Bánh tiêu từ xưa đến nay luôn được coi là món ăn vặt truyền thống của đồng bào chúng ta, gắn liền với biết bao thế hệ. Giữa nhịp sống hối hả của Sài Thành thì vẫn văng vẳng những âm thanh rao bán “Ai bánh tiêu không?” Ngày nay chúng ta càng ít được nghe thấy hơn những tiếng rao bán như thể đưa chúng ta trở về với những ký ức tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm nay, Trang vàng Nông nghiệp mách với chúng ta công thức làm bánh tiêu vô cùng đơn giản nhưng mang đến hương vị quen thuộc của tuổi thơ mỗi người. Hãy cùng theo chân chúng tôi khai phá công thức nhé!
Nguồn gốc của bánh tiêu
Bánh tiêu hay ở nhiều nơi còn được gọi với tên gọi khác là bánh hồ tiêu. Bánh tiêu là một loại bánh mì nướng có nguồn gốc xuất xứ từ Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, địa phận Trung Quốc và dần dần trở nên phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt ở Đài Loan.
Theo nguồn gốc nguyên bản, món bánh này được chế biến từ những nguyên liệu như bột mì, đường, vừng (mè), men nở. Sau khi chúng ta rán lên, bánh trở nên căng phồng trông rất bắt mắt, phảng phất hương thơm mùi bột mì và mùi vừng được phủ bên ngoài càng làm chúng ta muốn thưởng thức bằng bất cứ giá nào.
Khi được du nhập vào Việt Nam, chúng ta lấy tên gọi cho món bánh này một cách ngắn gọn là bánh tiêu. Bánh tiêu kết hợp thêm các loại nguyên liệu ăn kèm như bánh bò, xôi, sầu riêng, đậu xanh,… càng làm tăng thêm hương vị đa dạng cho món ăn. Thành phần chủ yếu của bánh tiêu là tinh bột và ở cách chế biến phải chiên ngập trong dầu nên bên trong bánh tiêu chiên có chứa lượng calo khá cao, khoảng 132 calo cho mỗi chiếc bánh tiêu. Vì vậy, chúng ta không nên ăn quá nhiều bánh tiêu và khi ăn xong phải ăn bổ sung lượng chất xơ phù hợp để hạn chế việc kiểm soát cân nặng cũng như nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, huyết áp.
Cách làm bánh tiêu truyền thống thơm ngon tại gia đình
Nguyên liệu:
- Bột mì: 500gr
- Men nở: 7gr
- Vừng (mè) trắng: 150g
- Đường trắng: 100g
- Nước ấm (khoảng 30 độ C): 220ml
- Tinh chất vani: ½ thìa cà phê
- Muối: ¼ thìa
- Dầu ăn
Hướng dẫn chế biến
Làm hỗn hợp bột bánh tiêu
Đầu tiên, chúng ta cần hòa tan tan ½ lượng đường trắng đã chuẩn bị với 20ml nước ấm và 10ml nước lạnh, sau đó chúng ta cho men nở vào, khuấy đều đến khi men được nổi lên và đóng vào thành như gạch cua thì để yên trong khoảng 10 phút.
Tiếp theo, chúng ta cho bột mì, muối cùng với phần nước ấm còn lại vào trong cái âu rồi trộn nhẹ. Sau đó, chúng ta thêm hỗn hợp nước đường và men nở, dùng tay nhào nặn đều để các nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành một khối đồng nhất.
Lưu ý: Chúng ta nên cho nước ấm vào từ từ để hỗn hợp bột được ngấm nước từ từ và sao cho vừa phải để tránh tình trạng bột bị nhão.Khi bột không còn bị vón cục và dính tay là hỗn hợp bột của chúng ta đã đạt yêu cầu. Tiếp đến chúng ta dùng khăn khô phủ lên hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín hỗn hợp bột và ủ bột trong khoảng thời gian 40 – 50 phút ở nơi cực kì kín gió.
Tạo hình bánh tiêu sao cho đẹp mắt
Hỗn hợp bột sau khi chúng ta ủ sẽ nở lên gấp đôi so với lượng bột chúng ta sắp ban đầu, dùng ngón tay ấn vào giữa khối bột nếu hỗ hợp bột bị lõm xuống, không đàn hồi thì bột ủ của chúng ta đã đạt. Chúng ta đặt khối bột lên trên bề mặt sạch và dùng tay nhào bột thêm lần nữa rồi chia bột sao cho thành nhiều phần nhỏ vo tròn vừa ăn. Để tạo hình bánh tiêu, chúng ta cần cán bột thành các miếng tròn mỏng vừa ăn có đường kính khoảng 4cm và phủ một lớp mè trắng. Tiếp tục làm công đoạn này cho đến khi phần bột đã chuẩn bị được dùng hết.
Chiên bánh tiêu sao cho vàng giòn
Bắc chảo đặt lên bếp sau đó đổ dầu vào đun nóng, đợi dầu được đun thật nóng thì vặn lửa ở mức vừa cho bánh vào chiên. Chúng ta dùng đũa ấn 2 mép bánh tiêu sao cho ngập dầu để bánh được nở căng phồng đều 2 mặt bánh và cần lật thường xuyên để bánh tiêu không bị cháy mặt. Đến khi thấy 2 mặt bánh được vàng đều thì chúng ta vớt bánh tiêu ra để vào giấy sao cho thấm dầu. Chúng ta nên thưởng thức bánh tiêu ngay khi mới chiên xong để cảm nhận rõ hết hương vị thơm ngon của món bánh dân dã tuổi thơ này.
Thành phẩm bánh tiêu đạt đủ yêu cầu là khi chín vỏ bánh tiêu mềm xốp, nở to, có mùi thơm của vừng và bột làm bánh vô cùng đặc trưng. Phần vỏ bánh chúng ta chiên lên giòn thơm hòa quyện cùng vị ngọt dịu và mềm dai của ruột bánh. Bên cạnh đó, chúng ta có thể biến tấu bánh tiêu ăn kèm cùng xôi, bánh bò, sầu riêng, đậu xanh,… để tạo sự ra sự mới lạ về hương vị nhưng vẫn giữ cho món bánh hương vị vô cùng quen thuộc.
Cách làm bánh tiêu nhân cadé
Nguyên liệu:
- Nước cốt dừa: 200ml
- Đường: 30gr
- Sữa đặc: 20ml
- Trứng gà: 2 lòng đỏ
- Bột tàn mì: 40gr
- Bơ lạt: 5gr
- Vani: ¼ muỗng cà phê
- Sữa tươi không đường: 110ml
- Dầu ăn: 1 muỗng
- Men nở: 1 muỗng
- Bột mì: 200gr
- Mè trắng
Hướng dẫn chế biến
- Chúng ta cần nấu nước cốt dừa, đường trắng, sữa đặc trên lửa ở nhiệt độ vừa, vừa nấu vừa khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Chúng ta cần nấu đến khi hỗn hợp trên được ấm nóng thì tắt bếp.
- Trứng gà cần đập ra lấy lòng đỏ và đổ vào hỗn hợp nước cốt dừa, trộn đều sao cho mịn bột. Cho thêm bột vani vào và trộn đều. Rây từng chút bột mì vào hỗn hợp rồi sau đó trộn đều.
- Lược hỗn hợp bột qua rây và khuấy đều. Nấu trên lửa nhỏ sao cho sánh mịn bột thì chúng ta tắt bếp. Tiếp đến chúng ta cho bơ lạt vào, khuấy đều sau đó để nguội.
- Trộn đều sữa tươi không đường với đường trắng đến khi sánh mịn. Nấu trên lửa ở nhiệt độ vừa chúng ta cần kết hợp vừa nấu vừa trộn đều cho đến khi đường trắng tan hết. Khi hỗn hợp được ấm nóng thì tắt bếp, không nấu đun sôi.
- Cho dầu ăn cùng men nở vào hỗn hợp sau đó trộn đều cần đậy kín và ủ trong khoảng thời gian 5 phút. Rây tiếp bột mì sau đó cho hỗn hợp sữa vào trộn đều. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp bột được hút hết sữa.
- Chúng ta cần đậy bột lại, cho nghỉ trong khoảng thời gian 15 phút. Nhào bột cho đến khi thành một khối kết dính. Chúng ta cần đậy lại và ủ cho đến khi bột nở gấp đôi.
- Ấn hỗn hợp bột cho đến khi xẹp hết bọt khí, nhồi sơ lại bột. Chia thành các phần nhỏ sao cho vừa ăn. Cán mỏng bột, cho nhân vào và gấp đôi bột lại hoặc gói thành hình tròn, miết sao cho kín mép.
- Lăn bột qua mè trắng và tiếp tục để nghỉ trong khoảng thời gian 10 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, đun dầu cho tới khi dầu nóng, chúng ta cho bánh vào chiên, trở mặt bánh liên tục để được chín vàng cả hai mặt. Khi bánh tiêu chín vàng đều thì cần vớt bánh ra sao cho để ráo dầu là hoàn tất.
Bánh tiêu ăn kèm với gì hợp vị?
Trước khi chúng ta học cách chế biến bánh tiêu thì cần phải biết cách ăn bánh tiêu sao cho chuẩn vị chúng ta cũng nên biết chứ sao không nhỉ. Không chỉ ăn riêng bánh tiêu được, chúng ta còn có thể ăn bánh tiêu cùng với các món ăn và nguyên liệu khác để tăng sức hấp dẫn cho món ăn như:
- Bánh tiêu kẹp bánh bò xứng danh cặp bài trùng ăn ý với vị ngọt thanh, thơm béo từ hai loại bánh này tỏa ra.
- Bánh tiêu kẹp xôi mỡ hành vừa béo béo thơm miệng lại còn vừa lạ vừa quen.
- Bánh tiêu kẹp sầu riêng đối với những tín đồ mê sầu riêng thì khó có thể nào bỏ qua được món ăn kết hợp này giúp hương vị của món bánh tiêu càng trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn bao giờ hết.
- Bánh tiêu kẹp đậu xanh cùng với nước cốt dừa mùi vị thơm béo, bùi bù béo ngậy khi ăn sẽ cho chúng ta cảm giác càng ăn càng “bánh cuốn” hơn cho xem.
- Bánh tiêu cade béo ngậy nhâm nhi cùng với một vài tách trà hoa thì chắc chắn đó là điều mà nhiều người chúng ta không thể nào không bỏ qua.
Một vài lưu ý khi chế biến và bảo quản bánh tiêu
- Khi chế biến bánh tiêu, chúng ta có thể thay thế nguyên liệu đường trắng bằng sữa đặc nhưng nếu vậy chúng ta chiên bánh sẽ rất dễ nhanh cháy vậy nên chúng ta cần điều chỉnh lửa sao cho phù hợp.
- Thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng mà chúng ta cần quan tâm để cho ra lò mẻ bánh thơm ngon. Bột bánh tiêu khi chúng ta ủ quá lâu sẽ bị lên men chua, còn nếu chúng ta ủ ở nhiệt độ quá mức quy định thì sẽ khiến men chết và bánh khi chiên lên sẽ không nở.
- Bánh tiêu ngon nhất khi chúng ta được thưởng thức ngay khi chiên vàng. Chính vì vậy, chúng ta nên làm đủ lượng bột cần thiết cho cả gia đình, tránh làm quá nhiều vì để bánh qua ngày sẽ không còn giữ được hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể bảo quản bánh tiêu bằng cách hút chân không để giữ được độ giòn nhưng vẫn sẽ không ngon bằng khi vừa rán xong.
Xem thêm: Cách làm bánh canh cua từ bánh phồng tôm thơm ngon
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên quý bạn đọc đã nắm được cách làm bánh tiêu thơm ngon khiến chị em điêu đứng vàng ươm, thơm nức để chiêu đãi cả nhà càng thêm vui. Chúng ta cũng đừng quên chia sẻ những công thức bạn cho là ngon nhất với chúng tôi cùng biết để mọi người luôn có những bữa ăn ngon nhé.
Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian quý báu cùng chúng tôi theo dõi và chúng tôi chúc mọi người sẽ có bữa ăn thật ngon miệng.