Cách làm váng đậu chuẩn đúng cách

cách làm váng đậu tại nhà

Váng đậu hay còn được gọi là đậu phù trúc, người Hoa gọi là tàu hũ, còn gọi theo người Nhật là “yuba”. Tàu hũ là lớp váng mỏng trên mặt sữa đậu nành, nó được dùng chủ yếu để nấu lẩu. Hãy cùng Trang Vàng nông nghiệp tìm hiểu cách làm váng đậu ngay dưới đây.

Váng đậu là gì?

Váng đậu là thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đạm, chất khoáng nó cung cấp rất nhiều calo. Váng đậu được xem là loại thực phẩm có hương vị hấp dân, thanh mát, được nhiều người yêu thích. Ngoài ra váng đậu còn có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên trong váng đậu cũng có những đặc điểm giống đậu khuôn, tàu hũ là tính thịnh âm, nên nếu sử dụng nó thường xuyên sẽ gây hại đến sức khỏe.

Váng đậu có dạng hình tròn, hình chữ nhật,… tùy vào nhu cầu mỗi người sẽ làm hình khác nhau. Váng đậu có vỏ mỏng, vàng láng, giống như bánh tráng. Người ta thường sử dụng váng đậu để làm giò chay, chả giò, làm các món xào, món lẩu, nấu canh,…

Hướng dẫn cách làm váng đậu

cách làm váng đậu tại nhà

Chuẩn bị: 

  • 300g đậu nành và nước sạch
  • Khay inox 20x30cm, 4-7cm
  • Tấm thiếc kê dưới kha
  • 1 con dao nhọn
  • đũa dài khoảng 60 cm
  • Nồi đường kính 40cm, sâu  20 cm
  • 1 cái mâm
  • 1 con dao to bản
  • 1 cái rổ thưa

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn rửa sạch đậu, bỏ đi những hạt hỏng, nổi trên mặt nước. 
  • Tiếp theo bạn tiến hành ngâm đậu khoảng 10 tiếng đồng hồ hoặc để qua đêm cho hạt nở ra.
  • Tiếp theo bạn mang hạt đậu đi xay nhuyễn với 2 lít nước. Lọc đậu nành bằng khăn xô để bỏ đi chất xơ, giữ lại phần sữa đậu nành.
  • Đặt khay inox trên bếp và đun lửa nhỏ cùng tấm thiếc cho đến khi sữa đậu bốc hơi nhưng chưa sôi đến 80 độ, rồi chờ thêm 7p thì sẽ thấy váng đậu nổi trên mặt sữa. Lúc này bạn dùng dao nhọn rạch ven thành khay để lấy váng đậu khỏi dính vào thành. Lấy tay đỡ nhấc thành váng đậu lên để cho đũa vào giữa váng và nhấc ra khỏi mặt sữa.
  • Sau khi dùng đũa vớt đậu ra khỏi khay bạn cho váng đậu đông lại khoảng 7-8p và gác lên miệng nồi, rồi cắt khoanh tròn và bỏ đông 7-8p lên miệng nồi. Cứ tiếp tục các bước như vậy cho đến khi chỉ còn 1 lớp váng đậu đỏ dày ở dưới khay.
  • Dùng dao để cậy lớp váng cuối ra, đem phơi cùng các lớp váng khác. Phơi váng đậu trên năng nhẹ tầm nửa ngày cho khô, hoặc bạn cũng có thể sấy lửa nếu thời tiết không có nắng. Bảo quản váng đậu ở trong túi nilon thoáng mát, không bị ẩm.
  • Khi nào nấu ăn bạn chỉ cần đem đậu ra ngâm với nước cho mềm là được.

Xem thêm: Bật mí cách làm bánh canh cua từ bánh phồng tôm thơm ngon, hấp dẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *