Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, dấu hiệu và những thông tin cần biết

gan-nhiem-mo

Trong xã hội hiện đại, bệnh gan là bệnh khá phổ biến, thậm chí những người không sử dụng bia rượu hoặc có thể trạng gầy cũng có thể mắc gan nhiễm mỡ. Đây là một tình trạng không quá xa lạ với chúng ta. Bệnh có thể dẫn đến vấn đề về gan nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ trong bài viết này nhé

1. Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Vai trò, chức năng của gan trong cơ thể?

Gan là cơ quan nội tạng lớn và là tuyến tiêu hoá lớn nhất của cơ thể. Gan có vai trò rất quan trọng, được ví như “nhà máy hoá chất” kỳ diệu của cơ thể bằng sức làm việc bền bỉ, hoạt động không ngừng nghỉ. Cơ quan này có nhiều nhiệm vụ như: tổng hợp, dự trữ, chuyển hoá, giải độc, tạo máu nhằm duy trì sự sống cho cơ thể.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và bị viêm. Bệnh giai đoạn đầu căn bản không có hại, tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng gan. Bệnh này không lây từ người này sang người khác và cũng không di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Dấu hiệu, triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, mà tình cờ phát hiện ra khi siêu âm gan. Khi bị bệnh gan nhiễm mỡ hay có viêm gan hoặc xơ gan thì mới có những dấu hiệu sau:

  • Đau và khó chịu bụng trên bên phải
  • Chán ăn
  • Có thể xuất hiện vàng da và vàng mắt, nước tiểu vàng hoặc sậm màu

Khi xơ gan có thể xuất hiện thêm biểu hiện:

  • Cổ trướng bụng, phù nề chân
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Phù chân
  • Lòng bàn tay đỏ
  • Giãn nở mạch máu dưới da
  • Lá lách to
  • Ngứa da

trieu-chung-gan-nhiem-mo

Xem thêm: Bệnh viêm phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thông tin cần biết

3. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

  • Đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến của gan nhiễm mỡ là uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, chúng cũng làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của những loại thuốc.
  • Béo phì: Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao hơn gấp nhiều lần người có cân nặng bình thường. Cơ thể người béo phì thường cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
  • Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều làm hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, khi vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu ứ đọng trong gan gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo ra một lớp bao phủ khiến gan mất chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn đến tình trạng tích tụ quá nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Sút cân quá nhanh: Sút cân nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm triglyceride tích tụ trong gan lâu ngày sẽ gây ra thừa mỡ trong gan.
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc: Một số loại thuốc trị mỡ máu, lao phổi có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.

nguyen-nhan-gan-nhiem-mo

Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Cách kiểm soát bệnh Alzheimer hiệu quả

4. Các giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm, không có dấu hiện gì nên khó phát hiện ra bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng của lá gan. Nên khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể chữa khỏi.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn tích tụ, ủ bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng của lá gan nên xuất hiện những hiện tượng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi,… Những biểu hiện này rất phổ biến nên bệnh nhân thường chủ quan, không đi khám sức khoẻ nên bệnh có thể phát triển nặng thêm và nhanh chóng chuyển biến xấu đến giai đoạn 3.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, lượng mỡ chiếm 20 – 30% tổng trọng lượng của lá gan. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng mắt, vàng da, u mạch nổi lên trên da, mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh còn bị rối loạn nội tiết tố, một số bệnh nhân nam phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ giới bị tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ điều trị giảm nhẹ và phòng tránh biến chứng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

cap-do-gan-nhiem-mo

Xem thêm: Hoa quả cho người bị thiếu máu, trái cây gì để tăng cường sức khỏe?

5. Những nhóm đối tượng mắc gan nhiễm mỡ

Nhóm 1: Gan nhiễm mỡ không do rượu

Nhóm người bệnh này do rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, dẫn tới dư thừa mỡ trong tổ chức của gan. Bệnh nhân được xếp vào nhóm này nếu tỷ lệ mỡ trong gan chiếm trên 10% trọng lượng gan.

Nhóm 2: Gan nhiễm mỡ do rượu

Trong nhóm này, gan nhiễm mỡ là triệu chứng sớm của bệnh viêm gan do rượu. Nếu người bệnh uống quá nhiều rượu sẽ gây tổn thương gan, làm giảm chức năng chuyển hóa mỡ.

Nhóm 3: Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Với các bệnh nhân thuộc nhóm này, nguyên nhân không phải do rượu. Khi lượng mỡ trong gan đạt đến mức độ nhất định, gan to lên và có thể kèm với suy giảm chức năng gan.

Nhóm 4: Gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ. Đây là bệnh có tính chất di truyền, thuộc bệnh lý ti lạp thể. Nhóm đối tượng này là biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, tỷ lệ chỉ khoảng 1/7000 – 1/11.000 thai kỳ và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ. Những triệu chứng thường xuất hiện khi 3 tháng cuối thai kỳ gồm: buồn nôn và nôn liên tục, vàng da, đau vùng hạ sườn phải, luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khắp cơ thể,…

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Ăn gì để tăng cường đề kháng cơ thể?

6. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

  • Giảm cân: Bắt buộc phải giảm cân với người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Giảm cân an toàn khoa học sẽ giúp giảm tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin. Không nên dùng các cách giảm cân cấp tốc bởi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Xem xét dùng vitamin E: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không bị đái tháo đường có thể dùng Vitamin E giúp cải thiện tình trạng viêm. Tuy vậy, vitamin E không được dùng để điều trị gan nhiễm mỡ với bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến.
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Những statin không chuyển hoá kéo dài qua gan có thể kiểm soát rối loạn lipid máu, giảm gan nhiễm mỡ.
  • Tiêm phòng virus: Tiêm phòng viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ giúp phòng tránh được virut gây tổn thương gan.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh cảm cúm – Cách phòng ngừa cảm cúm thế nào?

7. Làm gì để phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Lối sống khoa học là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn gan nhiễm mỡ. Do vậy, người bệnh cần:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường chất xơ và protein tốt, hạn chế chất béo như đồ ăn chiên rán, hạn chế ăn tinh bột và đường.
  • Tập thể dục thể thao: tập thể dục thường xuyên với cường độ thích hợp, giúp kiểm soát và duy trì cân nặng an toàn, lành mạnh
  • Khám sức khỏe định kỳ, tiêm vắc – xin, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm gan. Nếu mắc bệnh lý về gan khác, cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Thực hiện sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ, làm việc,… điều độ và lành mạnh với các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Duy trì bữa ăn hằng ngày đủ năng lượng với rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc, hạn chế dùng mỡ động vật, giảm các loại thịt đỏ như thịt bò mà thay thế bằng các loại thịt trắng có protein ít béo như cá, thịt gà,…
  • Không ăn đồ chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, gia cầm.
  • Nên hạn chế các loại thực phẩm ăn nhanh, khó tiêu hóa, các loại gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu.
  • Không nên ăn nhiều trái cây có nhiều năng lượng, khó tiêu như: mít, sầu riêng.
  • Không nên sử dụng rượu bia.

cach-phong-gan-nhiem-mo

Xem thêm: Bạn đã biết thực phẩm nào bổ mắt chưa? Ăn gì để tăng thị lực?

8. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì, không nên ăn gì?

8.1. Thực phẩm tốt cho người gan nhiễm mỡ

Ăn nhiều rau củ quả

Đây là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có công dụng giảm cholesterol trong máu và tế bào gan (mỗi ngày mỗi người nên dùng tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). Một số thực phẩm được coi là thuốc có công dụng giảm mỡ như: đậu Hà Lan, cà chua, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, bắp chuối, nấm hương, chanh, diếp cá, tỏi, cam, quýt, bưởi, táo, trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso,…

Cụ thể: Nấm hương có chứa nhiều chất làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Lá sen: giảm mỡ máu, giảm béo và giảm sự tích tụ mỡ trong tế bào gan, sử dụng để uống hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần tây: chứa nhiều vitamin, công dụng mát gan, hạ cholesterol, thúc đẩy quá trình bài tiết những chất thải và làm sạch huyết dịch. Ngô: có chứa nhiều acid béo không no, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Những loại rau tươi, quả tươi có công dụng giải nhiệt làm mát gan, thanh nhiệt,…

Dầu thực vật

Người bệnh gan nhiễm mỡ kiêng mỡ động vật và thay vào đó nên sử dụng các loại dầu thực vật như: dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương (trừ dầu dừa),… Các loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có công dụng làm giảm cholesterol.

Đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ,…

Ngoài ra, người mắc gan nhiễm mỡ cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên không nên kiêng tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng. Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần lưu ý giảm mỡ động vật tăng dầu thực vật, chuyển sang mỡ dễ hấp thu hơn như trong cá.

gan-nhiem-mo-an-gi

Nhộng tằm, cá tươi

Nghe hơi lạ nhưng nhộng tằm có công dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu ích cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Ngoài ra cá tươi cũng được khuyến khích. Vì cá chứa nhiều protein nhưng lại ít chất béo. Giảm gánh nặng cho gan nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại thảo dược thiên nhiên

A-ti-sô, trà xanh, lá sen có công dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan. Thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời giảm tích tụ mỡ trong gan.

8.2. Gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?

Mục đích của điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm lượng mỡ trong gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ cần tránh ăn gì?

Hạn chế chất béo, mỡ động vật

Mỡ động vật khi nạp vào cơ thể sẽ qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu dùng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn tới tích tụ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc thực vật.

Tránh ăn những thực phẩm nhiều cholesterol

Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… chứa lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp giảm lượng chất béo trong gan.

gan-nhiem-mo-kieng-gi

Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ

Trong thịt đỏ chứa nhiều protein. Những thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Nên sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ ứ đọng. Khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế những loại hoa quả chứa hàm lượng fructose cao

Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế những loại trái cây có fructose cao giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng bệnh gan nhiễm mỡ.

Kiêng gia vị cay nóng

Những đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, tiêu, cà phê. Những gia vị thông thường hằng ngày cũng được cho vào danh sách kiêng đối với người bị bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh cần cẩn thận khi dùng vì những gia vị này sẽ làm gan chúng ta “không khỏe”. Chúng làm suy giảm chức năng gan, làm gan không thể bài tiết chất béo, làm tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Tránh xa chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn

Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng những chất độc hại từ rượu bia gây gánh nặng rất lớn cho lá gan.

Khi bị bệnh mà bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu, bia sẽ làm quá trình chuyển tới xơ gan và ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời khi uống rượu, bia gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải những chất độc hại trong bia rượu ra ngoài cơ thể. Bệnh nhân cần đặc biệt kiêng bia rượu để điều trị bệnh nhanh và có kết quả tốt nhất.

Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, gây ung thư. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh gan nhiễm mỡ. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt

Xem thêm: Chức năng của não bộ thế nào? Ăn gì để tốt cho sức khỏe não bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *