Nấm hương là loại nấm rất phổ biến và quen thuộc với rất nhiều người. Ngoài việc chế biến thành nhiều món ăn ngon, nấm còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Vậy tác dụng của nấm hương là gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những lợi ích của nấm hương đối với sức khỏe con người nhé
Nấm hương là nấm gì?
Nấm hương (nấm đông cô) là loại nấm ăn được có xuất xứ tại Đông Á. Ngoài ra, chúng cũng mọc nhiều tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở Mỹ, người nông dân thường trồng nấm này trong các trang trại.
Nấm đông cô có dạng như cái ô nhỏ, đường kính khoảng 5 – 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển sang nâu sậm. Nấm mọc ký sinh trên các cây có lá to và thay lá theo mùa như dẻ, sồi, phong. Trung bình cây nấm có thể ký sinh trên mỗi khúc gỗ khoảng từ 3-7 năm.
Nấm đông cô là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam. Nấm thường được dùng để thêm hương vị cho các món ăn như: súp gà nấm, làm nhân nem, xào với rau củ hoặc thịt,… Có thể bạn không ngờ đến những món ăn ngon này có rất nhiều công dụng cho sức khoẻ và nhan sắc.
Giá trị dinh dưỡng từ nấm hương
Nấm hương là loại thực phẩm vừa chứa ít calo, giàu chất xơ, vitamin B và một số khoáng chất, vừa là một thảo dược chữa bệnh. Sau đây là thành phần dinh dưỡng có trong nấm hương khô:
- Calo
- Chất xơ
- Protein
- Carbonhydrat
- Riboflavin: chiếm 11% RDI
- Vitamin B5: chiếm 33% RDI
- Vitamin B6: chiếm 7% RDI
- Selen: chiếm 10% RDI
- Đồng: chiếm 39% RDI
- Mangan: chiếm 9% RDI
- Niacin: chiếm 11% RDI
- Kẽm: chiếm 8% RDI
- Vitamin D: chiếm 6% RDI
Trong đó, RDI (Dietary Recommended Intake) là liều lượng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, nấm đông cô cũng chứa những chất như: terpenoid, sterol, polysaccharide, lipid và một số những amino axit.
Nấm hương có tác dụng gì? Tổng hợp những công dụng của nấm hương
Tốt cho hệ tim mạch
Nấm hương có chứa chất dinh dưỡng thực vật giúp giữ tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo mảng bám, ổn định huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Nấm có tác dụng tốt cho tim mạch nhờ những hợp chất giúp giảm hàm lượng cholesterol
Tác dụng của nấm hương – Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nấm hương có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u khi thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, tác dụng này trên người cần được nghiên cứu thêm. Sở dĩ có công dụng này là nhờ khả năng tăng cường miễn dịch của chúng. Ngoài ra, lentinan trong nấm đông cô có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của ung thư mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Kháng khuẩn hiệu quả
Một nghiên cứu tại Học viện Nha khoa UCL Eastman ở Anh đã kiểm chứng công dụng kháng khuẩn từ nấm hương trên bệnh viêm nướu. Hiệu quả được so sánh với thành phần hoạt tính trong nước súc miệng về viêm nướu, chứa chlorhexidine. Kết quả phát hiện chất chiết xuất nấm hương làm giảm lượng của vài sinh vật gây bệnh mà không ảnh hưởng tới những sinh vật có lợi cho sức khoẻ.
Tác dụng của nấm hương – Giúp chống oxy hóa
Nấm hương chứa L-ergothioneine – chất chống oxy hóa mạnh. Một nghiên cứu phất hiện rằng những loại nấm có chứa L-ergothioneine nhiều hơn trong gan gà và phôi lúa mì. Trong đó, nấm hương có chứa chất này nhiều nhất so với những loại nấm khác.
Giúp xương khớp khỏe mạnh
Dưới tác dụng từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 , đây là vitamin góp phần hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Hơn nữa, chúng còn có thể phòng ngừa bệnh còi xương.
Tác dụng của nấm hương – Bổ sung năng lượng dồi dào
Nấm đông cô là nguồn cấp vitamin D rất hiệu quả, hỗ trợ chức năng chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong thực phẩm thành năng lượng để sử dụng. Ngoài ra, nấm này giúp cân bằng hoocmon tự nhiên và loại trừ chứng rối trí não để duy trì sự tập trung, nâng cao hiệu quả nhận thức và tốt cho não bộ.
Tăng sức khỏe cho da
Khi selen kết hợp với vitamin A và E, có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và vết sẹo do mụn trứng cá. 100gr nấm đông cô có 5,7 miligam selen, nghĩa là 8% giá trị hàng ngày.
Tác dụng của nấm hương – Tốt cho gan
Nấm hương cũng làm cho những chất carbon tetrachloride, prednisone trong tế bào gan giảm thiểu tối đa, hỗ trợ bảo vệ gan hiệu quả. Nó còn khiến cho lượng glucogen trong gan tăng cao, giúp hạ men gan, cải thiện chức năng gan rõ rệt. Đặc biệt, nấm có công dụng giải độc gan, làm hạ cholesterol trong máu nhờ vào chất fruitamin.
Bổ sung máu và dinh dưỡng cho cơ thể
Nấm hương có hàm lượng sắt cao, giúp cho cơ thể tái tạo lại hồng cầu, nhờ vậy quá trình lưu thông máu cũng thể diễn ra thuận lợi. Vitamin B trong nấm cũng giúp cơ thể tăng thêm năng lượng, sản sinh ra những tế bào máu mới của cơ thể, ngăn tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Tác dụng của nấm hương – Tăng cường hệ thống miễn dịch
Hơn nữa, nấm có tác dụng chống oxy hóa, đào thải những chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả, giúp hệ miễn dịch cơ thể được tăng cao nhờ vào hàm lượng vitamin C. Đây cũng là nguồn bổ sung vitamin D và canxi nhiều cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ xương được cải thiện rõ rệt.
Xem thêm những lưu ý khi sử dụng nấm tại https://trangvangnongnghiep.net/nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-nam-an-toan-va-tot-cho-suc-khoe.html
Cách chọn mua nấm hương tươi tốt nhất
Dù mua nấm hương tươi nhiều nhưng ít người biết làm cách nào để chọn được các cây tươi ngon, không chứa thuốc bảo quản. Chuyên gia đã khuyên, khi mua nấm hương tươi, nếu thấy 4 loại này cần tránh xa, nấm không tươi ngon lại kém chất lượng.
Có mùi bất thường
Nấm hương tươi có mùi thơm đặc trưng từ nấm, nhẹ nhàng. Khi đưa lên ngửi, mùi nấm mang lại cảm giác tươi mới, có ít mùi của đất.
Tuy nhiên, nếu mùi cây nấm quá nồng, mùi chua hoặc khó chịu chứng tỏ nó được để quá lâu. Hoặc vì muốn bảo quản lâu nên người ta cho chất bảo quản vào nấm gây ra mùi nồng. Các cây nấm như vậy không tươi nữa, giảm chất lượng hoặc bị biến chất, vì thế nếu gặp chúng thì không nên mua.
Mũ nấm quá mỏng và không mịn
Nấm vốn mọc tự nhiên, phần mũ tương đối tròn và dày. Nhưng nếu các cây nấm phát triển quá nhanh sẽ dẫn tới mũ nấm mỏng, tuy nhìn có vẻ ngon nhưng hương vị kém. Vì vậy, nếu gặp cây nấm kém chất lượng như vậy thì đừng mua nhé.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển, mũ nấm hương thường bị nứt. Việc này có thể do bị thiếu nước hoặc thiếu dinh dưỡng. Loại nấm này thường không có nhiều giá trị dinh dưỡng bằng các cây nấm có mũ lành lặn. Do vậy, khi mua không nên lựa chọn nấm này.
Bên cạnh đó, khi chọn, nên lật nấm để xem các nếp gấp dưới mũ. Nếu các nếp gấp đã mở ra và có thể thấy đường mỏng bên trong, điều đó nghĩa là nấm đã cũ và tất cả những bào tử bên trong đã rơi xuống. Các cây nấm này đã hết chất dinh dưỡng, không còn giá trị sử dụng.
Nấm có màu đen
Những cây nấm hương tươi thường màu nâu vàng. Còn nếu thấy chúng màu quá trắng hoặc quá đen chứng tỏ có vấn đề. Các cây nấm màu thâm đen có thể là do đã để quá lâu ngày, bị mất dinh dưỡng và biến chất, ăn không tốt cho sức khỏe. Do vậy, dù được bán giá rẻ thì cũng không nên mua.
Gãy mũ khi khẽ chạm vào
Những cây nấm mà chạm nhẹ một chút sẽ gẫy mũ thường rất nhẹ. Có thể chúng được dùng thuốc bảo quản hoặc đã để rất quá lâu. Nếu thấy các cây như vậy cũng đừng nên mua nhé
Ngoài ra, hãy chú ý chân nấm hương thường dày. Khi chọn, hãy mua loại chân dày và ngắn này. Các cây nấm như thế thường hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình tăng trưởng. Vì thế, chân của nó to, dày hơn bình thường. Chuyên gia cũng bật mí, các cây có chân to thường có dinh dưỡng cao hơn cây chân mảnh.
Cách bảo quản nấm hương tốt nhất
Đối với nấm hương khô: Bảo quản trong túi lưới, ở nơi thoáng mát. Khi dùng cần ngâm qua nước ấm khoảng 20 phút để nấm nở, cắt bỏ chân và rửa sạch lại bằng nước sạch.
Đối với nấm hương tươi: Cắt bỏ phần chân nấm, trụng sơ qua với nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh sau đó bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần khoảng 7 – 10 ngày.
Tham khảo cách phân biệt nấm hương rừng và trồng TẠI ĐÂY