Me chua là loại trái cây khá phổ biến tại Việt Nam và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Me có rất nhiều cách chế biến, có thể ăn từ lúc quả còn xanh và tới khi quả chín. Vậy bạn đã biết làm gì với quả me chưa? Ngay sau đây, Trangvangnongnghiep sẽ gợi ý cho bạn 5 món ngon từ quả me chua, mời bạn đón xem và lưu lại ngay nhé!
Tổng quan về quả me
1.1. Đôi nét về quả me
Quả me (me chua) hay còn có tên khác là mận gai, là một loại trái cây ở vùng nhiệt đới. Quả me hình bầu dục, dài từ 7-15 cm, khi chín vỏ nâu sẫm, thịt quả có vị chua ngọt. Khi còn xanh, quả me có màu xanh, được đánh giá khá chua.
Me được sử dụng phổ biến trong các món ăn từ mặn tới ngọt, từ bữa cơm gia đình tới món tráng miệng, “ăn chơi”.
1.2. Nguồn gốc xuất xứ của quả me
Nơi xuất hiện đầu tiên của quả me là tại Đông Phi, tuy nhiên nhờ hương vị thơm ngon, cách dùng khá phổ biến và đa dạng, quả me hiện nay được dùng trên khắp thế giới, được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Tại Việt Nam, me chua gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.
Tác dụng của quả me chua với sức khỏe
Me chua có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong 100g thịt quả me có chứa:
- 31,4g nước
- 2,8g chất đạm
- 0,6g chất béo
- 5,1g chất xơ
- 38,8g đường
- 74mg canxi
- 2,8mg sắt
- 92mg magie
- 113mg photpho
- 628mg kali
Quả me còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng khác. Với hàm lượng như vậy, quả me đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa: hàm lượng chất xơ dồi dào trong me giúp nhuận tràng tự nhiên, an toàn.
- Bảo vệ hệ thần kinh: Vitamin B1 có trong me tham gia vào các phản ứng của hệ thần kinh, hệ cơ. Nếu không có đủ vitamin B1 trong cơ thể, lớp màng myelin – bảo vệ của hệ thần kinh sẽ dễ bị phá hủy, làm xuất hiện hiện tượng đau nhức dưới lòng bàn chân.
- Giúp xương khớp chắc khỏe: trái me chứa đầy đủ kali và magie, 2 thành phần được cho là cần thiết cho sự phát triển xương khớp, giúp chắc khỏe hơn.
- Giúp ổn định huyết áp: Me được cho là trái cây có hàm lượng kali cao, gấp đôi so với chuối. Kali giúp kiểm soát huyết áp tốt, hạn chế việc huyết áp cao bất thường.
- Phòng ngừa thiếu máu: Lượng sắt có trong me chua dễ dàng xâm nhập cơ thể, kích thích khả năng sản sinh tế bào máu, hạn chế việc thiếu máu – nhất là với nhóm phụ nữ mang thai.
- Giúp chắc răng: Các vitamin và khoáng chất có lợi trong me như vitamin C có chức năng như một chất chống oxy hóa, giảm chảy máu chân răng, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Có thể bạn chưa biết: 5 món ngon từ quả me chua
Quả me vốn có thể ăn sống trực tiếp cả khi quả xanh và chín. Tại đây, Nông sản Dũng Hà sẽ chỉ đề cập đến cách chế biến me, giúp me bảo quản được lâu hơn khi đã hết mùa.
Xem thêm: [Tổng Hợp] Top 10+ Món ăn từ cà tím thơm ngon cực dễ làm
3.1. Me hạt dẻo ngào đường
Nguyên liệu:
- Me khô dạng khối: 300g
- Dứa/ thơm: 150g
- Đường: 400g
- Muối: ½ thìa cà phê
- Baking soda (muối nở): ½ thìa cà phê
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế me
- Thêm 500g nước sôi vào cốt me, khuấy đều cho tan cốt me. Dùng rây lọc để tách cốt me và hạt me ra riêng. Có thể thực hiện 2-3 lần cho đến khi thịt me không còn trên hạt.
- Thịt me sau khi lọc bạn nên cất vào tủ lạnh, chờ tới khi xử lý xong hạt me.
- Nhặt đi các hạt me lép, nhỏ. Với các hạt me mẩy, rửa sạch cốt me còn bám xung quanh. Dùng tay bóc nhẹ là có thể bóc lớp màng quanh hạt me.
Bước 2: Làm mềm hạt me
- Cho hạt me lên rang trên chảo ở lửa nhỏ và vừa trong 7-10 phút. Quan sát hạt thường xuyên, khi vỏ hạt vàng lại, màu nâu vàng đều thì tắt bếp.
- Dùng một chiếc túi mỏng, cho hạt me vào và dùng chày đập sơ trong 3-5 phút để vỏ hạt nứt tách ra. Bóc cho sạch lớp vỏ cứng bên ngoài hạt.
- Thêm nước vào ngập hạt me, cho baking soda và muối, khuấy đều. Ngâm hạt me trong 24-36 giờ. Hạt me khi bóp vào thấy mềm, có độ đàn hồi là có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Nấu hạt me
- Rửa sạch me sau khi ngâm. Dùng nồi cơm điện để nấu hạt me: thêm nước gấp đôi hạt, nấu cho đến khi hạt mềm, ăn thử không còn sượng, cứng. Bạn có thể nấu bằng nồi khác, nhưng sẽ mất thời gian canh chừng.
- Khi me đã mềm, đổ me ra rổ và rửa dưới vòi nước cho hết nhớt, để me ráo nước.
Bước 4: Nấu nước me
- Dứa băm nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố.
- Cho thịt me vào nồi, thêm dứa, đường và ½ thìa cà phê muối. Khuấy hỗn hợp cho đến khi đường tan hết. Có thể thêm nước khi quá đặc.
- Hỗn hợp sôi, bạn nên khuấy thường xuyên hơn, tránh thịt me lắng và cháy ở đáy nồi. Đun hỗn hợp trên lửa vừa và nhỏ trong khoảng 25 phút cho đến khi sánh lại thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thiện, bảo quản và cách dùng
- Sau khi hỗn hợp me ngào nguội hoàn toàn, thêm hạt me đã ráo nước vào và đảo đều.
- Đậy kín hộp và bảo quản me trong 2-3 tháng.
- Thưởng thức: Thêm đá vụn, 3 thìa canh me ngào hạt dẻo, thêm nước lọc tùy thích. Khuấy đều và rắc đậu phộng rang lên trang trí.
3.2. 5 món ngon từ quả me: Me ngào đường muối ớt
Nguyên liệu:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế me
- Me khô tách ra từng đoạn theo phần hạt của quả, có thể để nguyên quả tùy thích.
Bước 2: Trộn nguyên liệu
- Trong một cái bát to: thêm đường cát, muối, ớt bột, trộn sơ. Thêm me vào và đảo cho các gia vị áo đều vào me.
Bước 3: Ngào me
- Thêm me đã trộn vào nồi, rót vào nửa bát con nước lọc. Đun sôi hỗn hợp và đảo đều trên lửa nhỏ và vừa.
- Khi me hơi keo lại, bắt đầu dính nồi thì thêm bột nếp đã rang cho đến khi quyện lại, tiến hành tắt bếp.
- Cho me ngào bớt nóng, đổ me vào lăn đều trong hỗn hợp đường, muối và ớt bột còn lại trong bát. Trải me ra một cái mâm cho khô hoàn toàn.
Bước 4: Hoàn thiện
- Me ngào muối ớt khô hoàn toàn thì cất vào lọ khô, dùng nắp đậy kín để tránh côn trùng. Có thể bảo quản tủ lạnh.
Xem thêm: Củ kiệu nấu món gì ngon? Top món ăn ngon từ củ kiệu
3.3. Me xí muội
Nguyên liệu:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế me
- Me chín bóc vỏ, tách xơ và hạt bên trong rồi để riêng.
- Gừng rửa sạch, thái thành sợi nhỏ.
- Cam thảo xay nhuyễn thành sợi.
- Quất rửa sạch, vắt lấy nước cốt để riêng. Phần vỏ cắt nhuyễn.
Bước 2: Trộn me
- Trộn tất cả nước cốt quất và vỏ, gừng sợi cùng đường. Cho hỗn hợp vào máy xay để các nguyên liệu hòa quyện.
- Bột năng cho vào chảo rang cùng gừng, đảo cho đến khi gừng có mùi thơm thì dùng rây lọc lấy phần bột mịn.
- Cho hỗn hợp đã xay vào nồi đun sôi, thêm 500g đường và chút muối, khuấy đều. Khi đường đông lại, hỗn hợp đặc sệt thì thêm me vào đảo cùng. Thao tác nhanh tay để me không bị cháy.
- Rắc bột đã rang lên me rồi đảo đều cho bột dính vào me, sên trong 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Nặn me
- Đổ me ra mâm, trải đều thành một lớp mỏng. Dùng thìa múc nhanh quả me vào đĩa bột cam thảo, lăn đều cho dính và nặn thành hình tròn nhỏ. Để me đã nặn vào một mâm khác.
- Để me không bị dính vào thìa, bạn nên nhúng thìa qua nước lạnh.
- Cho me vào lò sấy trong 1 giờ – 100 độ C.
Bước 4: Thành phẩm
- Me xí muội có thể ăn được khi nguội hoàn toàn. Miếng me khô ráo bên ngoài, ẩm dẻo bên trong. Hương vị me xí muội là chua nhẹ, hơi cay của gừng và mùi thơm của quất, cam thảo.
3.4. Mứt me chua ngọt
Nguyên liệu:
- Me xanh: 1,5 kg
- Đường: 1 kg
- Muối: 15g
- Ớt bột khô
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế me, tách hạt
- Trụng me qua nước sôi trong khoảng 3-5 phút. Me sau khi vớt ra, để nguội bớt và dùng dao gọt vỏ. Nên chừa lại phần cuống me để thành phẩm me sẽ đẹp hơn.
- Cho me đã gọt vỏ vào thau nước muối giúp me không bị thâm. Rửa sạch me sau khi gọt xong hoàn toàn.
- Chuẩn bị một thau nước thật mặn: khoảng 1-2kg muối pha với nước, thêm me vào ngâm. Dùng vật nặng như thớt để đè cho me ngập nước.
- Sau 1 ngày, kiểm tra thấy me hơi dẻo thì dùng dao nhọn, chẻ dọc sâu vào nhưng không làm rời quả, lách mũi dao để bỏ hạt. Nếu me chưa đủ mềm, có thể thay nước muối và ngâm thêm 12 giờ – 1 ngày.
- Rửa lại me với nước và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 phút – 1 tiếng. Rửa lại me thêm vài lần cho me bớt mặn.
Bước 2: Ướp me và sên
- Cân phần me đã rửa và để ráo. Với 1 kg me ta thêm 600g đường, cho me và đường vào chảo, không nên để quá nhiều me vào chảo tránh khi đảo làm nát me. Ướp me trong 3-5 tiếng.
- Khi đường tan gần hết, cho chảo me lên nấu với lửa vừa và nhỏ. Đường sôi và chuyển màu vàng nhẹ thì để mức nhỏ nhất. Đảo me nhẹ nhàng để thấm đều và lên màu đẹp.
- Khi me lên màu vàng đậm thì vớt me lên vỉ để ráo. Thêm ít muối và ớt bột lên me nếu thích ăn cay.
Bước 3: Phơi me, hoàn thiện món ăn
- Đem vỉ me đã ráo nước đường phơi nắng. Phơi me trong khoảng 2 nắng là me đã có thể ăn được. Cất me vào lọ, đậy kín để dùng dần.
- Có thể bảo quản bên ngoài hoặc tủ lạnh. Mứt me chua ngọt cũng là một gợi ý tốt cho mâm mứt đãi khách ngày Tết sắp tới.
Xem thêm: [ Món ngon mỗi ngày] Bỏ túi 10+ món ăn từ cá diêu hồng siêu ngon
3.5. 5 món ngon từ quả me chua: Sốt me chua ngọt “lấy lòng” mọi thực khách
Nguyên liệu:
- Me khô dạng cục: 200g
- Nước: 400ml
- Ớt: 2 quả, thái lát
- Đường: 300g
- Muối: 1 thìa cà phê
- Gia vị khác: tương cà, tương ớt, nước mắm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Dùng 400ml nước sôi vào ngâm me, lấy thìa dằm đều me và ngâm trong 20 phút.
- Sau 20 phút, dằm cho me phai hết thịt ra rồi lọc qua rây.
Bước 2: Trộn gia vị
- Thêm các nguyên liệu vào phần thịt me đã lọc: đường, muối, 1 muỗng canh tương cà, 2 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh nước mắm. Khuấy đều hỗn hợp
Bước 3: Nấu sốt me
- Bắc nồi nước me lên bếp, đun trong lửa vừa và nhỏ. Liên tục khuấy để me không bị cháy và dính vào đáy nồi.
- Đun me trong 10 phút rồi tắt bếp. Thêm ớt thái lát.
Bước 4: Hoàn thiện thành phẩm
- Khi sốt me đã nguội hoàn toàn, đổ ra lọ và đậy kín. Bảo quản sốt trong tủ lạnh.
Kết luận
Quả me (me chua) thực sự là một thức quả chứa nhiều dinh dưỡng, lại có vị chua vừa miệng. Me có thể chế biến theo nhiều cách, nếu như bạn quá hoang mang với vô số công thức trên mạng, hãy tham khảo “5 món ngon từ quả me chua” mà Nông sản Dũng Hà vừa gợi ý bên trên.
Chúc bạn thực hiện thành công!