Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin và rối loạn đào thải axit uric mà từ xưa gọi là “bệnh nhà giàu”. Ngày nay, đã tìm thấy nhiều nguyên nhân gây bệnh gout cũng như những cách hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, trong đó có phương pháp dùng trà để giảm axit uric. Vậy bệnh gout có được uống trà không? Bệnh gout uống trà nào tốt? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm câu trả lời trà tốt cho bệnh Gout trong bài viết này nhé
1. Trà tốt cho bệnh Gout thế nào?
Trà là một loại thức uống được yêu thích nhất của dân ta từ ngàn xưa cho đến nay. Công dụng của trà đem lại cho sức khỏe con người thì không ai chối cãi được. Gần đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc uống trà thường xuyên còn có thể phòng ngừa được bệnh Gout.
Trong trà chứa hàm lượng chất Flavonoid nhiều – đây một chất chống oxy hoá mạnh mẽ có trong trà, và chính là lý do tại sao nước trà lại có tác dụng chữa lành các vết thương, giúp loại bỏ độc tốt trong cơ thể, thậm chí uống trà hàng ngày còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các tế bào ung thư
Về những lợi ích mà trà đem lại cho sức khỏe của con người là rất lớn, đã có khá nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng là uống nước trà có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ bị mắc các bệnh về xương hợp và trong đó có bệnh Gout. Nồng độ các hợp chất chống oxy hóa có trong nước trà cao có thể giúp giảm triệu chứng viêm khớp và sưng phù đây là những dấu hiệu của bệnh Gout.
2. Top 8 loại trà dành cho người bệnh Gout, đào thải axit uric nhanh chóng
2.1. Trà bồ công anh – trị gout hiệu quả
- Thức uống này là loại thuốc lợi tiểu mạnh giúp thận đẩy nhanh đào thải axit uric. Uống trà bồ công anh đem lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe thận. Do có đặc tính lợi tiểu, nó làm tăng sản xuất nước tiểu và tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Mặc dù không được chứng minh là phương thuốc cho bệnh gout, nhưng nó giúp kiểm soát tăng axit uric máu rất tốt.
- Từ rất lâu, bồ công anh đã được dùng làm thuốc bổ gan. Theo nghiên cứu, nó có khả năng tăng dòng chảy của mật. Không chỉ dừng lại ở tác dụng thải độc gan, những nhà nghiên cứu cho rằng bồ công anh còn hữu dụng hơn thế. Khi dùng trà bồ công anh, có thể trị một số vấn đề về da, mắt giúp bệnh gan được cải thiện. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra polysaccharides trong bồ công anh có tác dụng cải thiện chức năng gan.
- Một nghiên cứu phân tích gần đây cho rằng trà bồ công anh đem lại tác dụng giảm cân hiệu quả. Bằng nguyên lý hoạt động gây ức chế lipase tuyến tụy, một loại enzym được giải phóng trong khi tiêu hóa. Chất này giúp phân hủy chất béo và giảm mỡ thừa trong cơ thể xuống mức thấp. Các thí nghiệm trên chuột đã đem lại hiệu quả như mong muốn. Do đó trà bồ công anh được phát triển và nghiên cứu để giảm cân và chống béo phì.
Cách pha trà bồ công anh
- Cho 7 gram Bồ Công Anh khô vào bình và đổ nước sôi vào khoảng 1 phút sau đó lắc qua bình rồi đổ nước đi
- Đổ tiếp tục nước sôi vào và hãm trà khoảng 7- 10 phút là thưởng thức được.
- Ngoài ra, có thể thưởng thức trà ấm sau khi pha xong hoặc có thể uống lạnh.
2.2. Trà xanh – tốt cho người bệnh gout
Trà xanh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm giúp giảm axit uric máu cao trong cơ thể. Theo nghiên cứu, uống lượng trà xanh vừa phải thường xuyên có thể giảm nồng độ axit uric trong máu. Những chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp chống lại chứng viêm liên quan tới bệnh Gout.
Trong những thành phần có trong trà xanh, lượng purin tương đối thấp, phù hợp với người có nồng độ axit uric cao. Nếu một lượng nhỏ baking soda được thêm với trà xanh để trung hòa độ pH của cơ thể, thì nó cũng có thể giảm axit uric. Tuy vậy, khi uống cần pha đúng cách, không nên lạm dụng.
Trà xanh cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm cân, thải độc cơ thể, chữa lành những vết thương, sưng hay viêm. Ngoài ra, nước chè xanh là một thức uống tuyệt vời dành cho người bệnh gút:
- Nồng độ chất chống oxy hóa trong nước trà xanh là rất cao, giúp giảm các triệu chứng đau, sưng do gout gây ra.
- Uống nước chè xanh cũng giúp đi tiểu nhiều hơn từ đó đào thải lượng axit uric trong cơ thể ra ngoài một cách hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy trà xanh cũng cải thiện yếu tố gây ra bệnh tim và đột quỵ, gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu). Trà này cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, bảo vệ các phần tử LDL khỏi quá trình oxy hóa – một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch.
Cách pha trà xanh
- Lấy 1 – 2 gram trà cùng 150ml – 200ml nước sôi ở nhiệt độ 70-80 độ. Không nên sử dụng nước sôi 100 độ vì có thể làm trà mất đi hương vị
- Đổ nước sôi vào ấm, đợi khoảng 2 – 3 phút rồi đổ nước đó đi
- Đổ thêm nước sôi vào.
- Để trà ngon, nên ủ trà khoảng 3 – 5 phút, trước khi chắt nên lắc nhẹ ấm cho đều vị.
2.3. Trà hoa hồng – giảm axit uric hiệu quả
- Trà Hoa Hồng là loại trà thảo mộc được làm từ 10% nụ hoa hồng tự nhiên. Nụ hoa hồng sau khi được lựa chọn và thu hái cẩn thận, sau đó sấy khô bằng phương pháp tự nhiên, giúp giữ lại nguyên vẹn màu sắc và hương vị đặc trưng của hoa hồng
- Trà hoa hồng không những có tác dụng dưỡng da mà khi uống thường xuyên còn có công dụng thúc đẩy quá trình tiểu tiện. Nhờ đó một lượng axit uric sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể.
- Trà hoa hồng còn kích thích quá trình sản xuất mật, giúp cải thiện chức năng ruột và tiêu hóa chất béo, thúc đẩy phát triển của lợi khuẩn đường ruột. Chất pectin trong trà có khả năng liên kết cùng với chất béo và cholesterol trong ruột, qua đó loại bỏ chúng trước khi cơ thể hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Một tách trà hoa hồng còn là phương pháp tự nhiên giúp chữa trị cơn đau họng và các triệu chứng cảm cúm thông thường. Lượng vitamin C trong hoa hồng nhiều hơn cả trong cam và chanh. Vitamin C có trong trà giúp chống viêm và làm dịu cơn đau.
- Loại trà hoa này cũng làm giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm. Đối với người mắc trầm cảm, trà hoa hồng được xem như phương thuốc điều trị hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ. Công dụng của hoa hồng còn giúp thư giãn để có giấc ngủ ngon hơn.
Cách pha trà hoa hồng
- Hoa hồng khô tráng bằng nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt khoảng 3-5 lát.
- Cho 5-6 nụ hoa hồng khô và gừng vào dụng cụ lọc trà. Cho vào ly thủy tinh dung tích 500ml nước
- Đổ nước sôi vào ly trong khoảng 5-7 phút. Sử dụng nước sôi nhiệt độ từ 70 – 80 độ để pha trà vì nước
- sôi ở nhiệt độ 100 có thể làm thoát hàm lượng vitamin trong cánh trà.
- Lọc trà ra. Cho thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.
2.4. Trà gừng
Gừng có chứa các dinh dưỡng chống viêm có thể làm giảm sự khó chịu mà căn bệnh gout gây ra.
Bằng chứng khoa học cho thấy uống trà gừng làm giảm cơn đau liên quan đến tích tụ axit uric ở khớp. Mặc dù cần thêm bằng chứng để chứng thực tác dụng này, nhưng phương thuốc này là phương pháp tuyệt vời hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Những chất chống oxy hóa trong gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm stress. Thậm chí, chỉ cần hít hơi nước từ trà nóng cũng có thể giảm nghẹt mũi và những vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hay dị ứng môi trường.
Cách pha trà gừng
- Cho gừng nạo sạch vào nước, đun sôi. Để nguội khoảng vài phút, rồi lọc và thêm chút mật ong.
- Uống một ly vào giữa buổi sáng, 1 – 2 ly trong cả ngày.
- Uống trong 15 ngày liên tục, sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục uống
2.5. Trà lá sen – tốt cho bệnh Gout
- Trà lá sen lấy nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên từ những đầm sen. Hầu hết là lá sen bánh tẻ, sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ và sấy khô tự nhiên, đảm bảo thành phần sạch và không có chất bảo quản.
Trà lá sen có công dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng bài tiết của thận, giúp thải axit uric qua nước tiểu nhanh chóng hơn, qua đó giảm hàm lượng axit uric trong máu. - Do lá sen chứa chất alkaloid – một chất chống tăng huyết áp, điều hòa nhịp tim và một số chức năng khác trong cơ thể. Vì thế, trà lá sen có thể giúp ổn định nhịp tim, hạn chế cảm giác bồn chồn do tim đập mạnh từ đó giúp ngủ ngon giấc hơn.
- Hoạt chất nuciferin có trong lá sen có công dụng kích thích tiết insulin, chất này giúp hỗ trợ đưa glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể nhịp nhàng hơn, giúp cung cấp đủ năng lượng và máu để những tế bào và cơ thể hoạt động tốt, hiệu quả hơn nhờ đường huyết ổn định.
Cách pha trà lá sen
- Cho một chút trà lá sen khô vào bình, sau đó đổ nước sôi rồi đậy nắp
- Ngâm trà khoảng 10 phút để những tinh chất trong lá sen có thể hòa trộn vào nước là thưởng thức được rồi
2.6. Trà cần tây – tốt cho bệnh gout
Trà cần tây là phương thuốc hữu ích giúp giảm nồng độ a xít uric trong máu. Trong nhiều năm, đây là một trong các chất bổ sung tốt nhất chống lại bệnh gout, giữ nước và vấn đề về tiết niệu.
Cách pha trà cần tây
- Đun sôi 15g lá cần tây trong nước. Để nguội và lọc.
- Uống một ly khi đói và thêm 2 ly trong cả ngày.
- Uống ít nhất 3 lần/tuần.
2.7. Trà tầm ma
Cây tầm ma (còn gọi là cây nàng hai) thúc đẩy hoạt động lọc của thận để loại bỏ a xit uric. Phương thuốc thảo dược này được dân gian dùng để điều trị bệnh Gout và đau khớp. Nó có đặc tính lợi tiểu, thúc đẩy chức năng thận để tăng sản sinh nước tiểu và giảm nồng độ a xit uric máu.
Cách pha trà tầm ma
- Cho 15 g lá tầm ma vào 250 ml nước, đun sôi, để nguội và lọc.
- Uống 1 ly trà tầm ma giữa buổi sáng.
- Uống trong 15 ngày liên tục
2.8. Trà dâm bụt
Một trong các loại trà thảo dược truyền thống giảm nồng độ a xít uric là trà hoa dâm bụt. Cây hoa này giúp giảm sự tích tụ a xit uric trong máu, ngăn chặn a xit uric lắng đọng trong khớp.
Cách pha trà dâm bụt
- Cho 7 g hoa dâm bụt khô vào 250 ml nước, đun sôi khoảng 3 – 5 phút, để nguội và lọc.
- Uống một cốc khi đói trong 20 ngày.
Xem thêm các loại trà đặc sản Tây Bắc TẠI ĐÂY
3. Lưu ý khi uống trà giảm axit uric cho người bệnh gout
- Uống trà giảm axit uric là biện pháp kiểm soát nồng độ axit uric máu an toàn. Tuy vậy, không phải uống như thế nào cũng được mà phải uống đúng cách để có hiệu quả tốt nhất. Khi dùng trà cho người bệnh gout để giảm axit uric, cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên uống quá đặc. Khi trà quá đặc, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều tanin, axit oxalic. Các chất này có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể. Vì thế, nên pha trà loãng để uống mỗi ngày.
- Với người bị tăng axit uric, uống trà đúng thời điểm mới có công dụng giảm axit uric máu. Nên uống trà sau ăn khoảng 30 phút để thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ mà không tạo ra gánh nặng cho cơ thể.
- Uống trà rất tốt nhưng nếu nhiệt độ quá thấp có thể gây kích ứng ruột và dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy, đau bụng và những vấn đề khác. Uống trà quá nóng dễ làm bỏng niêm mạc thực quản. Vì thế, nên chú ý đến nhiệt độ khi uống trà, không nên pha trà với nước nóng quá 65°C.
Tham khảo trà tốt cho hệ tiêu hóa tại https://trangvangnongnghiep.net/tra-ho-tro-tieu-hoa-tot-uong-tra-nao-tot-cho-duong-tieu-hoa.html
4. Mua trà tốt cho người bệnh Gout ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội và TP HCM
Trà tốt cho người bệnh Gout rất dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị nhưng chưa chắc đảm bảo chất lượng. Nhiều nơi bán trà tốt cho người bệnh Gout kém chất lượng, không uy tín. Nên khi mua trà tốt cho người bệnh Gout nên chú ý đến chất lượng, nguồn gốc của nó.
Nông sản Dũng Hà là địa chỉ bán trà tốt cho người bệnh Gout chất lượng, giá rẻ nhất Hà nội và Hồ Chí Minh. Trà tốt cho người bệnh Gout bán tại Nông Sản Dũng Hà là những sản phẩm tốt nhất, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các loại trà, đặc sản vùng miền. Cam kết mang tới cho quý khách hàng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất. Không chỉ được đảm bảo về giá trà tốt cho người bệnh Gout, sự uy tín của thương hiệu mà bạn còn được tư vấn, giải đáp nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm các loại trà cho người huyết áp cao TẠI ĐÂY