Hoa hồi có tác dụng gì? Loại gia vị có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

hoa-hoi-la-gi

Hoa hồi là loại dược liệu quý, làm gia vị cho nhiều món ăn ngon, tạo được vị thơm ngon đặc trưng. Vậy hoa hồi có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những công dụng của hoa hồi cho sức khỏe trong bài viết này nhé

Hoa hồi là gì?

Hoa hồi tên khoa học là Illicium verum, với nhiều tên gọi khác như: đại hồi, đại hồi hương, mác chác, hồi, hồi sao, bát giác hồi hương, tai vị. Cây hoa hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây hoa hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn và một số tỉnh Đông Bắc như: Bắc Cạn, Cao Bằng. Đây là cây gia vị có công dụng và mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi. Đặc điểm loài cây này có hình dáng không lớn chỉ từ 6-10m, thân thẳng và nhẵn và màu nâu xám.

Hoa hồi là gia vị được dùng nhiều trong ẩm thực Trung Đông đặc biệt trong nước dùng phở, món tiềm, ninh, hầm, cà ri,… vừa tăng giá trị dinh dưỡng, vừa thêm hương thơm cho món ăn. Nếu ẩm thực phương Tây, dùng hoa hồi là gia vị chính trong rượu khai vị thì trong ẩm thực phương Đông, hoa hồi làm món ăn thêm tròn vị và dậy hương.

Hoa hồi gồm 6 – 8 cánh hoặc có khi lên tới 12 – 13 cánh, xếp thành hình ngôi sao hoặc hình bông hoa. Quả còn non có màu lục và khi già sẽ chuyển sang màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10 – 15mm có mũi nhọn ở đầu. Khi chín, ở đầu mỗi cánh sẽ nứt ra làm đôi, để lộ hạt màu nâu nhạt và nhẵn bóng. Ở cuống, lá, hoa và quả đều có tinh dầu. Cây thường có hoa vào tháng 3 – 5 và có quả và tháng 6 – 9 hàng năm

cay-hoa-hoi

Hoa hồi có tác dụng gì? Những lợi ích của hoa hồi cho sức khỏe

Giúp kích thích tiêu hóa, trị đau dạ dày

Hoa hồi là vị thuốc giảm đau dạ dày hiệu quả nhờ những enzyme giúp kích thích tiêu hóa, giảm các hoạt động co bóp, giúp dạ dày dễ chịu hơn.

Kích thích vị giác

Nếu có cảm giác chán ăn, lười ăn, ăn không ngon, chỉ cần dùng ít bột hoa hồi vào thức ăn cho món ăn thêm hấp dẫn, khiến có cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn.

Giúp lợi sữa cho bà bầu

Đây chắc hẳn là công dụng làm nhiều người bất ngờ nhất, vì ít người nghĩ hoa hồi có khả năng lợi sữa. Nhưng từ lâu, các bà mẹ thời xưa đã lấy hoa hồi nấu nước uống để gia tăng tuyến sữa cho bà bầu. Giúp mẹ có sữa dồi dào hơn.

Trị đau nhức xương, thấp khớp

Khi tuổi càng cao, khớp xương bắt đầu thoái hóa khiến đau nhức, khó chịu ở người cao tuổi. Chính vì vậy, hoa hồi là trợ thủ đắc lực để điều trị đau nhức xương rất hiệu quả.

Trị ngộ độc thức ăn và trị rắn cắn

Từ lâu, con người đã sử dụng thảo mộc này để chữa ngộ độc cá hoặc thịt, chữa rắn cắn rất hữu hiệu. Chỉ cần lấy lá cây hồi giã nhuyễn rồi vắt nước cốt uống, lấy phần bã đắp vào vùng bị rắn cắn sẽ có hiệu quả.

Trị cảm cúm, giảm đờm

Hoa hồi có một hợp chất là axit shikimic, thường được thấy trong những loại thuốc trị cúm như Tamiflu. Sẽ kích thích phổi tiết dịch, làm dịu hô hấp và tiêu đờm.

Lưu thông khí huyết tốt hơn

Hoa hồi giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch, an thần, ngủ ngon và giữ ấm cơ thể hiệu quả.
Kháng khuẩn và chống viêm

Vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, từ nhiễm trùng tiết niệu và nhiều bệnh khác. Hoa hồi đã được phát hiện có đặc tính kháng khuẩn mạnh và có lợi trong bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa các chủng vi khuẩn có hại này. Ngoài tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, vỏ hoa hồi có khả năng kháng nấm mạnh.

Xua đuổi côn trùng

Những báo cáo khoa học cho biết, hoa hồi có thể xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu hoa hồi lên người hoặc vào máy xông không khí, đảm bảo sẽ không có côn trùng nào trong nhà của bạn nữa.

Ngăn ngừa hôi miệng

Hoa hồi có khả năng chống lại các vi khuẩn làm hôi miệng, giúp có hơi thở thơm tho, đồng thời răng sẽ trắng sáng hơn mỗi ngày.

Ngăn ngừa lão hóa, nếp nhăn và tàn nhang

Hoa hồi giúp làm sạch lỗ chân lông, làm sạch bụi bẩn và bã nhờn. Giúp chị em có làn da trắng hồng, mềm mại và căng bóng hơn.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Dược liệu này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa tích tụ của những gốc tự do có hại và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ổn định lượng đường trong máu

Hợp chất anethole có trong hoa hồi có công dụng trong duy trì lượng đường, qua đó phòng ngừa bệnh tiểu đường.

hoa-hoi-co-tac-dung-gi

Tìm hiểu về hạt dổi Tây Bắc TẠI ĐÂY

Chế biến hoa hồi thế nào? Cách sử dụng hoa hồi

Ở bất cứ đâu, gia vị này cũng đóng góp lớn trong việc nâng tầm ẩm thực. Nghiên cứu từ Trung tâm Anderson (thuộc Đại học Texas MD, Mỹ) cho thấy rằng, hoa hồi không những mang lại hương thơm và vị ngọt ngào đặc trưng cho món ăn, chất anethole còn có công dụng giảm viêm, sưng tấy rất tốt.

Rất nhiều đầu bếp đã dùng hoa hồi để nấu ăn bởi mùi thơm đặc trưng cũng như những tác dụng tuyệt vời từ gia vị này. Đặc biệt, với những món chế biến từ đuôi bò, chân vịt, dạ dày… hoa hồi sẽ làm món ăn thêm ấm nồng, cánh hoa sẽ trang trí để món ăn thêm phần đẹp mắt.

Ngoài ra, ở một số vùng quê nước ta có món chè kho được nấu từ đậu xanh và đường, cần một ít hoa hồi để hương vị thêm đậm đà. Bột hoa hồi làm gia vị hầm, nướng rất hấp dẫn, nhất là món nướng, vì có mùi thơm đặc trưng, tăng kích thích cho món ăn. Loại bột gia vị này cũng sử dụng trong tẩm ướp thực phẩm để khử mùi tanh.

Để chế biến món thịt bò nướng hoa hồi, hãy thái lát mỏng thịt bò vừa ăn. Rang thơm và giã nhỏ hoa hồi. Ướp thịt cùng hoa hồi, nước tương, mật ong, hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn và nước cốt dừa, khoảng 30 phút để thịt ngấm đều gia vị. Xiên bò vào que rồi nướng vàng các mặt. Rưới mỡ hành lên và ăn nóng cùng rau sống.

Với món cánh gà om thì không thể quên hoa hồi. Cánh gà sau khi rửa sạch, lấy khăn thấm khô, sau đó lấy dao sắc khứa cho cánh gà vừa đẹp vừa nhanh ngấm gia vị. Lấy chổi phết một lớp dầu ăn mỏng lên chảo, rồi cho cánh gà vào, rán sơ đều hai mặt.

Để riêng ra đĩa. Dải một lớp cọng hành lá lên chảo vừa rán cánh gà, xếp cánh gà lên. Lần lượt cho hoa hồi, gừng miếng, quế đập dập, ớt bột, đường, nước tương, tiêu… và rim bằng lửa nhỏ tới khi nước sền sệt.

Dùng hoa hồi nấu phở bò sẽ cho món ăn vị cay nhẹ cùng mùi thơm nồng tinh tế. Hoa hồi vị ngọt dịu như cam thảo, tạo nên vị nước dùng phở thơm ngon khó cưỡng. Các cánh hồi tuy nhỏ nhưng góp phần tạo ra hương vị nồng nàn quyến rũ cho nước dùng phở.

Nếu thiếu hoa hồi, nước phở sẽ bị nhạt nhẽo, không hấp dẫn. Khi nấu, hãy ninh xương bò, đổ nước lần đầu. Sau đó, cho xương vào ninh nhừ trên 200 độ C khoảng 15 phút. Nướng hoa hồi, quế chi, thảo quả, hành khô… cho vào nồi. Thêm sá sùng vào, ninh khoảng 30 phút, nêm gia vị vừa ăn là đã có nồi nước dùng phở ngon và thơm phức rồi.

Tuy mang đến mùi vị quyến rũ cho món ăn, nhưng cần dùng hoa hồi ở mức vừa phải, để không lấn át nguyên liệu chính của món ăn, khiến đồ ăn sai mùi vị và có thể gây ngộ độc nhẹ. Không sử dụng hoa hồi ẩm mốc vì ngoài bị mất mùi thơm còn gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Nên mua hoa hồi còn nguyên, và già sẽ thơm hơn. Hoa hồi già thường màu nâu sẫm, trong cánh có hạt nâu bóng. Có thể phơi khô hoa hồi để bảo quản lâu hơn. Sử dụng lọ hoặc túi kín để bảo quản hoa hồi, thỉnh thoảng mang phơi nắng để tránh ẩm mốc và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

tac-dung-hoa-hoi

Trên đây là những thông tin về hoa hồi. Hãy tìm hiểu và sử dụng hoa hồi cho món ăn thật ngon nhé

Tham khảo những loại gia vị cho món Tây TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *