Gừng là loại củ rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Nó là gia vị quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy củ gừng có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những công dụng của củ gừng cho sức khỏe trong bài viết này nhé
Củ gừng là củ gì?
Gừng là loài thực vật có hoa, xuất xứ từ Đông Nam Á. Đây là một loại gia vị lành tính và rất ngon. Nó thuộc họ Zingiberaceae, có họ hàng gần với nghệ, bạch đậu khấu và riềng. Phần rễ gừng hay củ gừng là bộ phận thường được sử dụng làm gia vị. Củ gừng có thể được dùng tươi, khô, bột gừng, hoặc nước ép,…
Cây gừng là loại cây thảo, sống lâu năm, cao từ 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân ra nhiều nhánh. Lá mọc so le với nhau, có hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, dài khoảng 15-20cm, rộng 2cm, không có cuống, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên có màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt hơn.
Cụm hoa 5cm, mọc từ gốc trên một cán khoảng 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, các vảy ở dưới ngắn. Càng lên cao càng dài và rộng hơn, lá bắc hình trái xoan, có màu lục nhạt, mép viền vàng, đài có 3 răng ngắn, tràng có ống dài gấp 2 lần đài, 3 thùy bằng nhau, hẹp và nhọn, 1 nhị, nhị lép không có hoặc tạo thành thùy bên cánh môi, cánh môi có màu vàng, có viền tía tại mép, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia làm 3 thùy tròn, những thùy bên ngắn và hẹp hơn, bầu nhẵn.
Cách sử dụng và chế biến gừng hiệu quả nhất
- Trà gừng
- Chế biến thành kẹo gừng
- Xông hơi với gừng tươi
Củ gừng có tác dụng gì? Các lợi ích không ngờ từ củ gừng
Hỗ trợ các bệnh về đường tiêu hóa
Tính cay nóng của củ gừng cùng các tinh chất tốt còn có tác dụng trong điều trị những triệu chứng tiêu hóa như: ợ chua, ợ hơi, ợ nóng,… Vì vậy, đây là vị thuốc rất tốt được dùng để điều trị, khắc phục nhiều chứng bệnh tiêu hóa và những vấn đề đường ruột khác. Ngoài dùng gừng tươi, trà gừng cũng có công dụng tương tự.
Với những người kén ăn, chán ăn do bệnh, có thể dùng gừng tươi với lượng vừa phải hằng ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Củ gừng có tác dụng gì – Chữa cảm lạnh
Tính ấm nóng mang lại tác dụng trị cảm lạnh, sốt tuyệt vời với củ gừng tươi, đặc biệt khi sử dụng cùng nước ấm sẽ tác dụng giúp giãn mao mạch, đẩy nhanh việc tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì vậy, khi thời tiết lạnh, dùng gừng tươi sẽ làm ấm cơ thể, phòng ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.
Với người cảm lạnh, dân gian dùng bài thuốc sử dụng gừng tươi nấu cùng rượu để giải cảm, cạo gió. Khi gặp những vấn đề về đường hô hấp như: ho, cảm cúm, viêm phế quản, khó thở, hen suyễn, gừng tươi cũng được dùng để hỗ trợ chữa trị.
Kháng viêm hiệu quả
Trong trị bệnh viêm loét dạ dày, thuốc chống viêm tân dược hay được dùng. Nhưng, thường gây ra tác dụng phụ và nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do vậy, công dụng chống viêm của gừng tươi rất được ưa dùng. Ngoài ra, nhiều loại thuốc hiện nay cũng dùng gừng tươi làm nguyên liệu.
Những người viêm loét dạ dày sử dụng gừng đều có phản hồi tích cực, công dụng giảm đau và giảm sưng rõ rệt. Hơn nữa, tác dụng này còn có lợi trong điều trị những bệnh về răng miệng như: áp xe răng, viêm nha chu, sâu răng,… Với công dụng này, thay vì ăn trực tiếp thì lấy nước gừng để súc miệng sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Củ gừng có tác dụng gì – Giảm cholesterol và phòng ngừa tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân có cholesterol cao trong máu sử dụng gừng tươi có kết quả khá tốt, bệnh nhân có mức cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Ngoài ra, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát tốt hơn.
Với hai công dụng đồng thời này, dùng gừng tươi là cách giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ngày nay như: cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,…
Giảm chứng say tàu xe hay ốm nghén
Những người bị say tàu xe sẽ hiểu cảm giác buồn nôn, đau đầu rất khó chịu, đây cũng là cảm giác của những bà bầu gặp phải trong giai đoạn ốm nghén. Công dụng của gừng tươi trong cải thiện hiện tượng này khá tốt, tính ấm, cay sẽ làm nóng cơ thể, trung hòa acid dạ dày và giảm biểu hiện buồn nôn. Phụ nữ đang ốm nghén nên dùng gừng với lượng nhỏ để giảm khó chịu và kích thích ăn ngon miệng hơn.
Củ gừng có tác dụng gì – Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nếu đang có chế độ ăn kiêng cùng luyện tập giảm cân, duy trì vóc dáng? Trên thực tế, việc tăng cân không kiểm soát, béo phì thường nguyên nhân từ những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy cần chất có khả năng cân trở bằng lại.
Củ gừng là lựa chọn rất phù hợp, có tác dụng để quá trình trao đổi chất ổn định, quá trình ăn kiêng có hiệu quả tốt hơn. Kể cả với người đã kết thúc việc ăn kiêng, nên đảm bảo quá trình trao đổi chất ổn định mới ngăn chặn hiện tượng tăng cân trở lại.
Gừng cải thiện sức khỏe răng miệng
Gingerols – một hợp chất tích cực trong gừng, được biết tới với công dụng bảo vệ miệng và phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng. Sự phát triển và lây lan của vi khuẩn trong miệng có thể gây nên sự phát triển bệnh nha chu – một bệnh nướu răng nguy hiểm. Gừng không những diệt trừ vi khuẩn mà còn giúp răng trắng sáng hơn.
Củ gừng có tác dụng gì – Trị ho hiệu quả
Ho là dấu hiệu của nhiều bệnh nhất là ho lâu ngày, kèm với sốt về chiều. Có thể là lao, cần phải đi khám. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, có thể sử dụng gừng qua những chứng ho sau:
- Ho do nhiễm lạnh: có thể lấy nước sắc gừng với 2 vị thuốc vỏ cam quýt và vỏ quế để uống.
- Ho lâu không khỏi: có thể lấy nước sắc gừng pha với ít mật ong, pha với nước mía hoặc có thể pha cùng nước sâm, nước đinh lăng,…
- Ho khúc khắc, thỉnh thoảng ho ra máu: có thể sử dụng bài thuốc gừng 1 phần, tinh tre 2 phần, ngải cứu 2 phần rồi sắc uống lâu dài cùng với bồi bổ cơ thể.
Giúp hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh ung thư
Gừng có nhiều chất chống oxy hóa. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc thêm gừng vào chế độ ăn uống có thể giảm căng thẳng oxy hóa rất hiệu quả. Căng thẳng oxy hóa xảy ra khi có tích tụ gốc tự do bên trong cơ thể.
Gốc tự do là các chất độc hại được hình thành trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, cùng với nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không được loại bỏ, việc tích tụ này có thể gây tổn thương tế bào, và cuối cùng có thể gây ra ung thư. Khi gừng được bổ sung vào chế độ ăn uống cá nhân, nó sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ này và hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Củ gừng có tác dụng gì – Giúp giảm đau và dịu cơ bắp mệt mỏi
Mặc dù gừng không hoạt động như phương pháp trị bệnh thần kỳ cho cơ bắp mệt mỏi. Nhưng nó có công dụng làm dịu cơn đau về lâu dài. Những nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người thêm gừng trong chế độ ăn mỗi ngày, ít có nguy cơ mỏi cơ vào ngày hôm sau hơn so với người không có gừng trong chế độ ăn
Giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer
Gừng làm cho những tế bào não kéo dài tuổi thọ và bổ sung chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự oxy hóa làm hại cho tế bào. Vì vậy, gừng giúp chống lại những dấu hiệu suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer.
Củ gừng có tác dụng gì – Giảm co thắt kinh nguyệt ở phụ nữ
Chị em phụ nữ thường có cảm giác đau bụng ở thời kì kinh nguyệt, là do nồng độ hormon prostaglandin đột ngột tăng trong cơ thể. Hormon này vốn là chất hóa học, gây ra biểu hiện đau, co thắt và sốt. Vì vậy, khi sử dụng gừng sẽ giúp lượng prostaglandin hạ thấp trong cơ thể, đồng nghĩa với việc giảm đau co thắt kinh nguyệt xảy ra.
Trị mất tiếng hoặc khan tiếng
Bị mất tiếng, khản tiếng gây nhiều bất tiện trong công việc và cuộc sống. Nhiều người bỏ ra nhiều tiền để trị chứng này vì lý do công việc. Tuy nhiên, ít người biết rằng, chỉ bằng bài thuốc rẻ tiền từ gừng mà có thể loại bỏ được chứng khan tiếng, mất tiếng rất hiệu quả.
Những chú ý khi sử dụng gừng
- Không dùng gừng với thuốc aspirin và coumarin (cần cách xa 4 giờ).
- Không nên sử dụng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người chảy máu như: băng huyết, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu răng.
- Không sử dụng gừng cho người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều quá cao, nhiều ngày cho những người bị tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ mang thai.
Trên đây là những tác dụng mà gừng đem lại. Hãy tham khảo để có sức khỏe thật tốt nhất nhé
Tìm hiểu những tác dụng của rau húng quế TẠI ĐÂY