Bệnh tim mạch có uống trà được không? Trà nào tốt cho tim mạch?

Tim mạch là một trong các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Có vai trò quản lý hệ tuần hoàn máu và đảm bảo cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh. Bảo vệ tim mạch là một việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải lưu tâm. Hôm nay, Trang vàng nông nghiệp xin chia sẻ một số loại trà tốt cho tim mạch, đẩy lùi bệnh lý về tim mạch trong bài viết này nhé

1. Uống trà tốt cho tim mạch thế nào?

Các nghiên chỉ ra trà thơm, nhẹ có thể làm giảm LDL cholesterol và triglyceride là những loại mỡ xấu, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim và đột quỵ. Do đó, uống trà một cách thông minh có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nên sử dụng vừa phải, uống một vài tách trà hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích và thích thú.

Không những có lợi cho sức khỏe não bộ, uống trà đúng cách còn rất tốt cho tim mạch. Theo Tiến sĩ Taylor Wallace (Khoa Dinh dưỡng và Nghiên cứu Thực phẩm, Đại học George Mason), trà là nguồn cung flavonoid chính trong chế độ ăn uống. Những người Mỹ uống trà được chứng minh là có lượng flavonoid hấp thụ cao hơn 20 lần so với người không uống trà. Hai tách trà không đường hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Xem thêm: 5 loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe

2. 5 loại trà tốt cho tim mạch để có một trái tim khỏe mạnh

2.1. Trà tim sen (tâm sen) – bảo vệ tim mạch

  • Tâm sen tên khoa học là Embryo Nelumbinis, tên trong những vị thuốc là liên tâm. Tâm sen là “tim của hạt sen” là phần trong cùng của hạt sen, chứa lượng dinh dưỡng tốt nhất của hạt sen. Tim sen chứa Alcaloid, flavonoid và các loại acid amin tốt cho sức khỏe.
  • Trà tâm sen được pha chế bởi những hạt tâm sen (tim sen), là phần mầm xanh bên trong hạt sen. Trong trà tâm sen chứa những chất như: nuciferin, liensinine, nelumbin, asparagin có công dụng an thần, tạo cảm giác thoải mái và cân bằng trong cơ thể, cải thiện chứng mất ngủ, cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Ngay từ tên gọi đã có thể dễ dàng nhận ra sự “tốt đẹp” và “đoan trang” của loại thức uống này. Một loại trà mà dường như trước đây chỉ xuất hiện trong chốn hoàng cung, dành cho vua chúa và phi tần. Sau này y học tiến bộ, người ta nghiên cứu lại càng thấy những giá trị to lớn phía sau từng hạt tâm sen quý giá mới thu hoạch để chế biến thành trà.
  • Trà tim sen có kích thước nhỏ khoảng 5 đến 10mm, đường kính dưới 1mm. Phần đuôi màu xanh lục sẫm tựa màu của lá sen non. Phần dưới màu vàng tươi là màu của rễ sen. Tim sen được thu hoạch cùng mùa với hoa sen trưởng thành. Thường vào độ mùa thu thì chất lượng tim sen sẽ ở mức cao nhất. Khi ấy chế biến thành trà sẽ có vị ngon nhất.
  • Trà tim sen đã trải qua rất nhiều cuộc nghiên cứu trước khi đến được người thưởng thức. Theo đó người ta tìm thấy trong mỗi sợi tim sen chứa lượng lớn Asparagin và Nelumbin thường có vị đắng đặc trưng. Khi sấy lên đến 40 hoặc 50 độ C chất này sẽ biến thành dạng răng, cứng và giòn. Cao hơn một chút nữa sẽ biến thành dạng sền sệt như đất cao lanh, hòa tan được trong dung môi.
  • Theo kết quả khảo sát, nhóm người trung bình uống 2 tách trà tim sen mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể sự hoạt động của tim, đồng thời khôi phục chức năng của tim đang gặp tổn thương.
  • Uống trà tim sen sẽ giảm nguy cơ đột quỵ và một số căn bệnh liên quan đến tiêm mạch. Bởi thành phần của tim sen chứa lượng chất flavonoid dồi dào, sẽ chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do chống tổn thương tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm áp lực lên tim.
  • Ngoài ra, uống trà tim sen còn làm mát, thanh nhiệt, thải độc cơ thể, ngăn bệnh tật, giảm stress, mệt mỏi. Vì vậy, trà tim sen phù hợp cho những người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều áp lực.

Cách pha trà tim sen

  • Dùng 3- 5 gram trà tâm sen khô vào ấm hãm với khoảng 200ml nước sôi.
  • Hãm trà khoảng 10 phút khi nào tâm sen chìm xuống đáy bình thì có thể uống.

tra-tim-sen-tot-cho-tim-mach

2.2. Trà hoa cẩm chướng

  • Trà Hoa Cẩm Chướng còn có tên khác là Trà Hoa Cẩm Nhung – một loài thuộc họ Dianthus nguồn gốc từ bờ Bắc Địa Trung Hải và Nam Châu Âu. Các loài Cẩm chướng là cây thân thảo sống lâu năm, chỉ có số ít là một năm hay hai năm và một số khác là cây bụi thấp với dạng thân gỗ. Lá cẩm chướng mọc đối, màu lục xám hay lục lam. Hoa Cẩm Chướng 5 cánh, thường mép cánh nhăn và gần như loại nào cũng có màu từ hồng nhạt tới sẫm.
  • Trên Thế giới hiện nay, Hoa Cẩm Chướng có khoảng 300 loài hoa với đa dạng màu sắc: Hoa Cẩm Chướng Tím, Hoa Cẩm Chướng Đỏ, Hoa Cẩm Chướng Đơn, Hoa Cẩm Chướng Kép
  • Trà hoa cẩm chướng có vị ngọt, tính hơi mát. Ý nghĩa của hoa cẩm chướng: Sự ái mộ – Sự thôi miên, quyến rũ – Niềm tự hào – Tình yêu của phụ nữ – Sắc đẹp – Tình yêu trong sáng và sâu đậm, thiết tha. Trà hoa cẩm chướng tốt cho người bị đái dắt, thông kinh, thông lâm, hoạt huyết, chữa các bệnh về thận, phù thũng, tắc ruột, trừ giun,…

Tác dụng hoạt huyết

  • Thư giãn tinh thần và giảm mệt mỏi, đau đầu
  • Tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi và tăng hiệu quả học tập và làm việc ở người trẻ.
  • Tăng cường lưu thông máu tới tim, giúp tim hoạt động tốt, giảm nguy cơ các bệnh mạch vành

Dưỡng da, chống lão hóa

  • Ngăn ngừa và làm giảm vết nhăn da, đẩy lùi lão hóa.
  • Làm dịu da, đồng thời giảm kích ứng trên da nhạy cảm như: mẩn ngứa, ửng đỏ, khô rát và nổi mụn

Cân bằng nội tiết tố nữ

  • Trà hoa cẩm chướng sấy khô giúp giảm đau bụng kinh và tâm trạng thất thường ở phụ nữ tới kì kinh nguyệt
  • Cân bằng nội tiết tố, giữ gìn vẻ đẹp và sinh lý trong thời kì tiền mãn kinh
  • Hỗ trợ điều trị tăng sinh nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Cách pha trà hoa cẩm chướng

Pha trà với tỷ lệ 200ml tương ứng với 7 – 10 gram hoa khô hoặc tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người.

Có 2 cách uống:

  • Uống nóng: Tráng bình và trà bằng nước sôi khoảng 1 phút sau đó bỏ nước, để trà không đắng. Đổ thêm nước sôi sau khoảng 5 phút là có thể thưởng thức.
  • Uống lạnh: Lọc bỏ xác trà, giữ lại phần nước, thêm đá hoặc cho trà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút và thưởng thức. Nếu muốn thêm đá thì thay đổi tỉ lệ nước và hoa là 200ml tương ứng với 12-15gr hoa khô

tra-hoa-cam-chuong

2.3. Trà hoa hòe khô

  • Hoa hòe còn được biết tới với những cái tên như: hòe hoa, hòe mễ hay hòe hoa mễ. Hoa hòe được hái về khi chưa nở rồi phơi khô và sấy khô để pha trà uống hoặc làm thuốc. Nó có vị đắng nhẹ và mùi thơm đặc trưng. Đây là loại thực vật chứa các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi. Hoa chứa troxerutin, flavonoid và oxymatrine, có vai trò chống oxy hóa mạnh và đã được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn.
  • Trong vỏ hoa hòe chứa Glucozid giúp lực co bóp của tim tăng lên và làm hạ huyết áp hiệu quả. Chất oxymatrine trong hoa hòe còn có thể bảo vệ và cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể. Hoa có công dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạ huyết áp cho người cao huyết áp.
  • Hoa hòe không những hỗ trợ mạch máu mà còn giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh hơn. Loại dược liệu này có công dụng ổn định nhịp tim và tạo ra môi trường ít nhạy cảm với sự hình thành các cục máu đông.
  • Rutin (một loại vitamin P) là hợp chất glycosid thuộc nhóm flavonoid aglycon được lấy từ hoa hòe. Hợp chất này có công dụng làm bền thành mạch, tăng sức chịu đựng của mao mạch. Cơ thể thiếu vitamin P sẽ khiến sức chịu đựng của thành mao mạch giảm, mao mạch dễ đứt, vỡ. Do vậy, người ta thường dùng hoa hòe làm giảm huyết áp và phòng biến chứng của huyết áp cao như: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.
  • Nhờ công dụng chống viêm mạnh, thực nghiệm đã cho thấy hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng giảm sưng và viêm trên động vật như chuột và trên bệnh nhân viêm khớp mạn tính. Bên cạnh hoa hòe, người bệnh cần kết hợp nhiều liệu pháp khác như châm cứu ở các huyệt lân cận khớp bị sưng, có chế độ tập luyện ngay khi giảm viêm khớp, tăng cường bổ sung những vitamin nhóm B và C để giảm viêm khớp.

Cách pha trà hoa hòe

  • Cho hoa vào ấm trà.
  • Nếu được, nên dùng các loại ấm sứ hoặc gốm chuyên dụng trong pha trà truyền thống. Nếu không đủ dụng cụ, có thể dùng bình uống nước bằng thủy tinh.
  • Lấy nước đun nóng khoảng 90 – 95°C để pha. Đầu tiên, đổ một ít nước vào ấm và tráng qua cho ấm nóng, sạch bụi bẩn từ hoa rồi bỏ phần nước tráng này.
  • Tiếp đến, rót nước vào ấm sao cho 10g hoa hòe tương ứng 100ml nước. Sau khoảng 5 – 7 phút thì nụ hòe ngấm dần nước và chìm xuống dưới.
  • Lúc này, có thể rót trà ra thưởng thức. Nếu nụ hoa hòe chưa chìm xuống nghĩa là đang sử dụng nước chưa thật sôi.

tra-hoa-hoe

2.4. Trà hoa cúc – tốt cho tim mạch

  • Đây là loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nghiên cứu, hoa cúc làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, vị đắng, cay, tính mát, công dụng thanh nhiệt, thải độc cơ thể, bổ não và trị suy nhược thần kinh.
  • Trong hoa cúc chứa: Vitamin A, Natri, Kali, Canxi, Magie, Mangan, Đồng, Sắt, Kẽm, chất xơ, Riboflavin, Cacbonhydrat, Thiamin, năng lượng, Bisalobol, chất chống oxy hóa Apingenin,…
  • Trà hoa cúc chứa nhiều flavones, một chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng giảm huyết áp và giảm cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.
  • Thức uống này còn đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn”. Cụ thể, nó giúp cải thiện thị lực cho những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong khoảng thời gian dài, loại trà thảo dược này là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
  • Nghiên cứu tại Mỹ tím ra chất apigenin trong trà hoa cúc có công dụng ngăn tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy công dụng hơn. Trong nghiên cứu ống nghiệm, apigenin được chứng minh là chống lại tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và tử cung.
  • Trà hoa cúc kết hợp cùng hoa kim ngân và bồ công anh là bài thuốc giúp tiêu độc, giải độc gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa. Có thể sử dụng hoa cúc kết hợp cùng nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.
  • Uống trà hoa cúc thường xuyên vừa giúp điều trị vừa ngăn được các bệnh về đường tiêu hóa. Thành phần các chất có trong trà này giúp làm giảm co thắt trong dạ dày giúp giải phóng khí, ngăn tình trạng đầy hơi, đồng thời làm dịu đau bụng kinh ở phụ nữ.

Cách pha trà hoa cúc

  • Cho 4-5 bông cúc vàng khô vào ấm trà, cho nước vào.
  • Ngâm trong 2 phút sau đó đổ nước đi. Tuỳ theo người dùng cho thêm mật ong hoặc đường phèn theo khẩu vị, tiếp đó cho thêm nước sôi vào sau khoảng 2 phút là có thể thưởng thức được.

tra-hoa-cuc-tot-cho-tim-mach

2.5. Trà hoa mẫu đơn

  • Hoa Mẫu đơn có tên khoa học: Paeonia officinalis là loài cây thảo mộc sống lâu năm, hoa lớn. Hoa mẫu đơn nở từ mùa xuân đến đầu hè, có cây nở quanh năm, màu sắc từ hồng chuyển đỏ tía đến trắng hoặc vàng.
  • Trà Hoa Mẫu Đơn xuất hiện từ hơn 4000 năm trước tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được tác dụng thần kỳ của loại trà này. Một loại hoa không chỉ có vẻ đẹp hút hồn, hương thơm khó quên mà còn chứa đựng những công dụng tuyệt vời, những giá trị cốt lõi sau vẻ đẹp kia.
  • Hoa mẫu đơn nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong các loại hoa được con người biết đến từ rất sớm. Ý nghĩa hoa mẫu đơn là hoa vương giả, sang trọng biểu tượng cho giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Nhờ các đặc tính y học tuyệt vời, ngày nay mẫu đơn được chế biến thành loại trà thảo mộc để chữa bệnh. Theo Đông y, hoa mẫu đơn tính mát, vị cay ngọt đắng
  • Theo y học hiện đại, trà hoa mẫu đơn giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng lượng máu đến cơ quan nội tạng, kích thích vận chuyển oxy và dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ cho người dùng. Còn theo y học cổ truyền thì hoa mẫu đơn bồi bổ ngũ tạng gồm: tim, gan, phổi, thận, lách tốt cho người cao tuổi.
  • Trà hoa mẫu đơn giúp tăng cường máu lên não, cải thiện trí nhớ, hạ sốt, giảm đau đầu, đau lưng, đau khớp, giúp an thần đem lại cảm giác dễ chịu, thư giãn thoải mái.
  • Có khả năng điều hoa kinh nguyệt, trị kinh nguyệt không đều, chống co thắt, giảm đau bụng kinh, tăng cường sinh lý phụ nữ. Điều hòa rối loạn nội tiết tố giúp phụ nữ thời kì mãn kinh giữ sức khỏe và nhăn sắc. Trà mẫu đơn còn làm mờ vết nhăn, tàn nhang, chống lão hóa.
  • Trà hoa mẫu đơn còn hỗ trợ điều trị dị ứng, viêm da, mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra còn giải độc gan, cải thiện và tăng cường chức năng gan, chăm sóc hệ tim mạch cùng nhiều công dụng khác.

Cách pha trà hoa mẫu đơn

  • Tráng trà bằng nước sôi để rửa và giúp trà thơm hơn, “đánh thức” các cánh hoa khô.
  • Pha 3-5 nụ hoa mẫu đơn trong khoảng 250ml nước sôi.
  • Cánh hoa dày chắc, nên đun nhỏ lửa hoặc ủ trà khoảng 8 đến 12 phút để lấy được chất dinh dưỡng từ hoa.
  • Thêm đường, mật ong hoặc cỏ ngọt tùy theo khẩu vị

tra-hoa-mau-don

Xem thêm: 5 loại trà tốt cho người đau dạ dày – làm dịu dạ dày hiệu quả

3. Mua trà tốt cho tim mạch ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Trà tốt cho tim mạch rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán trà tốt cho tim mạch kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua trà tốt cho tim mạch nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.

Nông sản Dũng Hàđịa chỉ bán trà tốt cho tim mạch chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Trà tốt cho tim mạch bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trà các loại, đặc sản vùng miền. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá trà tốt cho tim mạch, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi.

Xem thêm: Chè ngon Tây Bắc – Thức uống đặc trưng, tốt cho sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *