Sa nhân có tác dụng gì? Dược liệu vàng cho sức khỏe bạn cần biết

sa-nhan-co-tac-dung-gi

Sa nhân là loại cây mọc rất nhiều trong rừng, những tán cây có bóng mát. Đây là vị thuốc quý, được sử dụng rất nhiều trong Đông y, rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy sa nhân có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của sa nhân trong bài viết này nhé

Sa nhân là gì?

Cây sa nhân tên khoa học Amomum xanthioides, họ Gừng. Cây mọc tự nhiên dưới những tán rừng, được thu hái khi quả chín. Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 16 loài sa nhân khác nhau, trong đó có 3 loại sa nhân phổ biến, năng suất cao và chất lượng tốt là:

  • Sa nhân xanh (Amomum xanthioides): Hoa sa nhân có màu trắng, đốm tím. Quả hình trứng, màu xanh lục, trên quả có gai dầu. Hạt có nhiều u lồi.
  • Sa nhân đỏ (Amomum villosum): Hoa hai vạch, có màu đỏ và vàng. Quả hình cầu, thường màu xanh lục hoặc đỏ. Quả chín khoảng tháng 7 đến 8 hàng năm. Hạt sa nhân có u nhỏ.
  • Sa nhân tím (Amomum longiligulare): Hoa màu trắng, mép hoa có màu vàng, có vạch đỏ tìm. Quả sa nhân hình cầu, màu tím, nhiều đốm trắng như mốc, thu hoạch quả vào mùa đông và mùa hè. Hạt có 3 mảnh tù, có gân trên quả.

Sa nhân trong tiếng Tày gọi là mác nẻng, tiếng Thái gọi là co nénh. Bộ phận lấy làm thuốc là hạt quả. Thu hoạch quả thường vào mùa hè, bóc vỏ quả lấy hạt ở trong, phơi hoặc sấy khô sử dụng dần. Theo y học cổ truyền, sa nhân vị cay, mùi thơm, tính ấm, có công dụng hành khí, hóa thấp, kháng khuẩn, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa.

Sa nhân là cây thân thảo, cao từ 2 – 3m, nhìn gần giống cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới đất, có thể nổi lên trên mặt đất. Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá có hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng.

Ở Việt Nam, cây sa nhân tự nhiên phân bố trên diện rộng, từ tỉnh An Giang, thuộc đồng bằng Nam Bộ cho đến những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Nhiều người còn tìm được sa nhân rừng, mọc tự nhiên ở vùng đồi cho tới vùng cao nguyên như: Mộc Châu (Sơn La), Tây Nguyên, Đồng Văn (Hà Giang), cho đến tận nhứngvùng núi cao hơn 1000m

Thời điểm thu hoạch sa nhân tốt nhất nhất trong năm là khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Hạt thu hoạch được mang sấy hoặc phơi khô. Nhiệt độ phơi, sấy khô phù hợp nhất là 40 – 50 độ C.

cay-sa-nhan

Cách sơ chế và chế biến sa nhân

  • Loại bỏ tạp chất và làm sạch: Quả sa nhân tươi thu được cần tiến hành ngay loại bỏ tạp chất, nhặt bỏ rác, lá mục bị lẫn vào, vì mọc sát mặt đất nên nếu có bẩn phải rửa, loại bỏ hết đất cát. Bóc bỏ lá vảy, lá bắc còn trên chùm quả.
  • Sau khi loại các tạp chất và làm sạch, ngắt rời từng quả, bỏ cuống trước khi mang phơi sấy. Có thể không cần ngắt rời quả mà để nguyên từng chùm, để thông thoáng khi phơi sấy. Đến khi gần khô thì tách quả ra, sau đó tiếp tục phơi sấy cho khô hẳn.
  • Phơi sấy: Sau khi đã làm sạch, sa nhân phải được phơi hay sấy khô ngay, phơi nắng to 4 – 5 ngày liên tục cho khô kiệt, nếu sấy liên tục thì chỉ cần tối đa 2 ngày 2 đêm.

sa-nhan

Sa nhân có tác dụng gì?

Chữa bệnh về tiêu hoá

Nguyên nhân của bệnh tiêu hóa là do ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, dùng thuốc hoặc mắc bệnh về đường ruột.

Sa nhân dược liệu có tác dụng trị tiêu chảy, ăn uống khó tiêu rất tốt. Thành phần nhiều hoạt chất trong sa nhân giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, còn ức chế những loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Sa nhân có tác dụng gì – Tốt cho bà bầu

Sa nhân có vị ngọt, tính mát, và các vitamin cần thiết giúp hệ tiêu hoá các bà bầu hoạt động hiệu quả hơn, giúp kích thích tiêu hoá. Ngoài ra, còn ngăn ngừa những triệu chứng nôn khan, đầy hơi, ợ chua,…
Trị đau nhức răng

Rất nhiều loại vitamin có trong dược liệu sa nhân giúp thúc đẩy phát triển răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh răng miệng khác như: viêm lợi, chảy máu chân răng,…

Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Bệnh thường gặp ở đường tiêu hoá là viêm loét dạ dày. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, rượu bia, hút thuốc, chế độ ăn uống không điều độ. Các triệu chứng điển hình của bệnh này là: chán ăn, ợ chua, buồn nôn, sụt cân,…

Những bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả nhờ có Sa nhân. Dược liệu này giúp cải thiện khả năng trung hòa nồng độ axit quá giới hạn trong dịch dạ dày. Qua đó cải thiện tiêu hoá hiệu quả. Vì thế, sa nhân hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị viêm loét dạ dày an toàn và hiệu quả.

Sa nhân có tác dụng gì – Giúp giảm đau và điều trị phong thấp

Những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh này như là sự rối loạn hệ miễn dịch, yếu tố di truyền hoặc từ môi trường xung quanh. Bệnh phong thấp nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng hơn dẫn đến hiện tượng đau khớp trầm trọng hơn, khiến gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu từ những chuyên gia về Đông y chỉ ra sa nhân có công dụng tốt cho bệnh phong thấp. Vì thành phần trong quả sa nhân chứa nhiều chất khoáng giúp tái tạo dịch khớp, vì vậy mà các ổ khớp được bôi trơn. Tạo điều kiện để hoạt động dễ dàng hơn và giúp bệnh nhân giảm đau tốt hơn.

tac-dung-sa-nhan

Xem thêm những thông tin về chà là khô TẠI ĐÂY

Những bài thuốc từ sa nhân? Công dụng của sa nhân

Trị ăn không tiêu, đầy bụng, đại tiện khó

Chuẩn bị: Sa nhân 7g, gạo tẻ 400g, táo mèo 14g, cháy cơm 160g, kê nội kim 5g, thần khúc 14g, hạt sen 15g.

Cách làm: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, sao thơm, sau đó tán bột mịn, cho vào lọ đậy kín để sử dụng dần. Dùng 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng khoảng 14g hoà tan với nước ấm. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Trị chứng buồn nôn khi mang bầu

Buồn nôn khi có thai là hiện tượng thường thấy của nhiều bà bầu. Có thể áp dụng theo cách sau đây để giảm bớt tình trạng này:

  • Cách 1: Lấy khoảng 35g gạo tẻ để nấu cháo rồi trộn cùng 5g sa nhân sao vàng và được tán mịn. Tiếp tục đun cháo với lửa nhỏ từ 10 đến 20 phút. Nên ăn cháo khi nóng vào buổi sáng hoặc tối trước khi ngủ để có hiệu quả tốt hơn.
  • Cách 2: lấy 5g sa nhân và 1 con cá diếc vừa, cùng gia vị mắm muối, hành hoa, và gừng tươi. Cá diếc làm sạch ruột, đánh vảy, rửa sạch. Sau đó lấy sa nhân nhồi vào bụng cá và ninh nhừ, thêm gia vị nêm cho vừa ăn, gần chín thì thêm ít hành hoa và vài lát gừng.

Nên ăn khi nóng để có hiệu quả cao hơn. Chỉ cần dùng trong thời gian ngắn, phụ nữ đang mang bầu sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn, cải thiện sức khỏe, ăn uống ngon miệng hơn.

Bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu

Bài thuốc chữa tiêu chảy

Nguyên liệu: Sa nhân 10g, trần bì 10g, can khương 10g, vỏ quế 10g, vỏ rụt 10g, phá cố 15g, đoạn 15g, củ mài sa và sâm bố chính mỗi loại 15g.

Tất cả các vị thuốc này rửa sạch, để ráo nước rồi tán thành bột mịn và trộn chung với nhau. Mỗi ngày sử dụng khoảng 25g hoà tan vào nước rồi uống.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Lấy 8 gam sa nhân, dạ dày lợn dã bóp muối làm sạch và thái chỉ. Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị này đi nấu canh. Thực hiện bài thuốc cứ 10 ngày lại lặp lại một lần, dùng trong một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm đi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị: Sa nhân đã tán bột 1g, mộc hương đã tán bột 1g, bột sắn dây 3g, đường cát tùy theo nhu cầu.

Thực hiện: Mang sa nhân, mộc hương, sắn dây thêm ít nước ấm quấy đều, rồi cho thêm ít đường nấu cháo ăn trong ngày.

Hỗ trợ chữa bệnh phong tê thấp

Chuẩn bị: Thân rễ sa nhân 12g, 200ml rượu nếp 40 độ. Mang ngâm thân rễ sa nhân với rượu trong 30 ngày.

Lấy rượu xoa bóp mỗi ngày để giảm đau nhức. Hoặc có thể dùng kết hợp với hồng bị dại sắc với nước, ngâm chân khi còn ấm. Ngoài ra, dùng sa nhân tán bột chấm lên chỗ đau răng, sau vài ngày triệu chứng đau sẽ giảm hẳn.

Trên đây là những tác dụng của sa nhân. Hãy tham khảo và sử dụng hợp lý để bảo về sức khỏe nhé

Tham khảo thêm những tác dụng của hạt ươi TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *