Củ tỏi có tác dụng gì? 10+ công dụng của củ tỏi mà bạn cần biết

cu-toi-co-tac-dung-gi

Chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với củ tỏi. Đây là loại củ làm gia vị phổ biến và còn là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy củ tỏi có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những lợi ích từ củ tỏi trong bài viết này nhé

Củ tỏi là củ gì?

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là loài thực vật thuộc họ hành, tức là có họ hàng với hành tây, hành tím, hành ta, tỏi tây,… và cũng được con người dùng làm gia vị, thuốc, rau như các loài họ hàng của chúng.

Cây tỏi là một trong các cây gia vị dễ trồng, nếu có thời tiết thuận lợi sẽ phát triển rất nhanh chóng. Vì ưu điểm này, không ít gia đình thành thị đã tận dụng khoảng vườn nhỏ của mình để trồng nó.

Củ tỏi có thể dùng thành gia vị trong nước chấm pha gồm: nước mắm, tỏi, ớt, đường,… Hoặc tỏi được dùng với những món rau xào (nhất là rau muống), giúp món ăn dậy mùi thơm. Tỏi cũng được dùng làm nước muối tỏi và ớt. Trong ẩm thực, một số món kèm theo tỏi phi

Phần được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi chứa nhiều tép. Mỗi tép tỏi cũng như củ tỏi đều có lớp vỏ bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt ở môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tốt tỏi sử dụng trong nấu nướng, cần để tỏi chỗ khô ráo thì sẽ không bị mọc mầm. Khi nấu nướng, nên bỏ lớp vỏ bảo vệ và bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh nằm sâu trong tép tỏi. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp chống lại ma, quỷ,…

cu-toi

Những thành phần dinh dưỡng trong củ tỏi

Tỏi rất dồi dào chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100gr tỏi chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, calo và nhiều dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), canxi, sắt, kali, magie, mangan, photpho,…

Thành phần hiệu quả chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Hơn nữa, trong tỏi cũng có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, lượng germanium trong tỏi cao hơn so với những dược liệu như: trà xanh, trà đỏ, nhân sâm,…

Công dụng cơ bản từ tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không chứa allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhỏ, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ biến alliin hình thành allicin.

toi

Củ tỏi có tác dụng gì? Ăn tỏi sống tốt cho sức khỏe thế nào

Ngăn ngừa lý về bệnh tim

Khi cơ thể tăng mức cholesterol xấu không chỉ làm tăng nguy cơ với bệnh tim mà còn tạo điều kiện cho chất béo phát triển và đọng lại trong mạch máu. Hậu quả của nó là suy giảm lưu lượng máu và đột quỵ. Tỏi có thể giảm cholesterol xấu khoảng 10 – 15%, nên nó cũng giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Hơn nữa, đặc tính chống đông từ tỏi giúp giảm đau tim và nguy cơ xuất huyết não.

Củ tỏi có tác dụng gì – Chữa cảm cúm hiệu quả

Ăn tỏi sống có thể giúp cơ thể chống lại các cơn cảm lạnh thông thường vì tính sát khuẩn trong loại củ này rất mạnh. Không chỉ thế, tính ấm của tỏi còn khử hàn ẩm và loại bỏ tác nhân gây ho.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong tỏi có Allicin – thành phần rất tốt để trị bệnh cảm cúm. Chất này giúp giảm nghẹt mũi, long đờm, giảm ho và giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn. Vì vậy, vào thời điểm bị cúm, hãy sử dụng tỏi để giảm ho và tăng cường miễn dịch, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

Thanh lọc độc tố trong máu

Vẫn là allicin trong tỏi, nhưng nó có khả năng giúp cơ thể loại bỏ chất độc hại đồng thời tăng cường sức mạnh cho tế bào bạch cầu. Hơn nữa, chất này cũng giúp loại bỏ nicotine để lọc máu và giúp hệ hô hấp được làm sạch. Vì thế, có thể coi tỏi là vị thuốc tự nhiên có vai trò lọc máu và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.

Củ tỏi có tác dụng gì – Hạ huyết áp ở người cao huyết áp

Nhắc đến công dụng khi ăn tỏi với sức khỏe, không thể quên vai trò giúp hạ huyết áp của của này. Những loại hoạt chất có trong tỏi có có thể làm giảm huyết áp gần giống các loại thuốc chuyên dùng được sử dụng điều trị cao huyết áp. Đặc biệt, Allicin trong tỏi là đảm nhận rất tốt vai trò ấy. Vì vậy, muốn chữa cao huyết áp thì dùng tỏi mỗi ngày cũng là một phương pháp rất hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer

Trong củ tỏi chứa chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại những thiệt hại do oxy hóa gây nên. Trong trường hợp này, công dụng khi ăn tỏi với sức khỏe là tăng cường enzyme chống oxy hóa ở người lớn tuổi và giúp giảm stress oxy hóa ở người mắc cao huyết áp.

Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong củ tỏi cũng giúp tế bào não được bảo vệ trước sự lão hóa và hạ huyết áp và giảm mức cholesterol. Nếu muốn phòng ngừa những bệnh thần kinh có liên quan tới tuổi tác, nhất là bệnh Alzheimer thì không nên bỏ qua thảo dược này.

Củ tỏi có tác dụng gì – Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư

Điều đặc biệt về công dụng khi ăn tỏi cho sức khỏe mà không thể bỏ qua đó là có thể ngăn chặn sự tổng hợp chất gây ung thư và ức chế phát triển các tế bào ung thư. Hợp chất allicin trong tỏi có thể làm chậm hoặc dừng sự phát triển của tế bào ung thư.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Trong tỏi có vitamin C, B6, kẽm, mangan,… đều là những chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của hệ xương. Đặc biệt, những enzyme, lượng mangan dồi dào và chất chống oxy hóa trong tỏi giúp ích cho hình thành, hấp thụ canxi và chuyển hóa xương. Đặc biệt, đối với người bệnh xương khớp thì giảm đau bằng cách ăn tỏi sống sẽ rất hiệu quả.

Ngoài ra, tác dụng khi sử dụng tỏi mỗi ngày còn tăng nội tiết tố estrogen, qua đó làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ. Khi nồng độ estrogen thấp thì nghĩa là mật độ xương giảm và nguy cơ loãng xương tăng nên. VÌ vậy mà các lợi ích củ tỏi sống mang lại là rất thực tế.

Củ tỏi có tác dụng gì – Giúp tăng tuổi thọ con người

Tác dụng tiềm ẩn từ tỏi đối với tuổi thọ dù chưa được chứng minh, nhưng với các công dụng hữu ích như với bệnh huyết áp, tỏi có thể giúp sống lâu hơn. Thực tế, tỏi có khả năng chống lại những bệnh mạn tính, bởi vì đây là các nguyên nhân phổ biến làm tử vong. Đặc biệt là ở người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch hoạt động kém.

Giúp giải độc những kim loại nặng trong cơ thể

Ở liều lượng cao, những hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đã được chỉ ra là có khả năng bảo vệ chống lại những tổn thương cơ quan vì nhiễm độc kim loại nặng.

Theo nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở những nhân viên trong một nhà máy sản xuất ắc quy ô tô (người tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy rằng tỏi giảm lượng chì trong máu đến 19%. Nó còn làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của nhiễm độc, gồm đau đầu và huyết áp.

Củ tỏi có tác dụng gì – Làm đẹp da hiệu quả

Những loại vitamin B, B1 và E trong tỏi có công dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngừa lão hóa da, làm trắng da, ngăn ngừa rụng tóc, trị mụn… Có thể kết hợp tỏi với những thành phần khác như giấm, muối, mật ong… để làm đẹp mỗi ngày.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Tỏi đã được chứng minh giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có khả năng ngăn hoặc giảm tác động của một vài biến chứng của tiểu đường, cũng như chống lại nhiễm trùng, giảm cholesterol LDL và lưu thông máu tốt hơn

Theo nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng, đối với bệnh tiểu đường type 2, dùng tỏi sẽ cải thiện đáng kể cholesterol trong máu. Cụ thể, nó làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Củ tỏi có tác dụng gì – Nâng cao hiệu suất thể thao

Tỏi từ lâu đã được dùng để giảm mệt mỏi và cải thiện công suất làm việc. Những nghiên cứu ở loài gặm nhấm đã chứng minh rằng tỏi giúp tăng cường hiệu suất tập thể dục, nhưng ít nghiên cứu ở người. Trong nghiên cứu nhỏ, những người bệnh tim, uống dầu tỏi trong 6 tuần đã giảm 12% nhịp tim và có khả năng tập thể dục tốt hơn.

Giúp mẹ bầu có thai kỳ an toàn

Như đã nói bên trên, tỏi có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đây là yếu tố quan trọng, tốt cho sức khỏe bà bầu. Vì phụ nữ có thai thường có sức đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, để góp phần có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bà bầu hãy thường xuyên thêm tỏi vào những bữa ăn hàng ngày của mình

cong-dung-cua-toi

Trên đây là những tác dụng của tỏi. Hãy tham khảo để bảo vệ sức khỏe an toàn nhé

Xem thêm công dụng của củ gừng TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *