Tác dụng của long nhãn là gì? Mua long nhãn ở đâu uy tín?

Long nhãn là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y và món ăn thường ngày. Nó có vị ngọt, tính bình, ấm, giúp an thần, chữa mất ngủ, thiếu máu, làm tăng tuổi thọ. Hãy cùng Trang Vàng Nông Nghiệp tìm hiểu tác dụng của long nhãn và một số bài thuốc trong bài viết dưới đây.

1.Một số thông tin về cây nhãn

Đặc điểm của cây nhãn

Cây nhãn là loại cây nhiệt đới lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 5 – 10 mét. Thân mọc thẳng, phân thành nhiều cành lá mọc um tùm. Bên ngoài thân gỗ được bao phủ bởi một lớp vỏ xù, màu xám.

Lá nhãn kép, mọc so le, màu xanh lục, hình lông chim, gồm khoảng 5 đến 9 lá chét.

cây nhãn

Nhãn ra hoa vào mùa xuân. Hoa màu vàng nhạt, thường mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành.

Quả nhãn tròn, vỏ ngoài nhẵn, có màu vàng xám. Bên trong vỏ là một lớp long nhãn màu trắng với hạt màu đen ở trung tâm.

Những giống nhãn phổ biến

Hiện nay, nhãn được trồng ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước với nhiều giống nhãn đa dạng như:

  • Nhãn lồng
  • Nhãn tiêu da bò
  • Nhãn đường phèn
  • Nhãn xuồng cơm vàng
  • Nhãn miền thiết…

Đọc thêm: Phân biệt các loại miến và lựa chọn như nào cho phù hợp?

Vị trí phân bố của cây nhãn

Nhãn ít kén đất, chịu lạnh tốt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Ở nước ta, nhãn được trồng nhiều ở Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Sơn La, Bắc Kạn …

Trên thế giới, long nhãn còn được tìm thấy ở nhiều nước như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ (bang Bengai và Asam) hay các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Ngoài cùi, các bộ phận khác của cây nhãn như rễ, lá hay hạt cũng được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Long nhãn (cùi nhãn) là một bộ phận chính của cây nhãn được sử dụng trong y học cổ truyền.

Thu hái – Sơ chế

Lá và rễ nhãn được thu hái quanh năm. Riêng hạt và cùi nhãn được thu hái vào mùa quả chín thường từ tháng 7-8 hàng năm.

Quả nhãn sau khi thu hoạch sẽ được phơi nắng hoặc cho vào máy sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Trong quá trình sấy, kiểm tra bằng cách lắc quả nghe tiếng kêu thì tách vỏ rồi lấy phần cùi bên trong.

tác dụng của long nhãn

Cùi sẽ tiếp tục được sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C cho đến khi dùng tay sờ không thấy bột là được.

Long nhãn khô (long nhãn) có chỗ dày, chỗ mỏng không đều. Nó có màu vàng hoặc nâu sẫm, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong sáng bóng.

Long nhãn có vị ngọt đậm, mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Sờ vào không có cảm giác dính tay.

Đọc thêm: 10+ tác dụng của nước gạo lứt rang khi sử dụng mỗi ngày

Bảo quản

Bảo quản long nhãn trong hộp kín hoặc bao bì hút chân không, để nơi khô ráo, thoáng mát. Dưới đây là một vài thông tin về thành phần dinh dưỡng của cùi nhãn, hạt nhãn,…

Cùi nhãn tươi: Cùi nhãn tươi chứa tới 77,15% nước; 1,47% protid; 0,13% chất béo, sắt, vitamin A, B & C và sucrose và các hợp chất chứa nitơ hòa tan trong nước.

Long nhãn (cùi nhãn sấy khô): Có khoảng 3,36% về độ tro, chiếm 0,85% là nước và một số thành phần khác như sắt, vitamin C, glucose, axit citric, saccarozơ và các chất không tan trong nước.

Hạt nhãn: Trong thành phần của hạt nhãn có saponin, tanin, chất béo (gồm axit xiclopropanoic, axit sterculic dihydro) và hàm lượng tinh bột đáng kể.

Lá nhãn: Chứa các hợp chất như b -sitosterol, quexitin, 16-hentriacontanol, tanin và quexitrin …

2. Vị thuốc long nhãn

Tác dụng dược lý và chủ trị của long nhãn

Trong Đông y, tác dụng của long nhãn giúp bổ khí, an thần, ích khí, dưỡng huyết. Điều trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

tác dụng của cùi nhãn

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy các thành phần trong long nhãn còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Vitamin C giúp chống lại cảm lạnh, cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim.

Hàm lượng đồng có trong long nhãn giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Hoạt chất Riboflavin có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, với lượng vitamin A, C dồi dào cùng nhiều khoáng chất cần thiết, long nhãn còn có tác dụng chống lão hóa và làm đẹp da.

Cách dùng và liều lượng

Tùy theo độ tuổi, thể trạng có thể dùng 9 – 18g long nhãn một ngày. Loại dược liệu này được dùng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc hoàn, ngâm rượu hoặc chế biến thành các món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe.

Đọc thêm: Cách uống tinh bột nghệ vàng mật ong hiệu quả và những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng

Tác dụng phụ của long nhãn

  • Nóng trong người
  • Mụn nhọt
  • Táo bón
  • Tăng cân
  • Tăng lượng đường trong máu
  • Bà bầu ăn nhiều long nhãn có thể bị băng huyết, đau bụng, động thai.

Các món ăn, bài thuốc sử dụng long nhãn

  1. An thần, bổ tỳ vị

Thành phần: Long nhãn, rượu trắng ngon

Cách dùng: Đổ long nhãn vào bình thủy tinh rồi thêm rượu vào ngâm. Rượu long nhãn ngâm 3 tháng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần uống khoảng 20ml. Ngày uống khoảng 2-3 lần.

  1. Chữa chán ăn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, mồ hôi trộm lâu ngày

Thành phần: Long nhãn (50g), cao ban long (40g)

Cách dùng: Đầu tiên, bạn dùng long nhãn và sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Tiếp tục thái miếng cao ban long và nấu chung với nước long nhãn để thành cao. Để cho nước cao nguội và cô đặc lại, sau đó cắt thành từng miếng mỏng. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10g vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

>> Khám phá những công dụng của vỏ bưởi tốt cho sức khỏe

  1. Khắc phục tình trạng thiếu máu, xuất huyết dưới da

Thành phần: Long nhãn (10g), lạc (15g)

Cách dùng: Lạc nhân giã nhỏ nấu với long nhãn. Nêm thêm chút muối và mỗi ngày ăn một lần.

long nhãn hầm đại táo

  1. Trị chứng hay quên, hồi hộp, kém ngủ, mất ngủ

Thành phần: Hoàng kỳ, bạch truật, phục thần, toan táo nhân, đẳng sâm, long nhãn (mỗi vị 12 gam); chích thảo (4g); mộc hương (4g); đương quy (8g); viễn chí (6g).

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị trộn đều với nhau tạo thành thang sắc lấy nước. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Bạn có thể thêm các hương vị như gừng tươi, táo để đạt hiệu quả tốt hơn.

Xem thêm: Tác dụng của trần bì và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả 

  1. Trị tâm phế âm hư.

Thành phần: Long nhãn, kỷ tử (mỗi vị 20g); tổ yến (30g), đường phèn

Cách dùng: Cho tổ yến, kỷ tử và long nhãn vào nồi, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa. Cuối cùng cho đường phèn vào cho đủ ngọt và dùng. Bài thuốc này có tác dụng chữa tâm âm hư với các chứng như mất ngủ, loạn nhịp tim, tăng nhiệt về chiều, đổ mồ hôi đêm, ho khan hoặc ít đờm.

  1. Bài thuốc an thần, dưỡng tỳ vị, bổ huyết từ long nhãn.

Thành phần: Long nhãn (16g), gạo tẻ (100g), đại táo (15g)

Cách dùng: Nấu cháo ăn ngày 1 lần, duy trì liên tục trong khoảng 3 tuần

  1. Chống suy nhược, chữa kém ăn, hồi hộp, nóng trong lòng bàn tay, gan bàn chân.

Thành phần: Long nhãn, sơn dược (mỗi thứ 20g), ba ba (một con 300 – 400g)

Cách dùng: Ba ba sơ chế sạch, cho vào ướp cùng gia vị, cho long nhãn, sơn thảo vào hấp cách thủy.

Xem thêm: QUẢ LA HÁN VÀ 4 BÀI THUỐC KHÔNG THỂ BỎ QUA 

  1. Bổ thận âm, bổ huyết.

Thành phần: Long nhãn, hoài sơn (mỗi vị 16g); giáp ngư (500g).

Cách làm: Bỏ ruột của giáp ngư, cắt miếng vừa ăn rồi hầm với các vị thuốc còn lại. Khi các nguyên liệu chín, nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn cả thịt và uống nước.

  1. Chữa ăn uống lâu ngày, kém ăn, da xanh xao, hồi hộp, lo lắng.

Nguyên liệu: Long nhãn, táo và mật ong (mỗi thứ 250g), một ít nước gừng.

Cách dùng: Nấu long nhãn với đại táo cho đến khi 2 nguyên liệu này nhừ. Tiếp tục cho mật ong và nước gừng vào đun sôi thì tắt bếp. Ăn và uống nước.

tác dụng của long nhãn

  1. Bổ thận, ích huyết.

Thành phần: Long nhãn, kỷ tử, hoàng tinh (mỗi vị 12 gam); trứng bồ câu (4 quả); đường trắng (50g)

Cách dùng: Rửa sạch, thái nhỏ các vị thuốc gồm kỷ tử, long nhãn, hoàng tinh, nấu với 3 bát nước. Đun sôi kỹ sau 30 phút thì đập trứng ra bát, cho đường vào. Gạn lấy nước và chia làm hai lần uống trong 2 ngày. Kiên trì sử dụng trong vài tuần liên tục để thấy được kết quả.

Xem thêm: Bí quyết bảo vệ sức khỏe với các bài thuốc từ củ tam thất dễ làm 

  1. Bổ huyết, dưỡng tâm.

Thành phần: Long nhãn tươi (300g), đường trắng (500g)

Cách dùng: Hấp cách thủy với đường trong vòng 30 – 40 phút, để nguội, cất vào lọ đậy kín để ăn dần. Mỗi lần dùng 12-16g x 2 lần / ngày.

  1. Chữa chứng gầy còm, chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Thành phần: Long nhãn, thục địa (mỗi vị 16g); hoàng kỳ, đương quy (mỗi vị 12g)

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang sắc lấy nước đặc. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.

  1. Trị suy giảm trí nhớ, hồi hộp, mất ngủ, cải thiện trí não

Thành phần: Long nhãn, thục địa (mỗi vị 16g); toan táo nhân (10g); Câu đằng (12g)

Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang

Xem thêm: 6 bài rượu thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả 

  1. Trị lở ngứa ở các khớp ngón chân.

Nguyên liệu: Long nhãn

Cách dùng: Phơi khô long nhãn, tán thành bột mịn rắc vào vùng điều trị.

  1. Trị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn

Thành phần: long nhãn (14 quả), sinh khương (3 lát)

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 lần

Đọc thêm: Xóa tan nỗi lo không uống được rượu mà vẫn chữa được bệnh với bài thuốc này nhé 

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng long nhãn

Long nhãn tuy tốt nhưng nếu dùng không đúng cách có thể phản tác dụng. Đặc biệt, một số đối tượng sử dụng long nhãn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn một cách thận trọng trước khi sử dụng loại thảo dược này cho bất kỳ mục đích nào.

long nhãn khô

Thời điểm tốt nhất để ăn long nhãn là sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Tránh dùng khi bụng rỗng vì vitamin C trong long nhãn có thể gây trầy xước, khó chịu, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Không vượt quá liều lượng khuyến cáo.

Do đặc tính nóng nên long nhãn không được dùng cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người nóng trong kèm theo các triệu chứng táo bón, mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Đối tượng đang bị nổi mề đay
  • Những người có biểu hiện trên khuôn mặt, bỏng rát
  • Mọi người đang đầy hơi
  • Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì, tiểu đường cần hạn chế ăn long nhãn vì thành phần này chứa hàm lượng đường rất cao.

Đọc thêm: Những công dụng của hạt đười ươi mà có thể bạn chưa biết

4. Mua long nhãn chất lượng ở đâu Hà Nội và Hồ Chí Minh?

Hiện nay, tại Nông Sản Dũng Hà đang có long nhãn sấy khô loại 1 chất lượng. Đây là đơn vị cung cấp các loại thực phẩm khô uy tín được nhiều khách hàng trên cả nước tin tưởng và lựa chọn. 

  • Long nhãn được tuyển chọn từ nhãn tươi Hưng Yên
  • Cùi nhãn vàng ươm, hương thơm đặc trưng
  • Sấy khô theo công nghệ hiện đại, giữ trọn hàm lượng dinh dưỡng
  • Sản phẩm được đóng gói cẩn thận, không chất bảo quản

Bên cạnh đó, Nông Sản Dũng Hà còn cung cấp nhiều thảo dược tốt cho sức khỏe như: táo đỏ, kỷ tử, cam thảo,… Bạn có thể xem thêm các sản phẩm tại: https://trangvangnongnghiep.net/danh-muc/do-kho

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn đọc một số thông tin về tác dụng của long nhãn, các bài thuốc và địa chỉ mua long nhãn uy tín. Hy vọng qua bài đọc này, các bạn đọc sẽ có cách dùng long nhãn hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *