Nhiều người vẫn thắc mắc nụ tam thất có trị bệnh gì không? Hãy cùng làm rõ nhé.
- Cây tam thất
- Nụ hoa tam thất trị bệnh gì
- Một số nghiên cứu đã được thực hiện
1. Cây tam thất
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu qua về cây tam thất. Tam thất là một loài cây thuộc họ sâm. Do đặc tính khi trồng 3 năm mới thu được hoa, 7 năm mới thu hoạch được củ nên mới có tên tam thất. Mỗi năm hoa tam thất nở rộ vào mùa tháng 5~ tháng 8, số lượng khan hiếm.
Vườn tam thất – Nụ hoa tam thất
Nụ tam thất bao tử là hoa tam thất, được thu hoạch trong khoảng 20~30 ngày từ khi kết bông. Loại nụ này mùi vị thơm ngon, hình thức đẹp hơn hoa tam thất khi nở rộ nên giá thành cao hơn, được nhiều người săn đón. Nụ hoa tam thất có dược tính, nhưng có được đưa vào để trị bệnh hay không và trị bệnh gì, hãy cùng trangvangnongnghiep.net tìm hiểu hôm nay nhé
2. Nụ tam thất trị bệnh gì
Tam thất là một vị thuốc đông y. Với nhiều tính năng đã được chứng minh, nụ hoa tam thất được sử dụng để hỗ trợ trị bệnh liên quan đến đường máu. Trong nụ tam thất có các hoạt chất sau
- Ginsenoside – Rb1: Có công dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp ổn định tinh thần, kích thích trí nhớ và hiệu quả làm việc của não bộ đồng thời giúp giảm đau, tăng khả năng chịu đựng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giải nhiệt, thúc đẩy hợp tính đạm huyết thanh, kìm hãm phân hủy chất béo trung tính và insulin.
- Ginsenoside – Rb2: Có công dụng phòng chống bệnh tiều đường qua cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu, giảm cholesterol (cơ chế hoạt động giống insulin), tác dụng chống oxi hóa và ngăn ngừa lão hóa.
- Ginsenoside – Rg1: Nâng cao khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, giảm stress do có khả năng kìm hãm trung khu, cải thiện và tăng cường trí nhớ. Hồi phục những thương tổn do sốt cao, duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường
- Ginsenoside – Rh1: Hạn chế tổn thương chức năng gan, bảo vệ gan, ức chế sự kết dính của các tiểu huyết cầu.
- Ginsenoside – Rh2: Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư (thúc đẩy các tế bào chết một cách tự nhiên), kích thích và khuếch trương các công dụng của thuốc chống ung thư.Nụ tấm tam thất – Nụ hoa tam thất bao tử – hoa, quả tam thất
3. Một số nghiên cứu đã được thực hiện
Cây tam thất được trông chủ yếu trên các cùng có khí hậu ôn đới, tại các vùng núi cao trên 1200m so với mực nước biển. Tại nước ta, tam thất được trồng chủ yếu tại Lào Cai, Hà Giang, một số ít tại Đà Lạt. Cây tam thất được giới nghiên cứu chú ý vì hoạt chất quý hiếm của nó. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện về tác dụng của loại cây này.
Để trả lời câu hỏi “Nụ hoa tam thất trị bệnh gì?” hãy cùng xem các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện sau đây
- Tác dụng tăng lực được chứng minh trong thừ nghiệm chuột bơi gắng sức với liều thích hợp. Đã thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống trắng non.
- Tác dụng tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp của môi trưòng xung quanh, liều độc của glycosid trợ tim) được chứng minh trong thử nghiệm trên các động vât chuột nhắt trắng và ếch.
- Trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ỏ các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục.
- Tam thất có tác dụng giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp và hệ thần kinh trung ương. Liều LD50 tiêm phúc mạc trên chuột nhắt trắng của tam thất là 9 g/kg. Trong thí nghiệm cho động vật uống dài ngày tam thất, không thấy có biểu hiện độc qua các xét nghiệm về các chức năng gan, thận và máu.
- Trên 18 bệnh nhân suy nhược cơ thể uống tam thất dạng cao rượu 1 g/ngày trong 3 tuần lễ, thấy có kết quả tốt: ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn, tăng trọng lượng cơ thể. Áp dụng thí nghiệm về tác dụng oestrogen để so sánh định lượng sinh học thấy hoạt tính của rễ củ tam thất 5 năm mạnh gấp 2 lần so với rễ củ 3 năm, gấp 8 lần rễ phụ và gấp 20 lần lá tam thất.
- Trong nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo, tam thất có tác dụng kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ. Tác dụng kích thích miễn dịch khá mạnh được chứng minh trong thí nghiệm gây mãn cảm chuột nhắt bằng hông cầu cừu. Bốn ngày sau, mổ tách tế bào lách, ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết ở lô thử so với lô chứng để chứng minh tác dụng kích thích miễn dịch.
- Tác dụng kích thích tâm thần, chống trầm uất được chứng minh trong thí nghiệm gây trạng thái trầm uất ở chuột nhắt bằng cách bắt buộc chúng phải bơi trong một bình hẹp, sau một thời gian vùng vẫy tun cách thoát ra ngoài nhưng vô hiệu, chuột có một tư thế bãi động, phản ánh tâm trạng thất vọng. Tam thất làm giảm trạng thái trầm uất này, giảm thời gian bất động do kích thích tâm thần. Tam thất biểu lộ hoạt tính chống oxy hóa trong thử nghiệm in vitro. Cao thô va saponin tam thất được chứng minh có hoạt tính tốt hơn saponin nhân sâm trong một loạt thử nghiệm sinh học trên chuột cống và chuột nhắt trắng, trong đó có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
- Tam thất được áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu tốt. Dược liệu được chỉ định dưới dạng nước sắc dùng uống, nhỏ mắt hoặc điện di cho 304 bệnh nhân chảy máu trong mắt thuộc các loại: chấn thương 130 ca, trong dó 72 ca sau phẫu thuật, kết quả khỏi 59 ca (82%); và 58 ca do chấn thương đụng giập, kết quả khỏi 46 ca (80%); xuất huyết trước và sau võng mạc (34 ca) có tác dụng nhưng chậm; xuất huyết trong bệnh Eales (105 ca) chỉ có tác dụng trong thời kỳ đầu. Đối với xuất huyết trong xơ cứng động mạch, cao huyết áp (15 ca), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (14 ca) và đái tháo dường (2 ca), kết quả tiêu máu không rõ.
- Tam thất làm tăng lưu lượng máu động mạch vành chó được tiêm phân đoạn chiết cồn từ nước sắc liều l,8g, lưu lượng mạch vành tăng 44%, kéo dài 12 phút, đồng thời hạ huyết áp động mạch 38,7 mm Hg. Cũng với liều trên, tam thất đối kháng với tác dụng gây nên do tiêm dịch chiết thùy sau tuyến yên. Dịch chiết này gây giảm lưu lượng mạch vành, tăng huyết áp động mạch. Tam thất làm giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim 21,4%, do đó giảm nhẹ sức làm việc của tim và được ứng dụng điều trị thiểu năng mạch vành. Thành phần tác dụng có thể là flavonoid.
- Một phân đoạn của dịch chiết làm tăng sức co bóp cơ tim với liều thấp, liều độc gây ngùtng tim ở tâm thu; gây co mạch ở nồng độ thấp, gây giãn mạch ở nồng độ cao. Tam thất rút ngắn thời gian đông máu, do đó có tác dụng cầm máu, và các tác dụng khác là lợi tiểu, tán huyết. Liều gây chết tối thiểu (tiêm xoang bụng) của tam thất trồng ở Vân Nam trên chuột nhắt trăng là 10 g/kg. Tam thất trồng ở Ân Độ được nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh có tác dụng làm tăng khả năng thích nghi tốt hơn nhân sâm Triều Tiên.
- Trên mô hình gây u báng thực nghiêm in vivo trên chuột nhắt trắng bằng cấy tế bào ung thư ác tính sarcom TG-180, cao chiết từ tam thất và chế phẩm Panacrin bào chế từ 3 dược liệu tam thất, trinh nữ hoàng cung và đu đủ đã làm giảm sinh khối của u báng hay tổng số tế bào ung thư. Đặc biệt ở lô chuột cho uống chế phẩm Panacrin, sinh khối u đã giảm 40,3% so với lô chứng, đạt hiệu lực chống u ở mức độ trung bình. Chỉ số gián phân của tế bào sarcom TG-180 ở ngày thứ 13 sau cấy truyền tế bào ung thư, ở các lô chuột được uống cao tam thất và chế phẩm Panacrin đều giảm 0,4% so với chứng. Sự giảm chỉ số gian phân này là một trong những nguyên nhân làm giảm sinh khối của u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u.
Ta có thể kết luận rằng, nụ tam thất có thể chống trầm cảm, hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh tim và gan, giảm mỡ máu, bồi bổ sức khỏe, v.v…
Xem thêm: Hoa tam thất có tác dụng gì? Cách dùng hoa tam thất đúng cách
Một vài câu hỏi và lưu ý về cách sử dụng nụ hoa tam thất:
- Nụ hoa tam thất uống có nóng không
Đáp: Nụ tam thất có tác dụng hạ huyết áp, thanh lọc cơ thể, tính ôn, nên sẽ không bị nóng trong khi uống - Nụ hoa tam thất bao tử tươi trên mạng bán có phải là hàng tuy tín không?
Đáp: bạn nên đến tận cơ sở đó để dùng thử, có thể đi kèm người có kinh nghiệm. Bạn có thể tham khảo sản phẩm chuẩn tại 683 Giải Phóng - Nụ hoa tam thất uống hàng ngày có được không?
Đáp: Nụ tam thất có tính lạnh, nếu sử dụng đều và liên tục trong thời gian dài sẽ gây trướng bụng khó tiêu, tùy cơ địa mỗi người nên sử dụng trong thời gian khác nhau. Chỉ nên sử dụng 5g~9g nụ tam thất khô trong ` ngày - Nụ tam thất có giảm được cân không?
Đáp: Có nhé, nụ tam thất giúp tăng bài tiết cholesterol, giảm mỡ trong máu, qua đó giúp giảm cân - Nụ tam thất chữa được bệnh gì?
Đáp: Nụ tam thất có dược tính, tuy nhiên quá ít để sử dụng làm thuốc, nên sử dụng nụ tam thất để uống, hoặc để nấu ăn kềm các thực phẩm bổ dưỡng khác để hỗ trợ phục hồi, bồi bổ sức khỏe.
Xem thêm: HOA TAM THẤT TRỊ MẤT NGỦ – NGƯỜI MẤT NGỦ KINH NIÊN CẦN THỬ NGAY
|