Củ kiệu nấu món gì ngon? Top món ăn ngon từ củ kiệu

Nội dung bài viết:

Củ kiệu nấu món gì ngon? Củ kiệu ăn kiểu gì ngon? Vàn câu hỏi thắc mắc được xoay quanh lại củ đặc biệt này. Hôm nay, hãy cùng trangvangnongnghiep bỏ túi ngay các món ngon ngon từ củ kiệu. Để có được nhiều món ngon độc lạ trọn vị tết 2024 nhé!

1. Củ kiệu là gì? Đôi nét về củ kiệu

1.1 Đôi nét về củ kiệu

Củ kiệu, hay còn được biết đến với các cái tên khác như tiểu toán, tiểu căn toán, đại đầu thái tử, dã toán, hỏa thông… có tên khoa học là Allium Chinense, thuộc họ Hành.

Đây là một loại cây thân thảo nhỏ, phần củ của nó có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống như củ hành nhưng thường nhỏ hơn và có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Củ kiệu xuất hiện và được sử dụng rất sớm trên thế giới, bắt nguồn từ một số tỉnh của Trung Quốc và sau đó nhanh chóng di thực sang toàn bộ châu Á và khu vực Bắc Mỹ. Ngày nay, cây kiệu được trồng khắp nơi, không chỉ để phục vụ kinh tế mà còn để lấy củ muối dưa, sử dụng lá làm gia vị như một loại rau thơm và cả làm vị thuốc trong Y học.

1.2 Củ kiệu khác gì củ hành

Hình dáng và kích thước của củ kiệu và củ hành khác nhau, giúp chúng dễ phân biệt. Thân củ kiệu thường thon dài với phần gần lá màu tím nhạt, trong khi củ hành có nhiều loại với kích thước khác nhau.

Củ hành thường lớn hơn củ kiệu. Màu sắc của củ kiệu là trắng đục, trong khi củ hành có màu trắng tinh. Vị của củ kiệu khá nồng và gắt, khác với vị của củ hành có chút hăng và cay.

Đôi nét về củ kiệu
Đôi nét về củ kiệu

Hai loại củ này thực chất là khác nhau. Chúng chỉ có sự tương đồng về một số hình dáng bên ngoài.

Xem thêm: { Hé Lộ} Top 10 + cách nấu cháo lươn cực kỳ dinh dưỡng chị em nên biết

2. Hàm lượng dưỡng chất của củ kiệu. Top công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua

2.1 Hàm lượng dưỡng chất của củ kiệu

Củ kiệu chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, kali, và chất xơ. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa, trong khi kali có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định. Chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, hàm lượng cụ thể của các dưỡng chất này có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến và nguồn gốc của củ kiệu.

Thành phần Hàm lượng
Năng lượng 41 kcal
Nước 76,4 g
Carbohydrate 18,3 g
Đường 3,7 g
Chất xơ 2,2 g
Protein 3,1 g
Chất béo 0,12 g
Vitamin C 34 mg
Vitamin A 10 IU
Canxi 21 mg
Sắt 0,4 mg
Kali 188 mg

Củ kiệu cũng chứa một số vitamin và khoáng chất khác, bao gồm:

  • Vitamin B1
  • Vitamin B2
  • Vitamin B3
  • Vitamin B6
  • Magie
  • Phốt pho
  • Kẽm

2.2 Công dụng tuyệt vời của củ kiệu

2.2.1 Tăng cường lưu thông máu

Theo Báo Lao động, theo tờ Healthline, củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối chua. Chứa axit lactic giúp giảm cholesterol và mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu. Chất quercetin trong củ kiệu giúp giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và kiểm soát vi khuẩn có hại cho đường ruột.
Công dụng của củ kiệu

2.2.2 Giải cảm, tăng cường sức đề kháng

Củ kiệu vị cay, nóng và tính ấm cùng với các vitamin như A, D, E, K, B12. Giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả. Ngoài ra, củ kiệu cũng chứa canxi, sắt, magie giúp tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

2.2.3 Ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa

Củ kiệu chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và các chất laxogenin. Quercetin giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây hại, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả. Ngoài ra, các vitamin A, D, E trong củ kiệu không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da và bảo vệ làn da chống lại sự lão hóa.

2.2.4 Kích thích tiêu hóa

Củ kiệu được chế biến thành nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Món dưa kiệu muối chua có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Món này cũng giàu vitamin A, E, khoáng chất sắt, canxi, magie và chất xơ giúp phòng chống táo bón hiệu quả.

3. Củ kiệu nấu món gì ngon? Top món ăn ngon từ củ kiệu

3.1 Củ kiệu muối chua

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Củ kiệu 500 gr
  • Đu đủ xanh 1 quả
  • Cà rốt 2 củ
  • Nước mắm 300 ml
  • Đường cát 200 gr
  • Đường phèn 100 gr

Hướng dẫn các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành sơ chế củ kiệu
  • Sau khi mua về, bạn lột vỏ ngoài của 500gr củ kiệu, sau đó cắt bỏ phần rễ và rửa sạch với nước.
  • Tiếp theo, bạn lấy 1 chén tro bếp (đem đi sàng để lọc bỏ phần than) rồi hòa với 1 lít nước. Đổ phần củ kiệu đã rửa sạch vào ngâm với nước tro khoảng 10 – 12 tiếng.
  • Sau khi củ kiệu đã ngâm với nước tro xong, bạn hãy pha khoảng 1,5 lít nước cùng 3 muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi cho phần củ kiệu vào ngâm khoảng 6 tiếng.
  • Tiếp theo, để tránh bị đứt tay trong quá trình sơ chế, bạn hãy mang bao tay vào, sau đó dùng dao cắt bỏ phần rễ. Bạn cắt phần thân kiệu với độ dài vừa phải (không cắt dài quá hoặc ngắn quá) để khi ăn ngon hơn.
  • Bỏ phần kiệu vào ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn đem rửa sạch củ kiệu với 3 lần nước.
  • Sau khi đã rửa sạch, bạn dùng cái vỉ tre (không dùng đồ bằng nhựa) rồi phơi củ kiệu nắng ngay lập tức và để phơi khoảng 2 ngày.
Bước 2: Tiến hành sơ chế đủ đủ và cà rốt
  • Với đu đủ, bạn cắt bỏ phần cuống rồi chờ khoảng 5 – 7 phút cho phần mủ đu đủ được trút ra hết.
  • Sau đó, bạn dùng dao bổ đôi quả đu đủ ra và dùng muỗng nạo bỏ phần hạt bên trong. Tiếp theo, bạn dùng dao bào và bào bỏ phần vỏ ngoài rồi dùng dao nhỏ gọt bớt phần sợi bên trong ra.
  • Cuối cùng, bạn lấy 1/2 quả đu đủ đã bổ rồi tiếp tục bổ thành 4 phần. Dùng dao cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ có kích thước khoảng 1.5 lóng tay. Với cà rốt, bạn đem rửa sạch rồi nạo bỏ phần vỏ.
  • Sau đó bạn tỉa hoa cà rốt và cắt lát vừa ăn. Dùng 1 lít nước trộn với 1 muỗng cà phê muối rồi cho phần cà rốt và đu đủ vào ngâm khoảng 10 phút. Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch với 3 lần nước rồi đem phơi nắng trong vòng 1 ngày nắng.
Bước 3: Tiến hành làm mắm đường
  • Đầu tiên, bạn hòa tan 100gr đường phèn trong 300ml nước mắm và khuấy đều cho đường tan hết một phần. Sau đó, đun hỗn hợp nước mắm với lửa nhỏ cho đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Tiếp theo, bạn khuấy đều sau khi cho 200gr đường cát vào. Khi đường tan hết, tăng lửa để nhanh chóng đun sôi hỗn hợp nước mắm. Tiếp tục đun với lửa nhỏ khoảng 8 phút. Cuối cùng, tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

Củ kiệu muối chua

Bước 4: Tiến hành ngâm mắm
  • Dùng một hộp nhựa, sau đó bạn cho tất cả nguyên liệu vào và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 đêm trước khi tiến hành ngâm mắm. Lấy một lọ thủy tinh đem tráng qua nước sôi rồi để ráo.
  • Tiếp theo, xếp lần lượt củ kiệu vào theo vòng tròn, sau đó xếp đu đủ và cà rốt xen kẽ lẫn nhau để hũ kiệu thêm phần đẹp mắt. Dùng 2 thanh tre nhỏ để lên trên bề mặt và đặt chéo qua nhau, sau đó đổ phần nước mắm vào vừa đến phần ngang mặt là được, không cần ngập mặt nguyên liệu.
  • Để kiệu được bảo quản lâu hơn, sau 5 ngày phần kiệu sẽ ra rất nhiều nước. Lúc này, bạn nên chắt phần nước mắm ra, đun sôi trong 7 phút và để nguội hoàn toàn rồi tiếp tục đổ vào ngâm như ban đầu.
Bước 5: Thành phẩm
  • Sau khi ngâm khoảng 10 ngày, bạn có thể thưởng thức ngay. Hũ kiệu có vị mặn mà hòa quyện với vị ngọt, cực ngon đem đến hương vị giòn ngon, đậm đà.
  • Đặc biệt, khi ăn kèm với cơm trắng, bánh chưng hoặc bánh tét trong ngày Tết, món củ kiệu miền Trung này thật sự ngon và không thể cưỡng lại được!

Xem thêm: Chanh vàng Nam Phi – Top 10 công dụng tuyệt vời của chanh vàng Nam Phi

3.2 Củ kiệu xào thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt bò 400 gr
  • Củ kiệu 200 gr
  • Hành tây 1 củ
  • Cà rốt 1 củ
    Hành lá 2 nhánh
  • Ngò rí 2 nhánh
  • Tỏi 4 tép (băm nhuyễn)
  • Mè 20 gr (đã rang)
  • Giấm 100 ml
  • Nước mắm 3 muỗng cà phê
  • Dầu hào 1 muỗng cà phê
  • Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ tiêu xay/ hạt nêm)
  • Dầu ăn 2 muỗng canh

Hướng dẫn các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành sơ chê và ướp thịt bò
  • Để khử mùi hôi thịt bò, bạn có thể sử dụng giấm pha loãng với nước, ngâm 400gr thịt bò trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Sau đó, thái nhỏ thịt.
  • Để ướp thịt bò, bạn cho vào hộp đựng thịt 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 3 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê dầu hào và 1/2 phần tỏi băm, trộn đều và ướp thịt trong 10 phút.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
  • Với 200gr củ kiệu, bạn lột vỏ bên ngoài, cắt bỏ phần rễ và rửa sạch với nước. Tiếp theo, lột vỏ 1 củ hành tây, rửa sạch và cắt mỏng.
  • Sau đó, gọt vỏ của 1 củ cà rốt, rửa sạch và dùng dao bào thành sợi. Cuối cùng, lặt bỏ phần lá hư của 2 nhánh hành lá và 2 nhánh ngò rí, cắt nhỏ sau khi đã rửa sạch.
Bước 3: Xào củ kiệu cùng các nguyên liệu khác
  • Bắc chảo lên bếp, điều chỉnh lửa vừa, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho phần tỏi băm còn lại vào phi thơm rồi cho thịt bò vào, đảo nhanh tay để thịt chín đều.
  • Sau khi xào khoảng 3 phút, thịt bò đã hơi chín, bạn cho tất cả củ kiệu vào, tiếp tục xào thêm 1 phút thì cho cà rốt đã bào sợi vào, tiếp tục xào thêm 2 phút nữa thì cho hành tây vào.
  • Xào thêm khoảng 5 phút, nêm nếm lại cho hợp khẩu vị gia đình. Sau đó, cho hành lá, ngò rí và một ít tiêu xay vào, đảo đều thì tắt bếp. Trình bày món xào ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít mè để món ăn thêm thơm và hấp dẫn hơn nhé!

Củ kiệu xào thịt bò

Bước 4: Thành phẩm
  • Củ kiệu xào thịt bò khi hoàn thành sẽ tạo ấn tượng với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn lan tỏa, khiến mọi người muốn thưởng thức.
  • Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thịt bò đậm đà, mềm, béo hòa cùng với cà rốt, hành tây và củ kiệu giòn giòn, tạo nên một món ăn ngon vô cùng.

Xem thêm: Trà olong giảm cân không cấp tốc? Thực hư những tin đồn gần đây

3.3 Cá diêu hồng cuộn củ kiệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phi lê cá điêu hồng 300 gr
  • Thịt xông khói 30 gr
  • Giò sống 100 gr
  • Dưa kiệu 50 gr
  • Gừng 1 củ (50gr)
  • Ớt băm 1 muỗng cà phê
  • Lá hương thảo 1 muỗng canh
  • Bột chiên giòn 20 gr
  • Tương ớt 1 ít (ăn kèm)
  • Sốt mayonnaise 1 ít (ăn kèm)
  • Dầu ăn 200 ml

Hướng dẫn các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu
  • Thịt xông khói được cho vào áp chảo và khoảng 10 phút để thịt chín thơm, sau đó lấy thịt ra và cắt nhỏ. Gừng sau khi gọt vỏ sẽ được cắt thành sợi.
  • Dưa kiệu cắt 1/2 thành sợi, phần còn lại sẽ được băm nhỏ. Phi lê cá diêu hồng sẽ được cắt lát mỏng bằng dao, khi cắt đến phần cuối thịt, bạn dừng lại, sau đó cắt thêm 1 lát mỏng nữa và dừng lại khi cắt đến cuối thịt.
  • Khi trải ra, bạn sẽ có 1 miếng lớn thịt, dùng dao cắt phần rìa để lát thịt trở nên đẹp hơn. Phần thịt cắt dư sẽ được băm nhỏ.
Bước 2: Trộn nhân cá
  • Bạn cho vào tô 100gr giò sống, thịt cá đã băm nhỏ, thịt ba rọi xông khói, 1 muỗng canh dưa kiệu băm nhỏ, 1 muỗng cà phê ớt băm, 1 muỗng canh lá hương thảo băm nhỏ rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 3: Cuộn nhân với củ kiệu
  • Bạn trải 1 lát cá lên tấm thớt sạch, sau đó múc 1 muỗng canh nhân cá lên lát cá và dàn đều, cho thêm ít gừng cắt sợi và dưa kiệu cắt sợi lên, từ từ dùng tay cuộn tròn lát cá lại.
  • Cuộn được 2 cuộn bạn sẽ dùng xiên cố định cuộn cá lại. Sau đó, bạn áo đều 2 bên mặt cuộn cá 1 lớp bột chiên giòn.
Bước 4: Tiến hành chiên cuộn cá đã cuộn
  • Cho vào chảo 200ml dầu ăn, sau đó bắc chảo lên bếp, mở lửa vừa đun nóng dầu. Dầu nóng, bạn từ từ thả cá vào chiên khoảng 5 phút vừa vàng tới 2 mặt là được. Bạn vớt cá ra đĩa để ráo dầu.
Bước 5: Thành phẩm
  • Cuốn cá chiên nóng hổi, thơm phức, thịt cá giòn giòn bên ngoài, nhân bên trong ngọt thơm chấm cùng với xốt mayonnaise, tương ớt beo béo cay cay thật là hấp dẫn phải không nào.

Xem thêm: Dưa chuột kỵ gì? Lưu ý khi dùng kẻo ” mất mạng như chơi”

3.4 Thịt kho củ kiệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt nạc dăm 300 gr
  • Củ kiệu ngâm chua 100 gr
  • Tiêu xanh 3 nhánh
  • Hành lá 2 nhánh
  • Hành tím băm 1 muỗng canh
  • Nước tương 1.5 muỗng canh
  • Dầu màu điều 1 muỗng canh
  • Dầu ăn 2 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (tiêu/ đường/ hạt nêm/ bột ngọt)

Hướng dẫn các bước tiến hành:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Để khử mùi hôi của thịt, đặt nồi lên bếp và đun khoảng 1 lít nước. Khi nước sôi, cho thịt vào nồi và đun sôi trong khoảng 1 phút.
  • Sau đó, vớt thịt ra để ráo nước và cắt thịt thành các miếng mỏng. Rửa sạch hành lá, sau đó cắt khúc khoảng 1 đốt tay. Cho tiêu xanh vào túi nilon, sau đó đập nhẹ.
Bước 2: Tiến hành ướp thịt
  • Ướp thịt với 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh tím băm, 1.5 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu màu điều, sau đó để thịt thấm gia vị trong 10 phút.
Bước 3: Tiến hành kho thịt
  • Bắc nồi đất lên bếp và cho 2 muỗng canh dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng cho 1/2 muỗng canh hành tím băm vào phi thơm, sau đó cho thịt đã ướp vào đảo đều cho thịt săn lại.
  • Cho 200ml nước vào, chỉnh lửa nhỏ liu riu, cho củ kiệu, hành lá và tiêu xanh vào, đậy nắp nồi lại kho trong khoảng 15 phút cho nước sánh lại thì tắt bếp, rắc lên một ít tiêu và bày món ăn ra dĩa.

Thịt kho củ kiệu

Bước 4: Thành phẩm
  • Thịt kho mềm, đậm đà hòa quyện cùng vị thơm của tiêu xanh và vị chua nhẹ của củ kiệu, tất cả tạo nên một món ăn hấp dẫn, rất thích hợp để cả gia đình cùng thưởng thức.

Xem thêm: Cà tím kỵ gì? Lưu ý quan trọng khi dùng kẻo “chết người”

3.5 Ếch xào củ kiệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Ếch 500 gr
  • Củ kiệu 200 gr
  • Hành tím 2 củ
  • Tỏi 2 tép
  • Hành lá 4 nhánh
  • Bột nghệ 1 muỗng canh
  • Nước mắm 1/2 muỗng canh
  • Dầu ăn 2 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ hạt nêm/ tiêu xay)

Hướng dẫn các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu
  • Sau khi mua ếch về, bạn bỏ nội tạng, lột sạch da (hoặc giữ lại da nếu muốn).
  • Rửa ếch thật sạch, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Đối với củ kiệu và hành lá, nhặt bỏ lá hư, lá già và rễ.
  • Rửa sạch và cắt khúc, sau đó đập nhuyễn. Tỏi và hành tím bóc vỏ, sau đó băm nhuyễn.
Bước 2: Tiên hành xào ếch và củ kiệu
  • Sau khi sơ chế thịt ếch, bạn ướp thịt với 1/2 số hành tỏi băm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột nghệ, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay.
  • Trộn đều và ướp trong khoảng 15 phút. Sau đó, cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho hết số hành tỏi băm còn lại vào, phi thơm vàng.
  • Tiếp theo bạn cho thịt ếch đã tẩm gia vị vào, xào săn với lửa lớn trong khoảng 2 phút. Sau đó cho vào khoảng 5 muỗng canh nước lọc, xào với lửa vừa trong 5 phút.
  • Khi thịt ếch đã bắt đầu sệt nước bạn cho củ kiệu vào, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Xào đều trong khoảng 5 – 7 phút cho củ kiệu chín.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, sau đó cho hành lá vào, đảo đều cho hành lá chín, thêm 1 ít tiêu xay và tắt bếp.
Bước 3:  Thành phẩm
  • Món ếch xào củ kiệu có màu vàng ươm của nghệ, xanh xanh của hành lá rất bắt mắt. Thịt ếch mềm, thơm, và ngấm đầy hương vị. Củ kiệu giòn và ngọt, khi kèm với cơm nóng, tạo ra hương vị thơm ngon đúng chuẩn cơm nhà.

Xem thêm: Mùa đông trồng rau gì? Top 10+ các loại rau mùa đông ở miền Bắc

4. Lưu ý khi sử dụng củ kiệu

Củ kiệu là một loại rau củ phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Củ kiệu có vị cay, chua, giòn, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng củ kiệu, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ếch xào củ kiệu

  • Chọn củ kiệu tươi ngon: Củ kiệu tươi ngon thường có màu trắng, cứng cáp, không bị dập nát, có mùi thơm đặc trưng. Không nên chọn những củ kiệu có màu vàng, bị mốc, có mùi hôi.

  • Rửa sạch củ kiệu trước khi sử dụng: Củ kiệu có thể chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, cần được rửa sạch trước khi sử dụng. Có thể rửa củ kiệu bằng nước muối loãng hoặc nước sạch nhiều lần.

  • Chế biến củ kiệu đúng cách: Củ kiệu có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là món củ kiệu muối chua. Khi muối củ kiệu, cần lưu ý để kiệu ngập hết trong nước dùng để kiệu được trắng đều. Không nên muối quá lâu dẫn đến tình trạng kiệu chua quá, ăn không ngon.

  • Không nên ăn quá nhiều củ kiệu: Củ kiệu có tính ấm, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là những người có cơ địa nóng trong, dễ bị nóng gan.

  • Không nên ăn củ kiệu khi bụng đói: Củ kiệu có tính kích thích, ăn khi bụng đói có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi sử dụng củ kiệu trong từng trường hợp cụ thể:

  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn củ kiệu, đặc biệt là những người có tiền sử sảy thai, thai lưu.

  • Người bị bệnh dạ dày: Người bị bệnh dạ dày nên ăn củ kiệu với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

  • Người bị bệnh gan: Củ kiệu có tác dụng bảo vệ gan, nhưng những người bị bệnh gan nặng nên hạn chế ăn củ kiệu.

Tóm lại, củ kiệu là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần được sử dụng đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Những lợi ích và tác dụng tuyệt vời của nấm hương cho sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *