Món giả cầy từ xưa đến nay ăn vơi cơm nóng hay bún lá đều ngon và cực kì hấp dẫn. Cách nấu giả cầy thường sẽ không có một công thức chuẩn, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chúng ta điều chỉnh gia vị sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu lần đầu chúng ta chế biến món giả cầy, chị em nội trợ cần chuẩn bị và nấu như nào sao cho đúng vị. Hãy tham khảo trangvangnongnghiep công thức nấu giả cầy dưới đây để chế biến được món ăn thơm ngon, chuẩn vị.
Thịt giả cầy là món gì?
Giả cầy là món ăn dân dã đặc trưng của từng vùng miền của người Việt Nam. Đây được coi là món ăn thường được làm từ chân giò heo với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp vô cùng đặc trưng để món ăn có hương vị đặc trưng tương tự thịt cầy, đó cũng là lý do món ăn này được gọi.
Ở mỗi vùng miền chúng ta lại có cách nấu giả cầy cực kì khác nhau, nhưng thưởng thức món ngon này theo kiểu miền Bắc mới chuẩn vị nhất. Vào những ngày mưa hay tiết trời se lạnh, chúng ta có thể nấu món này để bữa cơm gia đình thêm ấm cúng. Và với cách chế biến độc đáo này, thực đơn hằng ngày của bạn được bổ sung món thịt giả cầy bên cạnh những món ăn quá đỗi quen thuộc như thịt kho tàu, thịt luộc, thịt heo chiên nước mắm,…
Cách làm chân giò heo giả cầy siêu ngon chuẩn vị
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến:
- Chân giò heo: 2kg
- Riềng: 2 củ (khoảng 40gr)
- Sả chanh: 2 cây
- Nghệ tươi: 1 củ nhỏ
- Hành khô: 3 củ
- Mẻ: 2 muỗng canh
- Mắm tôm: 1 muỗng canh
- Gia vị nêm nếm: dầu ăn, nước mắm, đường, ớt
- Các loại rau sống ăn kèm: ngò gai, ngò om, húng quế, húng lủi, hành lá
Hướng dẫn chế biến:
Bước 1: Sơ chế chân giò heo
- Chân giò sau khi chúng ta mua về cạo lông, rửa sạch. Dùng rơm khô hoặc bã mía thui cho cháy xém hoặc cháy đen càng tốt và có mùi thơm. Đây là công đoạn cực kì quan trọng ảnh hưởng đến độ ngon và hương vị của món ăn nên chúng ta phải thực hiện thật khéo léo công đoạn này.
- Nếu không có rơm khô hay bã mía, có thể dùng giấy gói chân giò lại rồi đốt lên sao cho lớp bì cứng và ngả sang màu nâu vàng. Hoặc chúng ta có thể nướng chân giò trực tiếp trên bếp gas cũng là phương án hay.
- Chân giò sau khi thui vàng chúng ta dùng dao cạo hoặc lấy miếng chà xoong cọ bỏ lớp cháy đen, xát muối bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Chặt chân giò thành miếng miếng sao cho vừa ăn.
Xem thêm: Hướng dẫn sơ chế cua biển cực nhanh mà lại đảm bảo
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Riềng và nghệ sau khi chúng ta mua về cần cạo rửa sạch, giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay nát nguyên liệu lấy nước.
- Sả chanh rửa sạch, cắt khoanh tròn nhỏ sao cho vừa ăn.
- Hành khô lột vỏ, băm nhuyễn sao cho vừa ăn.
- Mẻ chúng ta nghiền nhuyễn với 3 muỗng nước lọc, bỏ bã lấy nước thật trong.
- Các loại rau thơm mua về rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Ướp gia vị chân giò
- Cho chân giò heo đã được sơ chế vào âu lớn, ướp cùng với các nguyên liệu riềng, nghệ, sả, hành khô băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng dầu ăn. Nếu khẩu vị chúng ta thích ăn cay, cho thêm vài lát ớt. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp khoảng thời gian 1 tiếng cho thịt chân giò ngấm đều gia vị.
Bước 4: Chế biến món ăn
- Bắc nồi lên bếp, cho vào chút dầu ăn rồi cho phần hành khô còn lại vào phi vàng đều và thơm. Trút chân giò đã ướp vào nồi, xào săn thịt chân giò. Sau đó, chúng ta thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò vừa ăn. Đun trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị, khi nước bắt đầu sền sệt lại thì chúng ta nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Múc phần giả cầy đã được nấu chín ra tô, thêm ngò om, húng lủi lên trên bề mặt món ăn. Thưởng thức món ăn khi còn nóng với cơm nóng, bún hay bánh mì đều ngon. Thành phẩm yêu cầu phần thịt chân giò chín nhừ nhưng không bị nát, ngấm đều gia vị, có chút vị chua của mẻ, hương thơm nồng đặc trưng của mắm tôm, ăn kèm với các loại rau thơm lại càng thêm cuốn hút, ngon miệng.
Xem thêm: Công thức chế biến bò sốt tiêu đen cực ngon cho gia đình
Mẹo ăn giả cầy cực ngon
- Món giả cầy sẽ ngon hơn nếu chúng ta dùng thịt chân giò trước để nấu. Vì phần thịt này chứa rất nhiều bắp gân, thịt chắc và thơm ngọt hương vị đặc trưng. Chúng ta cho một chút dầu ăn vào khi ướp chân giò như vậy sẽ đảm bảo thịt sẽ mềm hơn. Khi nấu món giả cầy, nên dùng nồi đất để nấu thay vì dùng nồi kim loại vì như vậy sẽ không bị dính thịt.
- Nếu sử dụng nồi áp suất thì không cần cho nước và nấu nhanh khoảng thời gian 15 phút để thịt chân giò không bị nát nhừ. Trong trường hợp chúng ta không có thời gian để nấu lâu dài, bạn có thể cho một chút baking soda vào nồi, nấu trong khoảng thời gian 20 phút là thịt sẽ được chín.
- Món ăn thường được thưởng thức kèm với các loại rau sống như: mùi tàu, rau ngổ, húng quế, hành lá, rau răm, tía tô, kinh giới, lá mơ.
- Nguyên liệu chính trong món giả cầy chính là chân giò heo, do đó, để món ăn được ngon miệng, đậm đà, phải đảm bảo chân giò phải được làm sạch để khử mùi hôi đặc trưng của thịt toát ra.
- Chân giò sau khi chúng ta mua về cần rửa sạch với nước muối pha loãng, nướng xém phần bì, sau đó chặt miếng sao cho vừa ăn. Cho chân giò vào nồi luộc với một hành khô đập dập trong khoảng thời gian 3 phút, sau đó rửa lại lần nữa cho sạch mùi hôi là có thể chế biến món ăn vô cùng ngon miệng.
Gợi ý một số loại thịt nấu giả cầy
Chị em nội trọ ngoài cách nấu giả cầy với thịt heo, chúng ta có thể biến tấu món ăn này bằng cách dùng nhiều nguyên liệu chính khác nhau là thịt gà, vịt, ngan, hay dê đều ngon không kém cạnh thịt lợn chúng ta thường hay sử dụng. Sau đây là một số cách nấu bằng nhiều loại thịt khác nhau để quý bạn đọc tham khảo và thực hiện sẽ tạo nên bữa cơm cực ngon miệng.
Cách nấu giả cầy bằng thịt chồn
Thịt chồn chúng ta mua về cần rửa sạch rồi đem thui rơm hoặc dùng kho lửa, khò cho phần da được thơm vàng, sau đó cạo bỏ phần da được cháy đen. Chặt thịt chồn thành miếng sao cho vừa ăn, cho riềng đem đi xay nhuyễn, sả băm, tỏi băm nhỏ, ớt, mẻ, mắm tôm, mì chính, muối vào trộn đều và ướp thịt khoảng thời gian 15 phút. Cho thịt chồn đã được chúng ta tẩm ướp vào nồi, bắc lên bếp xào. Khi thịt chồn được săn lại thêm nước lọc vào, nấu đến khi thịt chín mềm là hoàn thành món ăn.
Nấu giả cầy bằng thịt dúi
Món dúi nấu giả cầy cực kì thơm ngon và có hương vị đặc trưng bởi con dúi như biểu tượng của vùng núi. Thịt dúi mềm, ngọt thịt, lớp da thơm giòn sần sật, càng ăn khiến chúng ta càng mê. Thịt dúi sau khi sơ chế cho riềng, sả, một chút mắm tôm, bột ngọt vào trộn đều tay sao ướp ngấm đều gia vị nêm nếm. Cho thịt dúi đã ướp vào nồi, đun lửa ở mức nhỏ, đảo đều tay. Khi nồi thịt giả cầy được sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là thưởng thức được.
Xem thêm: 3 Cách thịt lợn nướng ngon khó cưỡng
Nấu giả cầy bằng thịt ngỗng
Thịt ngỗng sau khi chúng ta mua về dùng muối cùng với rượu trắng chà xát rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi hôi của ngỗng toát ra. Bọc thịt ngỗng vào giấy rồi thui cho lớp da thịt ngỗng được thơm vàng, sau đó rửa sạch than. Chặt thịt ngỗng thành những miếng sao cho vừa ăn rồi ướp với các gia vị nêm nếm như mắm tôm, mẻ, riềng, sả và các loại gia vị khác sao cho vừa hợp khẩu vị của thành viên trong gia đình.
Thịt đã ướp được ngấm gia vị cho lên bếp xào đến khi thịt săn lại là chúng ta đến tiếp với công đoạn tiếp theo. Cho nước vào đun sôi, trong qua trình nấu chúng ta nhớ đậy nắp nồi để thịt ngỗng được nhanh chín. Khi thấy nước cạn và bắt đầu có độ sánh lại thì chúng ta tắt bếp rồi thưởng thức món ăn cùng gia đình.
Cách nấu vịt giả cầy kiểu miền Trung cực cuốn
Thịt vịt mua về làm sạch, chặt miếng to sao cho vừa ăn. Ướp thịt vịt với gia vị như sau gồm 25gr tương bột, 2 muỗng bột cà ri, 2 muỗng muối, 3 muỗng đường, 4 muỗng hạt nêm, dầu điều lượng nhỏ vừa ăn rồi trộn đều tay.
Phi thơm và vàng tỏi, cho vịt vào xào cho săn lại thịt, thêm 1 chén nước dừa tươi và 1 quả dừa tươi vào nấu cho thịt vịt mềm ra. Khi nước bắt đầu thấy sền sệt lại cho tiếp nửa chén nước cốt dừa vào nấu thêm trong khoảng thời gian 5 phút nữa là có thể thưởng thức được.
Cách làm giả cầy bằng thịt gà chuẩn vị miền Nam
Gà cần làm là gà chọi hoặc gà ta sau khi làm sạch dùng rơm thui hoặc nướng sơ trên bếp cho cháy xém phần da. Sau đó dùng muối và chanh chà xát lại để làm sạch phần da gà. Chặt gà thành từng miếng sao cho vừa ăn, ướp thịt gà với hành khô, tỏi và sả băm, cùng 2 muỗng hạt nêm, nửa muỗng bột ngọt, nửa muỗng muối, 1 muỗng nước mắm, 1 chút sa tế tôm,1 gói ngũ vị hương, 1 muỗng tiêu bột, 1 muỗng mắm tôm rồi trộn đều gia vị sao cho vừa ăn.
Cho gừng, nghệ, riềng đã được băm nhuyễn cho vào chảo phi thơm, trút thịt gà vào xào sao cho săn phần thịt lại. Thêm nước dừa tươi và đậu phộng vào nấu cùng gà trong khoảng thời gian 30 – 40 phút là gà chín, tắt bếp và rồi thưởng thức được ngay.
Xem thêm: 15 thực phẩm kỵ với thịt gà nhất định không kết hợp
Cách giả cầy bằng thịt ngan cực ngon
Thịt ngan chúng ta mua về làm sạch, thui sơ cho xém da sao cho màu bắt mắt. Chặt thịt ngan thành miếng sao cho vừa ăn rồi ướp với sả, riềng được băm nhỏ, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng muối, 2 muỗng mật mía, 1 muỗng dầu điều và ớt tươi ướp trong khoảng thời gian 1 tiếng. Bắc nồi thịt ngan lên bếp, bật lửa ở mức vừa, đảo thịt cho đến khi thịt chín tái sau đó cho thêm nước lọc vào nồi sao cho sâm sấp với mặt thịt. Đậy vung, nấu với lửa nhỏ cho tới khi thịt ngan chín mềm thì tắt bếp.
Nấu giả cầy bằng thịt dê
Thịt dê chúng ta cần chọn phần bụng, thủ, cổ có cả lớp da. Cắt thịt dê thành những miếng vuông sao cho vừa ăn. Ướp thịt dê với muối, xì dầu, hạt tiêu, riềng, nghệ, sả, mẻ, mắm tôm, hạt mùi giã nhỏ và mỡ dạng nước.
Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào một lượng nhỏ, phi thơm hành tỏi băm nhỏ rồi cho thịt dê vào đảo kỹ. Khi thấy thịt dê săn lại mới cho nước vào xâm xấp thịt dê. Đậy vung lại rồi đun thịt dê với lửa vừa, thỉnh thoảng dùng đũa đảo thịt sao cho chín đều. Đun thịt dê trong khoảng thời gian 1 tiếng là thịt nhừ, nước cạn bớt và hơi sánh là thưởng thức được. Múc thịt dê ra đĩa, rắc chút tiêu xay và lá chanh thái nhỏ lên trên bề mặt, ăn kèm với các loại rau thơm để giúp tăng hương vị món ăn.
Kết luận
Với Cách biến tấu món giả cầy đúng chuẩn vị 3 miền Bắc, Trung, Nam ăn cùng bát cơm nóng khói nghi ngút cùng đĩa thịt giả cầy nóng hổi thơm lừng sẽ làm chúng ta thích thú hơn với những bữa cơm nhà mà lại còn vô cùng bổ dưỡng. Món ăn này đặc biệt vô cùng thích hợp với bữa cơm tối trong những ngày có tiết trời se lạnh bởi đem đến cho chúng ta hơi ấm. Bên cạnh chúng ta cũng nên lưu ý, trong quá trình làm món giả cầy, chúng ta chủ động điều chỉnh tỷ lệ các loại gia vị ướp thịt sao cho để hợp với khẩu vị của gia đình mình hơn.
Cảm ơn quy bạn đọc đã dõi theo chúng tôi để hiểu được các cách làm vô cùng bổ ích và chần chừ gì không chia sẻ tới những người bạn để có bữa cơm thật đằm thắm bên gia đình ngay thôi nào!!
Xem thêm: Bật mí cách làm thịt lợn gác bếp ngon chuẩn vị tại nhà