Bỏ túi 5+ Loại trà thảo dược “thần dược” bổ sung giấc ngủ hot nhất 2024

Trà thảo dược

Ngày nay, mất ngủ và khó ngủ đang là hai tình trạng chung mà rất nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là ở những người có tuổi và người thường xuyên phải chịu căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Một giấc ngủ ngon, sâu giấc để bồi bổ tinh thần sau một ngày dài làm việc mệt mỏi chúng ta thấy tưởng chừng đơn giản nhưng với nhiều người điều này lại vô cùng xa xỉ với họ. Vậy nên ngày hôm nay cùng trangvangnongnghiep khám phá 10 loại trà “thần dược” trị mất ngủ cực tốt dưới đây nhé đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon mỗi ngày.

Giấc ngủ ngon có giá trị quan trọng như thế nào?

Giấc ngủ ngon giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với bản thân chúng ta. Bên cạnh đó giấc ngủ ngon cũng được xem là liều thuốc bổ cho một ngày làm việc hiệu quả. Nhiều người còn ví giấc ngủ ngon như là phương pháp để quên đi những sầu muộn trong cuộc sống, tiếp thêm động lực tích cực rất nhiều.

Trà thảo dược

Trên thực tế giấc ngủ ngon còn giúp giảm áp lực, kiểm soát lượng đường huyết lên não, mức độ cholesterol trong máu ở mức ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh về hệ tim mạch khiến bản thân thấy vô cùng dễ chịu và thoải mái sau khi chìm vào giấc ngủ.

Xem thêm: KHÁM PHÁ CÁC LOẠI TRÀ ĐẶC SẢN TÂY BẮC HẤP DẪN 

Giấc ngủ ngon cải thiện sự tập trung và năng suất của bản thân

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, triệu chứng thiếu ngủ giống như bản thân nhiễm độc rượu. Những triệu chứng này tác động đến chức năng của não vô cùng tiêu cực bao gồm nhận thức, mức độ tập trung, năng suất và hiệu suất làm việc. Do vậy, một giấc ngủ ngon và đủ giấc thực sự rất quan trọng cho sự tập trung, hiệu quả làm việc đặc biệt là giúp trí nhớ bản thân tốt lên. Ngoài ra, giấc ngủ ngon với những người chơi thể thao sẽ cải thiện tốc độ, độ chính xác, hiệu suất tốt hơn so với những người thiếu ngủ.

Thiếu ngủ khiến nguy cơ mắc các bệnh về hệ tim mạch, tiểu đường, đột quỵ gia tăng

Chất lượng và thời gian giấc ngủ nếu không đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính cho cơ thể bao gồm bệnh tim mạch và tăng khả năng đột quỵ. Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến lượng đường lưu thông trong máu và làm giảm insulin. Hơn thế nữa, thiếu ngủ còn làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Nghiên cứu mới đây cho thấy, thiếu ngủ trong một khoảng thời gian dài dẫn đến các triệu chứng tiểu đường và khả năng bị cảm lạnh nâng cao gấp 3 lần so với những người được ngủ đủ từ 8 giờ trở lên.

Ngủ kém khiến lượng calo tăng và dễ gây tăng cân

Một nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta có cảm giác thèm ăn và mức ăn nhiều hơn đi kèm với việc tiêu thụ nhiều calo hơn. Nếu chúng ta không nhận biết kịp thời và kiểm soát lại giấc ngủ sẽ khiến người thiếu ngủ tiêu thụ lượng calo vượt mức cần thiết với bản thân nguy cơ béo phì bị gia tăng cao. Giấc ngủ với việc tăng cân được cho là do sự thay đổi hormone trong điều tiết sự thèm ăn và hơn hết do chế độ ngủ đang bị mất cân bằng.

Thiếu ngủ dẫn đến khó kiểm soát cảm xúc, dễ trầm cảm

Người có giấc ngủ kém hoặc rối loạn giấc ngủ có mối liên quan mật thiết đến các vấn đề dây thần kinh có thể gây ra trầm cảm. Theo ước tính hiện tại, khoảng 90% những người bị mắc chứng bệnh trầm cảm thường xuất phát ngủ không đủ giấc. Ngoài ra, người thiếu ngủ còn bị ảnh hưởng đến khả năng nhận biết của bộ não và khả năng xử lý thông tin liên quan đến cảm xúc, thường có xu hướng khó kiểm soát, không kiềm chế được những cơn nóng giận so với những người có giấc ngủ đủ.

Xem ngay: Những điều nên biết về trà thảo dược

Gợi ý một vài loại trà tốt cho giấc ngủ

Mọi người biết không, trên thực tế hiện tại giấc ngủ ngon cũng rất quan trọng như việc giữ chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Thế nhưng, rất nhiều người phải trằn trọc với nhu cầu chính đáng của bản thân mình về giấc ngủ. Đừng vội lo lắng, giờ đây chúng ta đã có những loại trà thảo dược này đảm bảo đánh bay mất ngủ, mang lại một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Trà tâm sen

Tâm sen là loại thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng, bởi bên trong có tính hàn, tác dụng thanh tĩnh tâm trạng, an thần rất tốt. Ngoài ra, còn được cả giới khoa học hiện đại và y học cổ truyền chỉ ra công dụng tuyệt vời trong điều trị mất ngủ, thiếu ngủ. Bên cạnh đó, trà tâm sen khi được hấp thụ vào cơ thể còn giúp điều hòa khí huyết lưu thông, giúp bản thân được thư thái loại bỏ được cảm giác lo âu, bất an.

Thêm vào đó, trong thảo dược tâm sen còn chứa nhiều Nuciferin, Asparagine, alkaloid – là những hoạt chất tác động trực tiếp tới não bộ, làm lành trung ương thần kinh khi bị tổn thương và làm giãn các mao mạch. Vậy nên, nhắc đến trà thảo dược trị mất ngủ tốt nhất trong đầu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến trà tâm sen. Với vị đắng nhẹ từ tâm sen khi chúng ta nhấp môi, sau đó được lắng đọng lại vị ngọt và được hòa với mùi hương thơm đặc trưng chỉ có tâm sen mới đem lại là lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho nhiều người khó ngủ.

Trà thảo dược
Trà tâm sen thanh tịnh

Nguyên liệu chuẩn bị:

Tâm sen 3gr

– Nước đun sôi 200ml

Cách pha chế trà tâm sen:

– Lấy khoảng 3gr tâm sen đã được chúng ta phơi và sấy khô sắp vào ấm.

– Sau đó cho vào 1 chút nước, tráng sơ qua ấm và đổ bỏ nước đầu.

– Đổ vào tách là 200ml nước đun sôi và hãm ấm trong khoảng thời gian từ 7 – 10 phút.

Chúng ta nên dùng trà khi vẫn còn ấm. Dùng trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng để tà được ngấm hết các dưỡng chất, chuyển hóa và kích thích não bộ sản sinh các dưỡng chất melatonin tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể.

Trà hạt sen

Ngoài tâm sen, hạt sen cũng được sử dụng như phương pháp chữa mất ngủ vô cùng an toàn. Hạt sen còn có vị ngọt tính bình cùng với tác dụng dưỡng tâm, trị chứng đầy hơi, khó tiêu hoá và kích thích hệ tiêu hóa của bản thân. Gần đây, các nhà thực vật học chứng minh rằng, hạt sen có chứa rất nhiều chất kiềm, glucôxit thơm có tác dụng an thần cực tốt.

Khi chúng ta sử dụng trà hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin giúp bản thân dễ ngủ hơn. Hơn thế nữa, hoạt chất glicoxit có trong hạt sen có thể tham gia vào quá trình sản sinh serotonin bên trong của não bộ – hợp chất được tạo ra từ các dưỡng chất tryptophan tăng khả năng kiểm soát tâm trạng, giảm áp lực, kích thích cảm giác muốn được ngủ và giúp ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, trà hạt sen còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phục hồi thể trạng cho người suy nhược mới ốm dậy vô cùng hiệu quả.

Trà thảo dược
Trà hạt sen chữa mất ngủ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Hạt sen tươi

– Nước ấm

Đường

Cách pha chế trà hạt sen:

– Rửa sạch hạt sen sau khi mua về với nước lạnh.

– Hạt sen cần được ngâm trong nước ấm khoảng 2 giờ.

– Hạt sen cho vào nồi ninh nhừ với mực nước khoảng 700 – 800ml nước.

– Khi hạt sen đã được ninh mềm, cần khuấy đều tay và cho thêm ít đường cho dễ thưởng thức.

Trà gừng mật ong

Gừng là loại củ vô cùng quen thuộc ở trong gia đình. Ngoài được dùng làm gia vị, bởi có tính ấm, mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng có tác dụng giải độc, tán phong hàn hiệu quả. Một số nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, bên trong gừng chứa rất nhiều các hoạt chất Gingerol, Cineol, chất chống oxy hóa giúp cho bản thân giảm căng thẳng, thư giãn hệ thần kinh và kích thích tuần hoàn máu lưu thông. Loại củ này còn hay được mọi người sử dụng để trị cảm, ho, ngộ độc thực phẩm trong dân gian vô cùng hiệu quả.

Mật ong chứa hàm lượng dinh dưỡng ở bên trong vô cùng dồi dào, đặc biệt là dưỡng chất tryptophan – kích thích não bộ sản sinh ra chất dẫn truyền xung thần kinh serotoninendorphin, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ tận gốc và giúp giảm căng thẳng từ cuộc sống, điều chỉnh tâm trạng. 2 nguyên liệu này nếu kết hợp cùng nhau sẽ tạo thành một thức trà uống vô cùng hoàn hảo cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ đáng kể.

Trà thảo dược
Trà gừng mật ong cực tốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 củ gừng tươi

– 200ml nước đun sôi

Mật ong nguyên chất

Cách pha chế trà gừng mật ong:

– 1 củ gừng tươi mua về cần được cạo sạch vỏ, thái gừng thành từng lát mỏng.

– Bỏ gừng vào ấm và cho thêm 200ml nước sôi vào đun sôi.

– Hãm thêm trong khoảng thời gian 8 – 10 phút, để tinh chất từ gừng được ngấm vào nước.

– Cuối cùng, thêm 5 – 7 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho vào khuấy đều để mật ong hòa quyện vào nước đã được đun sôi với gừng. Thưởng thức trà khi còn ấm sẽ là ý tưởng tuyệt vời.

Gừng ngoài dùng làm trà gừng mật ong còn có thể ngâm chân với gừng tươi và muối trước khi ngủ 30 phút thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp, giúp chúng ta tỉnh dậy sẽ không cảm thấy mệt mỏi rõ rệt.

Trà cam thảo 

Trà cam thảo từ trước tới nay được xem là loại trà vô cùng dễ uống và rất phù hợp cho người thích vị ngọt nhẹ. Ngoài ra, công dụng của trà mang lại cực kì vượt trội nên được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng hiện nay. Với vị ngọt nhè nhẹ, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Cam thảo còn là vị thuốc Đông y được kết hợp chữa rất nhiều bệnh mà còn có thể dùng để pha chế trà uống trị mất ngủ cực kì hiệu quả. Glycyrhizin là dưỡng chất quan trọng nhất trong rễ cam thảo giúp an thần, dễ đưa cơ thể đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc. Uống trà cam thảo ấm trước khi ngủ giúp não bộ thư giãn, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh hô hấp như cảm, ho, đau họng,…

Trà thảo dược
Trà cam thảo ngọt dịu

Nguyên liệu chuẩn bị:

Rễ cam thảo

– Nước đun sôi

Cách pha trà cam thảo:

– Chúng ta dùng khoảng 10 – 15gr rễ cam thảo đã được phơi khô, thái lát mỏng cho dễ sắc.

– Hãm cam thảo với 300ml nước đun sôi, trong khoảng thời gian 15 phút.

– Thêm 1 chút đường nếu bạn là tín đồ mê ngọt và như vậy thưởng thức được ngay.

Chúng ta sử dụng trà đều đặn mỗi buổi sáng chuẩn bị đi làm cho tỉnh và buổi tối trước khi đi ngủ giúp tình trạng mất ngủ được cải thiện tốt hơn.

Trà hoa hoè

Hoa hòe khô có vị đắng nhẹ, tính hàn, tác dụng an thần, thanh nhiệt, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông, cải thiện bệnh nóng trong ở cơ thể và giúp giấc ngủ chúng ta được sâu và ngon hơn. Do vậy, nhắc đến trà thảo dược trị chứng mất ngủ và thiếu không thể không nhắc đến trà hoa hòe. Đặc biệt, hoa hòe còn chứa Rutin – dưỡng chất làm dày thành mao mạch, cầm máu khi bị tổn thương rất tốt.

Với những người bị huyết áp cao cộng với mất ngủ, sử dụng trà hoa hòe giúp cho huyết áp ổn định và lượng huyết áp lưu thông tối ưu. Ngoài ra, hoa hòe điều trị rong kinh ở phụ nữ, nhuận tràng và dễ tiêu. Dù bạn không mất ngủ bạn vẫn nên sử dụng loại trà hoa này để phòng chống bệnh tật cho bản thân.

Trà thảo dược
Trà hoa hoè cực thanh mát

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 25 – 30gr nụ hoa hòe khô

– Nước đun sôi

Cách pha chế trà hoa hòe:

– Cho nụ hoa hòe khô đã được sấy khô vào ấm sắc.

– Đổ thêm 300ml nước ấm, tráng sơ qua ấm và loại nước đầu.

– Đổ thêm 200ml nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng thời gian 7 – 10 phút.

– Bỏ bã trà và chúng ta chỉ sử dụng phần nước và sử dụng khi trà còn ấm.

Trà hương thảo

Hương thảo hay còn có tên gọi khác là lan thảo, loại thảo dược có mùi thơm vô cùng đặc biệt, vị thì hơi cay nồng, đắng, tính ấm, có tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, phá ứ huyết, trị thiếu ngủ, căng thẳng, chống buồn nôn và não bộ được thư giãn,… Ngoài có tác dụng dùng làm rau gia vị, canh giải nhiệt ngày hè, còn được trồng làm cảnh. Hương thảo nhắc tới như một vị thuốc vô cùng bổ, đun uống hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa tốt, ngon miệng và ngủ ngon hơn.

Loại trà này còn đặc biệt bởi hương vị, mùi thơm hơn so với những loại trà thông thường nên rất thích hợp với người thích trải nghiệm mới. Axit carnosicaxit rosmarinic là hai hợp chất chống oxy hóa được chứa bên trong hương thảo có khả năng kháng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương từ các gốc tự do. Sử dụng trà đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ không những cải thiện giấc ngủ mà còn cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa tình trạng đau đầu, chóng mặt do áp lực.

Trà thảo dược
Trà hương thảo thơm dịu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 5 – 10gr lá hương thảo

– Nước đun sôi 300ml

Cách pha chế trà hương thảo:

– Dùng khoảng 5 – 10gr lá hương thảo khô cho vào ấm sắc lên uống.

– Đổ nước ấm khoảng 300ml hãm sôi trong thời gian 5 – 10 phút

– Bỏ bã trà, khi thưởng thức thêm 1 ít đường hoặc mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm để giữ được hương vị.

==>Xem ngay: 8 Loại trà tốt cho bệnh tiểu đường cần biết

Trà hoa nhài

Hoa nhài có tính bình, hơi hướng hàn, có vị đắng tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết dưỡng não. Đây là loại thảo dược vô cùng quý được dùng trong giới Đông y dùng để trị chứng cao huyết áp, tím, sưng do chấn thương. Hoa nhài còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe bản thân, mùi thơm hoa nhài cũng dễ chịu nên trà hoa nhài điều trị mất ngủ cực tốt.

Hoa nhài còn chứa hàm lượng cao EGCG nhưng không chứa chất caffeine, giúp bảo vệ sức khoẻ hệ tim mạch, hạ lipid, đặc biệt có khả năng kháng viêm. Loại trà này cải thiện triệu chứng mất và khó ngủ do bệnh huyết áp cao. Thêm vào đó, axit amin L-theanine có bên trong hoa nhài còn giúp giải phóng GABA – chất dẫn dây thần kinh đem lại cảm giác thư giãn sau ngày mệt mỏi. Dùng 1 tách trà ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm mất ngủ, khó ngủ.

Trà thảo dược
Trà hoa nhài bổ ích

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 15 – 20g hoa nhài

– Nước đun sôi 300ml

Đường phèn

Cách pha trà hoa nhài:

– Cho 15 – 20gr nụ hoa nhài khô đã được chuẩn bị cho vào ấm sắc.

– Đổ thêm nước đun sôi khoảng 200 – 300ml và hãm trong khoảng 10 phút.

– Cuối cùng, thêm đường phèn (tuỳ lượng ngọt bản thân) và dùng trà khi còn ấm để giữ được hương vị.

Trà hoa cúc

Hoa cúc vốn dĩ bên trong có chứa sẵn vị ngọt, hơi đắng khi sử dụng, tính mát tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt rất tốt. Hoạt chất apigenin bên trong hoa cúc tác dụng làm dịu thần kinh trung ương cực tốt, cảm giác buồn ngủ tột độ, giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và sảng khoái tinh thần. Trà hoa cúc đặc biệt rất phù hợp với thiếu nhi, người trưởng thành và người già.

Là thảo dược có giá trị dược lý trong Y học cực kì cao, trà hoa cúc còn là loại thuốc an thần nhẹ nhờ tác dụng làm dịu thần kinh, có lợi với người mất ngủ và thiếu ngủ, giảm các triệu chứng kinh nguyệt và cân bằng lượng insulin cần thiết. Bên cạnh đó, trà còn có tính kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả, mát gan, cải thiện hệ tiêu hóa, trị ho và viêm phế quản cực tốt.

Trà thảo dược
Trà hoa cúc thơm mát

Nguyên liệu:

– 5gr trà hoa cúc

– 200 – 300ml nước đun sôi

Cách pha trà hoa cúc:

– Sử dụng 5gr trà hoa cúc khô cho vào ấm sắc lên.

– Thêm 200 – 300ml nước đun sôi hãm trà trong khoảng thời gian 10 phút

– Có thể uống trực tiếp và thêm 1 ít đường/ mật ong để tạo vị ngọt cho thức uống.

– Uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút và dùng khi trà còn ấm.

Xem thêm: 5 Loại trà lành tính tốt cho người bệnh xương khớp

Lưu ý khi dùng trà an thần dễ ngủ

  • Nhiều người thường tin dùng các loại trà có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp dễ ngủ như những loại trà vừa được liệt kê bên trên. Nhưng nếu chúng ta dùng không dùng đúng cách, liều lượng hoặc quá lạm dụng các loại trà này, không chỉ khiến bệnh mất ngủ thêm trầm trọng mà còn khiến sức khỏe bị yếu đi.

  • Một số loại trà còn có thể phản tác dụng với các loại thuốc chúng ta đang sử dụng. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị các bệnh tiền sử, cần phải hỏi thêm ý kiến bác sĩ và xem kĩ các thành phần thuốc trước khi sử dụng.

  • Nếu chúng ta đang mắc một vài bệnh lý nào đó, sử dụng thêm các loại trà thảo mộc phải lưu tâm nhiều hơn vì lạm dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn và gây bị ngộ độc.

  • Trà thảo dược hay các loại trà hoa từ cây cỏ giúp mát gan, lợi tiểu khi dùng cần liều lượng vừa phải. Nếu lạm dụng các loại trà này sẽ làm rối loạn chức năng gan, đi tiểu nhiều lần làm cơ thể mất nước…

  • Mặt khác, các loại thảo dược hay trà thảo mộc đơn thuần mang cảm giác thư giãn, hỗ trợ mất ngủ nhẹ nhưng chữa mất ngủ hiệu quả thì cần phải xác định được nguyên nhân gây ra từ đó chúng ta sẽ có cách chữa trị hợp lý.

==>Xem ngay: 5 loại trà cải thiện cảm xúc bản thân

Kết luận

Những lưu ý trên đây sẽ giúp cho người dùng sử dụng trà thảo dược một cách an toàn và hiệu quả để đem lại cho bản thân giấc ngủ tốt nhất. Những thông tin trà hoa các loại hữu dụng dưới đây cực kì bổ ích với mọi người vậy nên cần phải sử dụng với liều lượng hợp lí nhất.

Trên đây chính là bài viết chi tiết nói về các loại trà thảo dược và công dụng chi tiết của từng loại. Hi vọng rằng với những thông tin bổ ích ở trên đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.

Xem thêm: 5+ trà thảo mộc bồi bổ sức khoẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *