Tổng hợp 7 các loại quýt ngon có ở Việt Nam mà bạn cần biết

Quýt là loại trái cây rất quen thuộc và được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại quả này dễ ăn và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu các loại quýt đặc sản Việt Nam trong bài viết này nhé

Thông tin về quả quýt

Cây quýt có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, đây là cây nhiệt đới thuộc chi Cam (Citrus). Loại cây này có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó được trồng phổ biến khắp nơi để lấy quả.

Tại Việt Nam nhiều loại quýt được nhập khẩu và lai ghép tạo thành những giống quýt đặc sản của từng vùng. Quả quýt khi chín màu xanh hoặc cam nhẵn bóng, thịt mọng nước và vị ngọt mát. Quýt được ăn như một loại hoa quả tráng miệng hoặc chế biến thành thành những loại nước ép, trà thanh nhiệt, mứt,…

Tác dụng của quả quýt với sức khỏe

Những lưu ý khi ăn quýt

Tránh ăn quýt khi đói

Tương tự cam, chanh, trong quýt chứa hàm lượng axit có thể làm tổn thương, viêm loét dạ dày và đường ruột nếu ăn khi đói. Vì thế, không nên ăn quýt trước bữa sáng hoặc khi đang đói bụng

Bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa cần hạn chế ăn quýt

Quả quýt chứa acid citric với hàm lượng khá cao. Khi vào cơ thể, chúng thường tồn tại ở dạng muối natri citrat. Chất này tạo phức với ion Ca++ và ngăn cản quá trình tạo prothrombinase và thrombin. Qua đó, cản trở quá trình đông máu, làm làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ hồi phục của những bệnh nhân vừa phẫu thuật đường ruột.

Người bị ho không nên ăn quýt

Vỏ quýt có thể trị ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong phần thịt quýt chứa celluite làm cơ thể sinh nhiệt và sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Không nên ăn chung quýt cùng củ cải

Củ cải sau khi vào cơ thể sẽ tạo ra sulfate, sau đó sulfate nhanh chóng chuyển hóa thành Thiocyanate (hoạt chất gây ức chế tổng hợp hóc môn tuyến giáp).

Nếu ăn quýt ngay lúc này, hoạt chất Flavonoid có trong quýt sẽ phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic. Các chất chất này (hydroxy axit và axit ferulic) sẽ tăng cường ức chế Thiocyanate đối với tuyết giáp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tuyến giáp.

Các loại quýt mà bạn cần biết

Quýt hồng (quýt tiều)

Quýt hồng còn có tên khác là quýt tiều, được trồng phổ biến ở những tỉnh miền Tây nước ta. Sở dĩ quả này có tên là quýt tiều vì nó là họ nhà quýt và có vỏ ngoài bóng đẹp, màu hồng cam rất bắt mắt. Đặc biệt, khi chín quả quýt sẽ cho màu sắc rực rỡ xen chút sắc xanh, đẹp mắt và hương thơm tỏa ngào ngạt khắp vườn.

Quýt hồng có hình giống quả cầu, hai đầu hơi lõm vào, vỏ mỏng và phần ruột có màu đỏ, ít hạt. Hơn nữa, trái quýt này rất mọng nước và ngọt lịm, là lựa chọn phù hợp cho tín đồ hảo ngọt.

Trái quýt tiều được thu hoạch một vụ duy nhất trong năm là lúc cận Tết Nguyên Đán, khoảng tháng 11 – 12 âm lịch. Quả quýt hồng nổi tiếng nhất là quýt hồng Lai Vung, người nơi đây gọi là quýt Tiều Son.

cac-loai-quyt-quyt-hong

Các loại quýt – Quýt đường (quýt da xanh)

Quýt đường là một trong các loại đặc sản trứ danh của đất Trà Vinh. Cây quýt đường được trồng nhiều nhất ở làng Long Trị và một vài nơi khác. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của quả quýt đường là phần vỏ mỏng, trơn láng.

Khi quả còn nhỏ sẽ có màu xanh đậm và dần ngả sang vàng khi chín. Quả quýt đường rất mọng nước, vị ngọt thanh cùng với mùi thơm đặc trưng không lẫn đi đâu được. Sau khi ăn, sẽ có cảm giác hơi chua đọng lại ở cổ họng. Khi bóc vỏ trái quýt đường, sẽ cảm nhận rõ mùi thơm lan tỏa từ tinh dầu của vỏ quýt cực kỳ kích thích.

Cây quýt đường được trồng theo phương pháp gieo hạt nên phải 4 – 5 năm mới bắt đầu cho ra trái đầu tiên. Tuy vậy, cây quýt đường thường có tuổi thọ dài đến 30 – 50 năm. Cây quýt này ra quả quanh năm và thường thu hoạch trong khoảng từ giữa tháng 5 đến tháng 7 âm lịch. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nhà nghiên cứu đã cho quýt được ra quả vào dịp Tết Nguyên Đán.

quyt-duong

Quýt Thái Lan

Quýt Thái là loại quả có nguồn gốc từ Thái Lan và hiện đã được nhân giống nhiều ở Việt Nam. Mỗi năm, quýt thái có thể trồng nhiều vụ và đang trồng nhiều nhất ở những tỉnh miền Tây Việt Nam.

Quả quýt thái có 2 loại thông dụng nhất là quýt thái có hạt và quýt thái không hạt. Quýt thái có hình giống trái cầu, hai đầu hơi dẹt. Khi ăn sẽ thấy vị ngọt thanh chứ không ngọt lịm giống quýt hồng và không có vị chua.

Vỏ quýt thái mỏng, chưa chín trái màu xanh đậm và sẽ chuyển sang cam đỏ bắt mắt khi đã chín. Đặc biệt, điểm dễ nhận biết của quả quýt là vết sần sùi ở mặt vỏ, hương thơm nhẹ và múi dễ tách. Quýt thái dùng ăn tươi là ngon nhất, không cần vắt nước hoặc chế biến thành món nào khác.

cac-loai-quyt-quyt-thai

Các loại quýt – Quýt ngọt miền Nam

Quýt ngọt miền Nam được trồng phổ biến tại những tỉnh miền Nam. Loại quýt này có đặc điểm tương đối giống quýt đường. Quả quýt hình tròn, vỏ mỏng, khi còn non quả màu xanh đậm và khi chín có màu vàng bắt mắt. Vỏ trái quýt ngọt miền Nam dễ bóc, thịt màu cam, vị ngọt đậm đà. Mỗi quả quýt nặng trung bình khoảng 150 – 200g

Cây quýt ngọt miền Nam được nhân giống bằng phương pháp ghép cành ghép ngọn từ cây bưởi hạt và cây quýt giống. Cây quýt này có khả năng phát triển tốt, mang lại năng suất cao và nhanh cho thu hoạch.

quyt-ngot-mien-nam

Quýt Bắc Kạn

Quýt Bắc Kạn là giống cây bản địa, có trong mình nguồn gen quý hiếm, được trồng ở những nơi có độ dốc lớn, khả năng ngừa sâu bệnh tốt. Từ lâu, quả quýt Bắc Kạn đã được nhiều người yêu thích vì hương vị ngọt mát, chua dịu và hương thơm thoang thoảng, khác biệt so với bất cứ loại quýt nào khác.

Đặc trưng dễ nhận biết nhất của trái quýt Bắc Kạn là quả hình tròn dẹt, vỏ nhẵn, khá dày và màu vàng tươi bắt mắt. Múi quýt có màu vàng của sợi rơm, ngọt thanh lẫn chút chua nhẹ. Đặc biệt, mùi thơm đặc trưng từ trái quýt này không bị trộn lẫn ở bất kỳ đâu. Quả quýt này thường bắt đầu thu hoạch trong thời gian từ tháng 10 âm lịch cho đến Tết Nguyên Đán.

cac-loai-quyt-quyt-bac-can

Các loại quýt – Quýt chum Hà Giang

Quýt chum Hà Giang có vỏ sần sùi, dễ bóc, vị ngọt mát, mọng nước. Khi quả non có màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng cam bắt mắt. Quả quýt chum có khối lượng khoảng từ 120g – 150g.

Trái quýt này có nguồn gốc từ Bắc Quang – Hà Giang, thường có 3 – 5 hạt trong 1 quả. Quả cho thu hoạch vào khoảng tháng 1 – 2, trái sau khi thu hoạch sẽ được phân phối đến các chợ, bán từ gần tới xa, từ ngoài Bắc trở vào Miền Nam.

quyt-chum-ha-giang

Quýt giấy

Quýt giấy vỏ xốp mỏng như giấy, dễ bóc ăn. Lúc bóc vỏ quýt giấy ra, có mùi thơm ngọt mát xộc thẳng vào mũi, rất kích thích vị giác.

cac-loai-quyt-quyt-giay

Tham khảo các loại táo nhập khẩu đang được ưa chuộng tại https://trangvangnongnghiep.net/top-10-cac-loai-tao-nhap-khau-ngon-gion-dang-duoc-ua-chuong.html 

Cách chọn quýt ngon nhất

Dựa trên kích thước quả

Quýt thường có 3 loại với kích thước phổ biến là: loại nhỏ dưới 5,1cm, loại trung 5,1cm – 6,6cm và loại to trên 7,1cm. Tuy vậy, không phải quả nhỏ là chưa chín, trái nào cũng chín, nhưng hương vị sẽ khác nhau với từng kích cỡ. Quả nhỏ thường chua, quả vừa chua ngọt trung bình, quả to ăn sẽ ngọt hơn. Do vậy, tùy vào khẩu vị yêu thích mà có thể lựa chọn theo kích thước quả.

Dựa vào màu sắc của quả

Đối với quýt khi mua, nên chọn quả có vỏ đồng màu thì mới ngon. Đặc biệt, nên tránh các quả có màu xanh vàng lẫn lộn vì nó có thể chưa chín và chua.

Dựa vào hình dạng trái cây

Khi mua quýt, nên chọn quả có hình bầu dục hơi dẹt là quả ngon hơn, đừng lầm tưởng quả tròn là quả ngon.

Nhìn vào cuống quả

Quả còn tươi hay không được thấy rõ ở cuống. Nếu cuống nhìn tươi như mới hái và da xung quanh cuống săn chắc thì đấy là quả tươi.

Kiểm tra độ đàn hồi

Cầm quýt lên ấn nhẹ thử, nếu quả chắc, cầm chắc tay và độ đàn hồi tốt là trái tươi ngon. Ngược lại, nếu lấy tay sờ vào quả quýt hơi mềm thì không nên chọn vì có thể bị hỏng, ăn không ngon hoặc nhanh hỏng.

Trên đây là những thông tin về các loại quýt. Hãy tham khảo và lựa chọn theo sở thích của mình nhé

Tìm hiểu những loại cam ngon nhất Việt Nam TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *