Cam thảo là dược liệu quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y từ xưa. Ngoài ra, nó cũng được dùng trong các loại đồ uống, gia vị,… rất tốt cho sức khỏe. Vậy cam thảo có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những công dụng của cam thảo trong bài viết này nhé
Cam thảo là gì?
Cam thảo tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, là cây họ đậu có xuất xứ từ Châu Á. Cam thảo thường được sử dụng chiết xuất từ rễ cây, có vị ngọt, tính bình. Thường được dùng làm thuốc trong y học và hương liệu để sản xuất (kẹo, một số thực phẩm và đồ uống). Rễ cam thảo là một trong các phương thuốc thảo dược lâu đời nhất thế giới. Chúng xuất hiện ở Tây Á và Nam Âu, cam thảo đã được lấy để điều trị các bệnh khác nhau.
Cam thảo là vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Cây cam thảo dùng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Cam thảo vị ngọt nhẹ, thơm, tính bình nên từ xưa đã được sử dụng để đun nấu nhiều loại đồ uống thơm ngọt và giải nhiệt. Cho tới nay, cam thảo vẫn được sử dụng rất phổ biến trong các loại trà giải nhiệt cơ thể có hương thơm ngon, kích thích vị giác. Cây cam thảo có axit glycyrizic – loại thành phần hóa học có nhiều tác dụng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh.
Nhiều người Việt dùng cam thảo là loại nước giải nhiệt mỗi ngày. Tuy nhiên, việc dùng không đúng cách hoặc thường xuyên sẽ gây ra các nguy cơ làm hại cho cơ thể thay vì dược liệu tốt cho sức khỏe.
Vào ngày hè, nhiều người kết hợp nhân trần với cam thảo để làm nước uống. Trong Đông y, sự kết hợp này sẽ gây tăng huyết áp vì cam thảo vị ngọt, có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần vị đắng, cay tính hàn, giúp đào thải. Vì thế, thói quen uống nhân trần thêm cam thảo sẽ làm tương tác thuốc, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người sử dụng, nhất là bệnh cao huyết áp.
Đối tượng không nên dùng cam thảo
- Phụ nữ nuôi con cho bú sữa mẹ: Nếu không mắc bệnh ở gan thì không nên dùng cam thảo dược liệu vì có thể xuất tiết ở nhiều tuyến, đặc biệt là tuyến sữa, sẽ dễ dẫn tới mất sữa mẹ hoàn toàn hoặc ít tiết sữa.
- Nam giới trong độ tuổi sinh đẻ: Dùng cam thảo liên tục với liều dùng 8g hằng ngày có thể làm lượng testosterone suy giảm và gây tình trạng bất lực cho nam giới. Không những vậy, cam thảo làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, toàn thân phù nề.
- Người mắc bệnh gan, thận: Người bệnh thận khi có triệu chứng tiểu ít, phù ở mí mắt hoặc phù nề ở người xơ gan, viêm gan thì không dùng cam thảo dược liệu vì sẽ làm tình trạng nghiêm trọng thêm.
- Người bị táo bón mãn tính: Người lớn tuổi hoặc đau ốm kéo dài bị táo bón mãn tính cũng không dùng cam thảo vì sẽ làm chứng táo bón nặng hơn.
- Người ho nhiều, khó thở, viêm phế quản mãn tính.
- Người mắc rối loạn huyết áp hoặc tăng huyết áp.
- Người bình thường nếu không bị bệnh về gan, mật thì không nên sử dụng cam thảo vì sẽ gây áp lực cho gan, thận.
Cách dùng cam thảo
Nướng cam thảo
Cam thảo khi nướng có tính ấm, sử dụng để chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi.
Cam thảo sống
Cam thảo sống có tính mát và dùng để giải nhiệt, hạ hỏa cơ thể, trị bệnh loét đường tiêu hóa, giải độc.
Cam thảo trong những bài thuốc Đông y
Cam thảo được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y do có công dụng điều hòa các vị thuốc, kéo dài thời gian tác dụng và giảm bớt độ độc của những vị thuốc khác.
Liều lượng và các dạng rễ cam thảo
Như chất bổ sung, chiết xuất rễ cam thảo có nhiều dạng, gồm viên nang, bột, cồn thuốc, gel bôi và trà. Bản thân rễ còn có thể mua dạng tươi hoặc khô. Hiện tại, chưa có khuyến nghị liều lượng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Khoa học Thực phẩm Châu Âu (SCF) khuyến cáo hạn chế lượng glycyrrhizin không vượt quá 100 mg/ngày.
Hơn nữa, những người ăn lượng lớn những sản phẩm từ cam thảo có thể nhận được nhiều hơn số lượng này. Ngoài ra, vì những sản phẩm không phải lúc nào cũng chỉ ra hàm lượng glycyrrhizin. Do vậy, có thể khó xác định lượng an toàn. Vì thế, việc quan trọng là phải thảo luận về liều lượng an toàn và hiệu quả với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các chất bổ sung này không có glycyrrhizin. Đây là nguyên nhân gây ra phần lớn các tác dụng phụ từ cam thảo. Tuy nhiên, hợp chất này cũng có nhiều lợi ích.
Cam thảo có tác dụng gì? Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày
Cam thảo có công dụng rất hiệu quả đối với những trường hợp khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, làm dịu dạ dày, giảm chướng bụng, ợ chua. Đây là vị thuốc được biết tới từ lâu trong dân gian. Uống cam thảo là cách cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng ngừa được chứng khó tiêu.
Cam thảo có tác dụng gì – Cải thiện các bệnh về da
Trong rễ cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau. Chúng có nhiều công dụng trong chống viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Chiết xuất từ cam thảo đã được nghiên cứu là mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt đối với các bệnh về chàm da, mụn nhọt hay nhiều vấn đề về da khác.
Cam thảo giúp ngừa ung thư
Trong rễ cam thảo chứa nhiều chất chống oxy hóa, những chất này tham gia vào quá trình chống lại các gốc tự do, chống lại sự hình thành các tế bào gây ung thư. Vậy thế, từ lâu, cam thảo đã được sử dụng làm vị thuốc phổ biến trong các loại đồ uống có lợi đối với sức khỏe.
Cam thảo có tác dụng gì – Hỗ trợ trị loét dạ dày tá tràng
Trong rễ cam thảo chứa glycyrizin, có công dụng tốt hỗ trợ làm lành các tổn thương do loét dạ dày, tá tràng. Những thành phần này cũng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột và dạ dày.
Hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp trên
Cam thảo có thành phần chống viêm, kháng khuẩn, có công dụng tốt đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrizin trong rễ cam thảo còn được biết tới là rất tốt trong trị hen suyễn. Ngoài ra, cam thảo cũng có rất nhiều công dụng khác đối với sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh. Đây là vị thuốc kết hợp với rất nhiều các bài thuốc Đông y chữa bệnh. Đồng thời được sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất cho cho các loại thuốc Tây y hiện đại.
Tìm hiểu thêm những thông tin về mạch nha tại https://trangvangnongnghiep.net/mach-nha-lam-mon-gi-goi-y-cac-cach-che-bien-va-su-dung-mach-nha.html
Những lưu ý khi sử dụng cam thảo
Mặc dù cam thảo có nhiều lợi ích nhưng không vì thế mà không có tác hại. Dưới đây là một số tác hại chính từ cam thảo:
- Trong cam thảo chứa 5 – 20% Glycyrrhizin. Đây là chất vị ngọt nhưng ngọt gấp khoảng 50 lần Saccarozo. Khi dùng nhiều sẽ gây ra một số độc tố. Nếu lượng cam thảo trong nước quá nhiều sẽ làm giảm hàm lượng Kali trong máu dẫn tới tăng huyết áp.
- Nhiều người nghĩ rằng cam thảo tính hàn nên uống vào mùa hè giúp giải nhiệt. Bình thường, uống giải nhiệt cam thảo sẽ được nấu chung cùng nhân trần. Nhân trần vị đắng, cay và tính hàn giúp giảm đau đầu và mát gan. Cảm thảo cũng mang tính hàn nên khi kết hợp lại sẽ làm hại cho cơ thể. Vì cam thảo có tính giữ nước còn nhân trần lại giúp thận đào thải nước. Vậy nên, khi dùng hai loại thảo mộc này với nhau có nguy cơ phản tác dụng và sinh ra nhiều loại bệnh khác.
- Đối với phụ nữ sau khi sinh tuyệt đối không được sử dụng cam thảo. Vì có thể làm tắc sữa hoặc mất sữa. Nó có tính lợi tiểu sẽ gây mất nước và thậm chí là chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Vì thế, có thể dẫn tới sinh non, sinh con ra không có sữa thậm chí thai nhi có thể mắc dị tật vì thiếu chất.
Trên đây là tác dụng và thông tin về cam thảo. Hãy tham khảo và áp dụng hợp lí trong cuộc sống nhé
Xem thêm những công dụng của sa nhân TẠI ĐÂY