Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều cần biết

benh-parkinson

Parkinson là chứng bệnh gây ảnh hưởng tới khả năng vận động. Khi mắc, người bệnh có thể mất khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ bắp. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu cụ thể bệnh Parkinson là gì và cách kiểm soát bệnh hiệu quả trong bài viết này nhé

1. Parkinson là bệnh gì?

Bệnh Parkinson hay bệnh liệt rung là sự suy thoái chức năng hệ thống thần kinh. Người trên 50 tuổi, phần lớn là đàn ông là đối tượng mắc bệnh cao nhất. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và có thể bị trầm cảm.

Parkinson là rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương, làm ảnh hưởng tới tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của người bệnh. Bệnh thuộc nhóm những bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm và trong trường hợp nặng người bệnh có thể mất một số chức năng vận động vật lý.

Được liệt kê vào danh sách các bệnh về thần kinh, bệnh Parkinson xảy ra khi nhóm tế bào trong não thoái hóa, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ bắp, làm cho đi lại khó khăn, cử động chậm, chân tay bị run. Bệnh này khi tiến triển sẽ gây ảnh hưởng tới tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

parkinson-la-gi

2. Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? có di truyền không?

Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt. Người bệnh có thể thành người tàn phế nếu bệnh tiến triển nặng. Do vậy, bệnh nhân cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt

Bệnh Parkinson có mang tính di truyền nhưng không phải cứ gia đình có người bị bệnh thì chắc chắn người còn lại bị di truyền. Trong gia đình có bố, mẹ hoặc người thân bị bệnh, có thể có người bị di truyền parkinson nhưng cũng có người không di truyền Parkinson và tỷ lệ di truyền bệnh này thường thấp.

Xem thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng TẠI ĐÂY

3. Parkinson có chữa khỏi được không? Sống được bao lâu?

Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi nhưng dùng thuốc có thể kiểm soát đáng kể các triệu chứng. Đối với trường hợp nặng hơn thì cần phẫu thuật (kích thích não sâu,…).

Bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống, đặc biệt là tập thể dục, thể thao đều đặn. Trong một vài trường hợp, tập vật lý trị liệu tập trung vào sự thăng bằng và kéo giãn cũng rất cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cần hỗ trợ của chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để cải thiện vấn đề về giọng nói.
Trước đây, bệnh nhân Parkinson có thể sống khoảng 7-8 năm khi bước vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, người bị Parkinson có thể kéo dài tuổi thọ đến 20 năm, không khác gì người bình thường.

Điều này là bởi nền y học hiện đại cùng các phương pháp y học cổ truyền. Người bệnh sống bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm quá trình phát triển bệnh.

benh-parkinson-nguy-hiem-khong

4. Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Hiện nay, những nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể của bệnh Parkinson. Nhưng họ biết ra rằng, hàm lượng Dopamine trong cơ thể người bệnh giảm đi đáng kể. Đây là chất dẫn truyền thần kinh có công dụng dẫn truyền tín hiệu giữa những sợi thần kinh trong não và có vai trò trong việc cử động và phối hợp động tác của cơ thể. Chúng tập trung phần lớn ở vùng hạch đáy của não.

Khi tế bào não bị thoái hóa hoặc mất khả năng sản xuất Dopamine sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất này. Vì thế, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận động.

Một vài tế bào thần kinh (neuron) trong não chết có thể làm thiếu hụt dopamine. Nếu nồng độ hoạt chất này giảm, hoạt động não bộ sẽ trở nên bất thường và dẫn tới dấu hiệu của bệnh Parkinson. Yếu tố di truyền và tiếp xúc nhiều với chất độc hại hoặc những yếu tố từ môi trường là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này.

Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-dai-thao-duong-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-nhung-thong-tin.html

5. Dấu hiệu và triệu chứng của Parkinson là gì?

  • Tính cách thay đổi: Do não bộ chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống, nên bất cứ thay đổi nào trong tính cách cũng là biểu hiện sớm của bệnh Parkinson.
  • Phối hợp hoạt động chậm chạp: đây là một trong các dấu hiệu rõ rệt nhất của Parkinson khi ở giai đoạn đầu. Với những biểu hiện như: quay người, quay đầu, cài khuy, buộc dây giày… được làm tốc độ chậm chạp, không rõ ràng.
  • Giảm cảm giác về mùi: giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng tới khứu giác con người, làm bệnh nhân không có khả năng phân biệt mùi của thực phẩm, tình trạng này càng ngày càng nặng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Những vấn đề về đường ruột: với dấu hiệu như táo bón hoặc những vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Đau vai: đau vai kéo dài, kể cả có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm là dấu hiệu của bệnh Parkinson.
  • Mệt mỏi: mệt mỏi thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc Parkinson
  • Có thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi giọng nói, chữ viết, tính cách thất thường.
  • Một vài biểu hiện bệnh dễ gặp phải như: run nhẹ khi bệnh tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, ngất xỉu, liệt cơ mặt, mất cân bằng.

trieu-chung-benh-parkinson

6. Phân loại bệnh Parkinson thế nào?

Phân giai đoạn bệnh Parkinson theo thang Hoehn và Yahr

  • Giai đoạn 0: Không triệu chứng
  • Giai đoạn 1: Có biểu hiện tổn thương một bên
  • Giai đoạn 1.5: Biểu hiện tổn thương một bên, kèm với lệch trục
  • Giai đoạn 2: Thương tổn hai bên, nhưng chưa rối loạn thăng bằng
  • Giai đoạn 2.5: thương tổn hai bên, mức nhẹ, vẫn có thể tự lấy thăng bằng trong nghiệm pháp đẩy
  • Giai đoạn 3: Tổn thương cả hai bên, từ nhẹ tới vừa, có một số rối loạn về tư thế dáng bộ, vẫn sinh hoạt bình thường
  • Giai đoạn 4: tàn phế nặng, tuy nhiên vẫn có thể đi lại hay đứng dậy không cần giúp đỡ
  • Giai đoạn 5: Phải dùng xe lăn hoặc nằm liệt giường nếu không có sự giúp đỡ

7. Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc Parkinson cao gấp rưỡi nữ giới.
  • Tuổi tác: Parkinson thường gặp ở độ tuổi 50 – 60 tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu người trong gia đình bạn mắc bệnh, cũng có nguy cơ phát triển căn bệnh này.
  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất: Tiếp xúc với chất độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
  • Chấn thương đầu: người đã từng bị chấn thương ở đầu dễ mắc bệnh Parkinson hơn người bình thường.

Tham khảo thông tin về bệnh trĩ TẠI ĐÂY

8. Cách phòng ngừa Parkinson.

  • Tắm nắng thường xuyên giúp bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có ít nồng độ Vitamin D.
  • Uống trà xanh mỗi ngày có công dụng ngăn không cho độc tố giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.
  • Dùng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh.
  • Tránh môi trường độc hại, đặc biệt thuốc trừ sâu,…
  • Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hoa quả giàu flavonoid.
  • Có chế độ tập thể dục, thể thao khoa học.

phong-ngua-benh-parkinson

9. Cách điều trị bệnh Parkinson

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị bệnh Parkinson, có thể dùng một số thuốc do bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc đồng vận dopamine: có công dụng kích thích trực tiếp đến nhữngthụ thể dopamin như: trivastal, sifrol, bromocriptine,…
  • Thuốc thay thế dopamine: là thuốc bổ sung dopamine như: Syndopa, Madopar, Sinemer,… Trong quá trình dùng thuốc không nên kết hợp cùng vitamin B6.
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamin: các loại thuốc thuộc nhóm này ít có ở Việt Nam.
  • Thuốc kháng tiết cholin (Trihex, Artan).

Khi mới dùng các loại thuốc này, người bệnh nên dùng với liều thấp, sau đó tăng dần và duy trì liều lượng. Nếu muốn đổi sang thuốc khác, người bệnh nên đổi từ từ, không ngừng thuốc đột ngột. Trong khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ do thuốc như: khô miệng, dị ứng, tim đập nhanh, đau bụng, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây ảo giác, lú lẫn,…

Điều trị phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bệnh nhân có thể điều trị bằng những phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật định vị, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận và ghép mô thần kinh.

Phục hồi chức năng

Những biện pháp phục hồi chức năng mà bệnh nhân có thể áp dụng bao gồm:

  • Vật lý trị liệu hỗ trợ người bệnh tăng khả năng vận động và giảm rối loạn thăng bằng.
  • Trị liệu ngôn ngữ: giúp người bệnh giảm rối loạn về nói và nuốt.
  • Các bài tập luyện như: yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền rất có lợi cho người bệnh trong cải thiện khả năng vận động.

Các phương pháp phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ người bệnh khắc phục các triệu chứng run rẩy, co cứng cơ,… Vì thế, nên ứng dụng những biện pháp này kết hợp với dùng thuốc để nâng cao khả năng vận động của người bệnh.

10. Bệnh Parkinson nên ăn gì, không nên ăn gì?

10.1. Bệnh Parkinson nên bổ sung gì?

Thực đơn cho người Parkinson là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người bệnh Parkinson” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh Parkinson

Thực phẩm có thành phần chống oxy hóa

Các gốc tự do là chất sinh ra những phản ứng xấu trong cơ thể. Sinh ra phản ứng kích thích viêm, stress, thoái hóa não bộ và đặc biệt ức chế sản sinh ra dopamine

Vì thế, người bị Parkinson cần bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây, rau củ quả hoặc rau màu xanh như: rau chân vịt, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, mận, táo,…

Bổ sung thực phẩm giàu dopamine

Người bị Parkinson nên bổ sung dopamin, việc giảm nồng độ dopamine làm các tế bào não kém phát triển. Những thực phẩm có trong đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương. Chúng có chứa chất xơ, giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, những loại hạt chứa protein mang tên tyrosine cũng là nguồn tăng dopamine cho não bộ. Những loại hạt như: lạc, hạt điều, óc chó, hạnh nhân, hướng dương hoặc chuối có tác dụng tăng dopamin cho hoạt động của não bộ.

Bổ sung Omega-3

Đây là loại acid béo cung cấp chất dinh dưỡng cho mô trong cơ thể. Đặc biệt acid béo omega-3 có lợi ích lớn với não bộ.

Omega-3 có khả năng chống viêm hiệu quả, tốt với bệnh Parkinson. Nhiều nghiên cứu chỉ ra người bị Parkinson bổ sung đủ omega-3 cải thiện đáng kể triệu chứng Parkinson, đặc biệt là trầm cảm. Omega-3 có nhiều trong thực phẩm như: cá mòi, các trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…

omega-3

Những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Người bệnh Parkinson cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng và làm chậm sự phát triển của bệnh. Trong đó, những loại trái cây như: việt quất, đu đủ, kiwi, cam, quýt, quả mâm xôi, táo, lê, ổi chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh Parkinson

Canxi, magie là cũng khoáng chất cần thiết cho sự giãn cơ bắp và hoạt động của xương. Một vài dấu hiệu cho thấy thiếu hụt magie là yếu cơ, run cơ, căng thẳng, mất ngủ, cao huyết áp, nhịp tim không đều, trầm cảm… Vì thế, người bệnh Parkinson nên bổ sung magie để cải thiện rối loạn không thuộc về vận động.

10.2. Bệnh Parkinson nên kiêng ăn gì?

Hạn chế thực phẩm nhiều protein

Protein làm giảm hấp thu thuốc trị bệnh Parkinson. Vì thế, người bệnh không nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein như: thịt, sữa, đặc biệt là trước khi dùng thuốc. Mặc dù vậy, protein trong cá, những loại đậu lại cung cấp dưỡng chất cần cho não bộ. Do vậy, người bệnh không nên bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, chỉ cần hạn chế hoặc ăn cách xa thời điểm uống thuốc khoảng 2 giờ.

Tránh thực phẩm giàu chất béo

Nghiên cứu chỉ ra, những thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Đây cũng là thủ phạm làm nồng độ gốc tự do gây thoái hóa tế bào não tăng lên. Do vậy, người Parkinson không nên ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo như: mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật,…

Không nên ăn nhiều đậu tằm

Đậu tằm chứa lượng lớn Ievodopa tự nhiên. Nếu người bệnh Parkinson đang điều trị bằng thuốc Ievodopa, khi ăn nhiều dễ gây quá liều thuốc điều trị. Vì thế, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thực phẩm này hoặc có thể thay bằng đậu lăng, đậu hà lan, đậu thận để giảm táo bón.

Sử dụng ít muối

Những người Parkinson kèm bệnh lý tim mạch cần giảm ăn muối bằng cách cho ít muối, nước mắm, mì chính, tương khi chế biến và giảm những thực phẩm giàu muối như: giò, chả, xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói. Ăn quá nhiều muối sẽ gây hại cho tim và giảm chất lượng cuộc sống, tuổi thọ người bị Parkinson.

Hạn chế sử dụng nhiều đường

Đường và thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt có thể làm người bệnh Parkinson tăng cân và khó kiểm soát cân nặng. Hậu quả là người bệnh khó khăn trong di chuyển và làm não bộ hoạt động kém hơn. Vì thế, nên giảm bớt những thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.

duong

Hạn chế uống rượu, bia

Rượu, bia và các đồ uống có cồn khác được coi là “chất độc” với thần kinh. Rượu có thể làm giảm công dụng của thuốc điều trị, làm mất nước và nặng thêm tình trạng run tay, cứng cơ do Parkinson.

Giảm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6

Vitamin B6 chứa nhiều trong chuối, gan, thịt bò, đậu phộng, bột yến mạch, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm trở ngại cho hoạt động của L – dopa. Vì thế, nếu đang điều trị Parkinson bằng L – dopa, cần tránh dùng quá nhiều thực phẩm này.

Parkinson nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và có thể làm người bệnh tàn phế suốt đời. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh Parkinson. Chúc các bạn có sức khỏe dồi dào

Xem thêm thông tin về bệnh viêm phế quản tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-viem-phe-quan-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-can-biet.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *