò khè và ho. Những nguồn cung cấp vitamin E dồi dào gồm: các loại hạt, bông cải xanh, cải xanh và cải xoăn.

vitamin-e

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh. Thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa gồm: quả việt quất, sô cô la đen, atisô, dâu tây, cải xoăn, bắp cải đỏ, quả mâm xôi, củ cải, rau chân vịt,…

Thực phẩm giàu magiê

Trong vài năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho việc dùng các chất bổ sung magiê để giảm viêm và thư giãn cơ phế quản để không khí ra khỏi phổi. Thực phẩm giàu magiê gồm: Hạt bí ngô, rau chân vịt, hạt điều, cá hồi, sô cô la đen,…

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm triệu chứng liên quan tới bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể giàu ngũ cốc nguyên hạt có ít triệu chứng hen suyễn hơn và kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả hơn. Những nguồn ngũ cốc nguyên hạt gồm: lúa mạch, bánh mì nguyên cám, cháo bột yến mạch, gạo lứt,…

Một số thực phẩm khác

Các loại thực phẩm cân thiết khác người bệnh hen suyễn nên ăn gồm: Trứng, phô mai, hải sản, ngũ cốc, gia cầm, các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, hạt và cá béo.

Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

8. Một số lưu ý cho người bệnh hen suyễn

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Không khí lạnh được coi là “kẻ thù” gây ra các đợt hen suyễn cấp và nhiều bệnh lý hô hấp khác. Do vậy, người bệnh hen suyễn phải chú ý giữ ấm cơ thể bằng áo khoác, mũ, găng tay, khẩu trang,… đặc biệt vào thời điểm giao mùa, dịp cuối năm khi không khí trở lạnh.

giu-am-mua-dong

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

  • Việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc, giảm liều, tăng liều có vai trò quan trọng trong việc hạn chế những cơn khó thở cấp, giảm nguy cơ nhập viện hay thậm chí tử vong đối với người bệnh hen suyễn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn dù ở đâu cũng phải luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thở, hiểu rõ cách dùng của từng loại thuốc, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Có thể nói, đây là vật bất ly thân đối với người bệnh

Tránh tiếp xúc với lông động vật

Lông động vật (mèo, chó, chim cảnh,…) là một trong những yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp ở người bị hen suyễn. Do vậy, để kiểm soát bệnh tình cũng như cải thiện sức khỏe, người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại thú cưng.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Khi ra đường, đến nơi có nhiều khói bụi, phấn hoa hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm, độc hại,… người bệnh hen suyễn cần lưu ý trang bị khẩu trang đa lớp, nhằm hạn chế tối đa yếu tố gây kích ứng đến niêm mạc, khởi phát cơn hen phế quản nguy hiểm, khiến bệnh tình nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Không chỉ ngoài đường hay nơi công cộng, yếu tố khiến tình trạng hen suyễn trở nặng còn đến từ chính ngôi nhà đang sinh sống. Do vậy, cần lau dọn, sát khuẩn, hút bụi nhà cửa thường xuyên, giặt khăn trải giường, mền, vỏ gối để loại bỏ tối đa những loại vi khuẩn, ký sinh trùng và các yếu tố gây dị ứng khác.

Bệnh hen suyễn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh hen suyễn. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt

Xem thêm: Chức năng của não bộ thế nào? Ăn gì để tốt cho sức khỏe não bộ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *