Thực phẩm hữu cơ là gì? Những thông tin hay về thực phẩm hữu cơ

thu-pham-huu-co

Thực phẩm hữu cơ đang ngày càng được tìm kiếm và nhắc đến nhiều hiện nay. Đây là thực phẩm được lựa chọn và sử dụng rất nhiều vì tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Vậy thực phẩm hữu cơ có tốt không? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu thế nào là thực phẩm hữu cơ trong bài viết này nhé

1. Thực phẩm hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ (Organic) là khái niệm chỉ những thực phẩm được nuôi hoặc trồng bằng phương pháp và tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp hữu cơ, trong đó không dùng: Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phân hóa học,…), hormone kích thích sự tăng trưởng và kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.

Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch hoặc thực phẩm nuôi, trồng tại nhà. Nhưng những khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Thực phẩm sạch là các loại thực phẩm được trồng bằng quy trình sản xuất cho phép dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học với lượng an toàn. Còn những sản phẩm muốn công nhận là thực phẩm hữu cơ phải trải qua quá trình kiểm soát nghiêm ngặt mới được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ hiện là xu hướng sử dụng thực phẩm trên thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ ngày càng quen thuộc và được phổ biến rộng rãi. Ngoài là nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe người dùng, mà nuôi trồng thực phẩm hữu cơ cũng giúp bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

thuc-pham-huu-co-la-gi

Phân loại thực phẩm hữu cơ

  • Nhãn “100% Organic”: việc này nghĩa là tất cả những thành phần đều được sản xuất hữu cơ.
  • Nhãn “Organic”: Ít nhất 95% hoặc nhiều hơn những thành phần là hữu cơ.
  • Nhãn “’Made With Organic Ingredients”: Được làm từ những thành phần hữu cơ, có ít nhất 70% thành phần là hữu cơ.
  • Nhãn “Less Than 70% Organic Ingredients”: có ít hơn 70% thành phần hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ có thuốc trừ sâu không?

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết điều này, nhưng các loại thực phẩm hữu cơ không phải là thực phẩm hoàn toàn không chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Người nông dân không được phép dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích hoặc phân bón hóa học.

Nhưng họ vẫn có thể dùng hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc thiên nhiên và các sản phẩm này vẫn có thể không tốt cho sức khỏe. Cách hạn chế là nên ăn đa dạng thực phẩm, bạn sẽ không tiêu thụ lượng lớn một loại thuốc trừ sâu nào đó (loại mà thường được dùng cho riêng loại rau, quả nào đó).

Các tiêu chuẩn của thực phẩm hữu cơ

Để được chứng nhận là hữu cơ, những sản phẩm phải được trồng và sản xuất theo các tiêu chuẩn tại quốc gia mà thực phẩm hữu cơ đó tiêu thụ.

Chứng nhận hữu cơ là chứng nhận được cấp cho sản phẩm để khẳng định sản phẩm đó chính là hữu cơ. Tùy vào thành phần đạt bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo quy định thì sẽ có chứng nhận tương ứng. Đây là chứng nhận nhằm chứng nhận độ an toàn, sạch của các thực phẩm.

Từng chứng nhận hữu cơ đều có các yêu cầu riêng rất nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, phân bón, đất,… đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Sản phẩm có 95% thành phần hữu cơ mới được cấp logo. Hơn nữa, trong quá trình chế biến phải đảm bảo không được chứa chất bảo quản tổng hợp và các thành phần hóa học.

Vì sao nên sử dụng thực phẩm hữu cơ?

Thực phẩm hữu cơ được coi là nguồn thực phẩm sạch và an toàn dành cho bữa ăn gia đình mỗi ngày. Nếu nghĩ rằng thực phẩm hữu cơ chỉ là rau xanh thì hoàn toàn sai lầm. Ngoài rau, loại thực phẩm này còn có cả thịt, trứng, sữa, cá,… các loại đồ chế biến sẵn như: bánh quy, ngũ cốc,… và đặc biệt là các sản phẩm này không có chất phụ gia nhân tạo như chất bảo quản, chất tạo màu hóa học.

Không chỉ đơn thuần là phương pháp nuôi trồng thực phẩm không có hóa chất, thực phẩm hữu cơ còn là mô hình nông trại nhằm cân bằng hệ sinh thái và bảo tồn sự đa dạng sinh học. Những sản phẩm muốn công nhận là thực phẩm hữu cơ phải trải qua nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt.

cac-loai-thuc-pham-huu-co

2. Những lợi ích của thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ thường có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, gái thành của nó cũng cao hơn. Theo USDA (bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) thống kê chi phí của hoa quả hữu cơrau hữu cơ thường sẽ cao hơn 20% so với các sản phẩm thông thường. Có lúc, sự chênh lệch có thể cao hơn nhiều, đặc biệt là với một vài mặt hàng như sữa hữu cơtrứng hữu cơ.

Những người ưa chuộng thì cho rằng thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, có thể bổ dưỡng hơn và ngon hơn các thực phẩm không hữu cơ. Họ cũng cho rằng quá trình sản xuất hữu cơ đem đến lợi ích lâu dài cho môi trường và an toàn hơn đối với các loài sinh vật.

Ngày càng nhiều người dùng đã bị thuyết phục từ điều đó. Mặc dù thực phẩm hữu cơ có giá cao hơn, có thể cao hơn rất nhiều. Nhưng doanh số trong ngành vẫn tăng đều qua từng năm.

Theo Tiến sĩ thực phẩm Alyson E. Mitchell, và đồng nghiệp của ông ở Đại học California, Davis đã nghiên cứu những hợp chất là flavonoid. Minh chứng gần đây cho thấy các vi chất dinh dưỡng này có vai trò quan trọng trong phòng ngừa ung thư và bệnh tim.

Flavonoid cũng là chất có công dụng bảo vệ thực vật. Chúng giúp bảo vệ chống lại bức xạ UV, chống lại nấm và các vi khuẩn. Hơn nữa, flavonoid không phải vị ưa thích của sâu bệnh. Thông thường nếu cây bị bọ xít tấn công thì bắt đầu sinh ra nhiều flavonoid. Mitchell cho rằng thực vật được phun hóa chất tiêu diệt côn trùng và nấm sẽ không sinh ra nhiều flavonoid như thực vật trồng hữu cơ.

Vì thế, nhóm nghiên cứu đã so sánh mức độ flavonoid trong hoa quả và rau củ được trồng ở cùng một nơi nhưng bằng những phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy, Flavonoid được thấy nhiều hơn ở những loại thực vật được trồng theo tiêu chẩn hữu cơ.

loi-ich-thuc-pham-huu-co

Tham khảo thực phẩm cho người mất ngủ TẠI ĐÂY

3. Các loại thực phẩm hữu cơ hiện nay

Không chỉ nông nghiệp và chăn nuôi cũng có thể làm theo phương pháp hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ rất đa dạng từ rau củ quả, thịt, trứng, sữa, cá,… cho đến nhiều sản phẩm thực phẩm được chế biến sẵn như: bánh quy, soda, ngũ cốc,…

  • Thực phẩm hữu cơ nguồn gốc thực vật: Không dùng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu. Người trồng bảo vệ môi trường bằng sử dụng phân bón tự nhiên như: mùn cưa, phân gà, phân hữu cơ,… và những phương pháp sinh học để kiểm soát mầm bệnh như: luân canh cây trồng, trồng xen các cây có tác dụng đuổi, diệt côn trùng, ngăn chặn côn trùng,…
  • Thực phẩm hữu cơ từ động vật: Động vật sử dụng lấy sữa, thịt, trứng, được coi là hữu cơ khi được nuôi thả ngoài trời, ăn thức ăn hữu cơ không chứa kháng sinh hay chất kích thích tăng trưởng.

tieu-chuan-huu-co

4. Cách chọn thực phẩm an toàn và đảm bảo

Dù lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào, từ truyền thống cho đến hữu cơ thì cũng cần chú ý:

  • Lựa chọn thực phẩm nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: nên chọn những các hàng uy tín, có thương hiệu để mua thực phẩm hữu cơ, Không mua các mặt hàng trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo.
  • Kiểm tra kỹ nhãn mác: khi sản phẩm có nhãn mác rõ ràng sẽ giúp có thêm nhiều thông tin, để chọn đúng thực phẩm an toàn hơn.
  • Ưu tiên mua thực phẩm tươi: để có bữa ăn ngon và đảm bảo sức khỏe thì nên chọn lựa sản phẩm tươi thay vì đồ đóng hộp, đóng gói. Mua trái cây và rau củ đúng mùa để thực phẩm tươi nhất, không nên mua các loại rau củ quả trái mùa.
  • Cần sơ chế thực phẩm trước khi chế biến: Đây là việc giúp loại bỏ tạp chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên đây là những thông tin bổ ích về thực phẩm hữu cơ. Hãy tham khảo và lựa chọn hợp lý để có những bữa cơm thật ngon và dinh dưỡng cho cả gia đình nhé

Xem thêm thực phẩm giúp tăng cường thị lực TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *