Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều cần biết

roi-loan-tieu-hoa

Hệ tiêu hóa được ví như “bộ não thứ hai” của con người, khi bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều bất tiện, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng không bình thường ở đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng,… có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu thế nào là rối loạn tiêu hóa trong bài viết này nhé

1. Rối loạn tiêu hóa là thế nào?

Hệ tiêu hóa giúp chuyển chất dinh dưỡng ở dạng thô sang dạng đơn giản để có thể dễ hấp thụ qua thành ống tiêu hóa vào máu. Đồng thời đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng diễn ra bởi sự co thắt bất thường của những cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, làm người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu và rối loạn chức năng đại tiện.

Theo bác sĩ chuyên khoa, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý. Đây là hậu quả của một vài nguyên nhân nhất định như: viêm ruột, viêm đại tràng, loạn khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống tùy tiện,… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu xảy ra thường xuyên bệnh sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.

2. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Bao lâu thì hết?

Rối loạn tiêu hóa tuy không gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên, kèm với các triệu chứng như: chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, đau tức hạ sườn, sụt cân, vàng da,… đây có thể là biểu hiện báo hiệu bệnh lý về gan mà người bệnh không được chủ quan. Cần thăm khám, kiểm tra chức năng gan để biết tình hình sức khỏe và có cách điều trị kịp sớm.

Ở độ nhẹ, rối loạn tiêu khóa làm người bệnh luôn trong tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, cáu bẳn. Hơn nữa, việc đại tiện nhiều lần trong ngày dễ gây mất nước và suy nhược cơ thể. Đồng thời, chán ăn trong thời gian dài làm cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dẫn tới tình trạng sụt cân nghiêm trọng. Vì thế, làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc thường ngày.

Nguy hiểm hơn, khi rối loạn không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng như rối loạn chức năng hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh phải đối mặt với nguy cơ như: viêm đại tràng, polyp đại tràng, hội chứng ruột kích thích, xuất huyết đại tràng, thậm chí ung thư đại trực tràng.

Với câu hỏi “Rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu?” thì có thể nói rằng rối loạn tiêu hóa có thể chỉ diễn ra trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và trở thành bệnh lý phức tạp khác.

Bình thường, người có vấn đề về tiêu hóa có thể kéo dài khoảng 3 ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn. Khi rối loạn tiêu hóa, hầu hết mọi bệnh thường có tâm lý chủ quan tự mua thuốc điều trị hoặc đi khám và uống thuốc của bác sĩ vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng rối loạn tiêu hóa rất dễ tái phát. Đơn giản như khi người khác ăn cùng loại thức ăn mà không xảy ra vấn đề gì, nhưng bạn có thể đau bụng và đi tiêu sau 12 giờ. Điều này thường xảy ra khiến hệ tiêu hóa suy yếu.

roi-loan-tieu-hoa-nguy-hiem-khong

Xem thêm thông tin về bệnh viêm xoang TẠI ĐÂY

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa

Chế độ ăn uống không phù hợp

Đây được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Việc dùng đồ ăn không đạt vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, thói quen ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, chua cay… có thể làm hệ vi sinh vật đường tiêu hóa bị rối loạn. Vì thế làm mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn ở ruột, gây ra hội chứng này.

Ngoài ra, lạm dụng rượu bia có thể làm mất lượng lớn lợi khuẩn, gây loạn khuẩn đường ruột và hệ tiêu hóa rối loạn. Hơn nữa, dùng uống có cồn còn làm mòn lớp nhầy trên thành dạ dày và ruột. Lâu ngày có thể bị tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, gây hiện tượng viêm loét dạ dày – đại tràng kèm theo những triệu chứng đau bụng và rối loạn đại tiện (phân lỏng, phân sống, nát không thành khuôn,…).

Bệnh đường tiêu hóa

Những bệnh lý viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, gây ra hội chứng ruột kích thích. Viêm đại tràng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây hội chứng ruột kích thích.

Mất cân bằng vi sinh đường ruột

Những vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều tiết quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ khiến quá trình chuyển hóa thức ăn rối loạn. Nguyên nhân sâu xa làm vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, hay gặp nhất ở trẻ em.

Stress kéo dài

Trong hệ tiêu hóa của mỗi người đều có lượng hormone Serotonin nhất định. Đây là loại hormone có nhiệm vụ quan trọng trong duy trì sự cân bằng tâm trạng. Nếu thường xuyên stress, căng thẳng, lượng hormone này sẽ tăng sinh và gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, tình trạng stress kéo dài còn gây cản trở quá trình lưu thông máu ở ruột. Từ đó ảnh hưởng tới chức năng co bóp của dạ dày. Thức ăn có thể bị ứ đọng ở ruột hoặc bị đào thải ra ngoài nhanh chóng. Điều này khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Luyện tập quá sức

Thói quen thể dục, thể thao trong thời gian dài, quá sức hay sau khi ăn no có thể làm tổn thương những vòng cơ tại đường ruột. Từ đó dẫn tới hiện tượng đầy hơi, buồn nôn và rối loạn đường tiêu hóa

Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh

Một vài loại thuốc như: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế miễn dịch hoặc một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường… nếu dùng trong thời gian dài có thể gây tác dụng ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn, táo bón.

Tìm hiểu thông tin về bệnh huyết áp thấp tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-huyet-ap-thap-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-can-biet.html

4. Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Do cơ địa của trẻ còn non yếu, sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn non nớt nên dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh này ở trẻ là:

  • Sốt, đau bụng, trướng bụng, quấy khóc.
  • Trào ngược thực quản, dạ dày trong vài ngày.
  • Hay bị nôn trớ khi bú mẹ hoặc khi ăn.
  • Tiêu chảy: trẻ đi ngoài phân sống, lỏng trên 3 lần/ngày. Phân thỉnh thoảng có lẫn chất nhầy, mùi tanh, sủi bọt hoặc có máu.
  • Táo bón: trẻ đi ngoài không thường xuyên, khoảng 2-3 ngày đi một lần. Phân khô rắn, cứng như sỏi, đóng khuôn. Bụng cứng, đau, buồn đi cầu nhưng không đi được. Mỗi lần đi gặp khó khăn, thường phải rặn đến phát khóc

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở người lớn

  • Đầy bụng, khó tiêu: hệ tiêu hóa rối loạn sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ ứ đọng trong ống tiêu hóa làm người bệnh luôn cảm thấy bụng căng chướng khó chịu, liên tục ợ hơi, ợ nóng, đặc biệt sau khi ăn xong.
  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội: cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Người bệnh có thể đau ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, bụng dưới. Cơn đau tăng mạnh khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.
  • Chán ăn: khi hệ tiêu hóa có vấn đề, thường có cảm giác đắng miệng, chán ăn, ăn không ngon.
  • Buồn nôn và nôn: đường tiêu hóa bị kích thích khiến việc hấp thu thức ăn giảm sút. Thức ăn có thể trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn đại tiện: rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa làm người bệnh táo bón hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược.

trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-la-gi

5. Điều trị dối loạn tiêu hóa thế nào?

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn và nước uống là yếu tố dễ gây chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì vậy, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thực phẩm giàu xơ. Người bệnh cần được bổ sung men tiêu hóa và những loại thức uống có công dụng hỗ trợ tiêu hóa.

Sử dụng thuốc

Có thể dùng kháng sinh đúng liều để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế, cần đến khám và được bác sĩ kê đơn điều trị nếu có các dấu hiệu nặng.

Điều trị tại bệnh viện

Những trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp điều trị thời tại bệnh viện. Người bệnh sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tham khảo thông tin về bệnh Parkinson TẠI ĐÂY

6. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

6.1. Có chế độ ăn uống khoa học

  • Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
  • Đối với người hay táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ đào thải của cơ thể.
  • Hạn chế dùng các thức uống có cồn.
  • Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, cải thiện sức đề kháng chống tác nhân sinh vật gây chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.

6.2. Tạo thói quen sinh hoạt điều độ, phù hợp

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không căng thẳng, lo âu.
  • Có thói quen đi vệ sinh đúng giờ để hệ tiêu hóa hoạt động theo một chu kỳ thông minh với đầy đủ chức năng.
  • Không nên ăn quá no hoặc để quá đói, không nằm ngay sau khi ăn no.
  • Vệ sinh nơi ở và làm việc sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để chống nhiễm khuẩn.
  • Tăng cường hoạt động thể chất, duy trì luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày đúng cách và điều độ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

cach-phong-ngua-roi-loan-tieu-hoa

7. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, không nên ăn gì?

7.1. Rối loạn tiêu hóa nên bổ sung gì?

Thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa là gì” hay “Chế độ ăn uống cho người bệnh rối loạn tiêu hóa” là thắc mắc của rất nhiều người. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa

Chuối

Chuối được biết như là 1 trong những loại hoa quả rất tốt cho tiêu hóa. Trong chuối giàu kali đồng thời có nhiều chất xơ hòa tan giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón rất hiệu quả.

Quả bơ

Do thành phần chất xơ dồi dào và chất béo không bão hòa, quả bơ giúp nâng cao hoạt động của đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bơ còn có công dụng chuyển beta-carotene thành vitamin A để bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khắc phục rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Quả táo

Táo chứa lượng chất xơ hòa tan dồi dào nên có công dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Do vậy, đây cũng là thực phẩm người rối loạn tiêu hóa nên ăn.

Cháo

Cháo là món dễ tiêu hóa, giúp giảm gánh nặng cho đường ruột. Do vậy, nếu không biết rối loạn tiêu hóa ăn gì thì cháo là lựa chọn hợp lý. Có thể bổ sung các món cháo khi bị rối loạn tiêu hóa như: cháo bí đỏ, cháo thịt băm, cháo cà rốt thịt nạc,…

Sữa chua cải thiện hệ tiêu hóa

Một trong các thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là người rối loạn tiêu hóa không thể không kể tới sữa chua. Ngoài lượng dưỡng chất dồi dào, sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn. Những lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy táo bón rất hiệu quả.

sua-chua

Gừng

Gừng được biết như 1 loại gia vị quen thuộc và tốt cho sức khỏe. Có khả năng kháng viêm kháng khuẩn nên gừng hỗ trợ rất tốt trong cải thiện hệ tiêu hóa. Gừng cũng làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Khoai lang

Nếu rối loạn tiêu hóa hãy lựa chọn khoai lang. Đây là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà nên bổ sung. Không những có lượng vitamin khoáng chất dồi dào, khoai lang còn nhiều chất xơ để cải thiện vấn đề tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả.

Yến mạch

Yến mạch cũng là loại thực phẩm lành tính nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra trong yến mạch chứa lượng chất xơ dồi dào ngăn ngừa táo bón. Nó cũng giàu dinh dưỡng, vitamin tốt cho sức khỏe.

Những loại rau

Các loại rau giàu vitamin và chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý là khi rối loạn tiêu hóa cũng chỉ nên bổ sung lượng rau xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều có thể làm dư thừa chất xơ. Một số loại rau xanh tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa như: cà rốt, bí đỏ, các loại đậu, súp lơ xanh,củ cải, măng tây,…

7.2. Bệnh rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì?

Các món tái sống hoặc bảo quản lâu ngày

Thực phẩm đầu tiên trong danh sách cần kiêng chính là các thực phẩm tái, sống, chưa nấu chín kỹ. Các thực phẩm tái sống chứa nhiều vi khuẩn có hại khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Tiết canh, món gỏi, đồ tái,… cần tránh khi mắc rối loạn tiêu hóa. Cùng với đồ tái thì thực phẩm bảo quản lâu ngày, ôi thiu chứa nhiều vi khuẩn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc

Những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe đặc biệt là người có vấn đề tiêu hóa. Vì thế, hãy tránh xa đồ ăn có nguồn gốc không rõ ràng để tránh gây hại sức khỏe.

Rượu bia và chất kích thích

Các đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu bia, cà phê có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa nên cần tránh xa khi gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cũng không nên hút thuốc lá để giúp bệnh nhanh khỏi.

Hoa quả sấy khô

Trong hoa quả sấy, hoa quả khô đóng hộp chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người mắc rối loạn tiêu hóa. Chúng có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng đầy bụng, táo bón hay tiêu chảy.

hoa-qua-say-kho

Trái cây vị chua, nhiều axit

Cùng với hoa quả sấy thì những loại hoa quả chứa nhiều axit và có vị chua như: cam, chanh,… cũng không tốt cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi ăn nhiều loại hoa quả chứa axit sẽ làm cho tình trạng đầy hơi, tiêu chảy trầm trọng hơn.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ chiên rán, xào sẽ là gánh nặng cho đường ruột. Vì thế, cần tránh các thực phẩm này khi mắc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra thực phẩm có quá nhiều gia vị cay nóng cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Rối loạn tiêu hóa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về bệnh rối loạn tiêu hóa. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh

Xem thêm thông tin về bệnh đái tháo đường tại https://trangvangnongnghiep.net/benh-dai-thao-duong-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-nhung-thong-tin.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *