Phân biệt các loại miến và lựa chọn như nào cho phù hợp?

miến gạo

Chọn đúng loại miến sẽ giúp món ăn ngon hơn, tránh bị dai hoặc quá nát trong quá trình chế biến. Hãy cùng trangvangnongnghiep.net tìm hiểu cách phân loại các loại miến và cách lựa chọn để nấu món ăn ngon và an toàn trong bài viết dưới đây nhé!

Miến là một loại thực phẩm dạng sợi khô rất phổ biến từ món khô đến món nước trong ẩm thực Việt Nam như miến xào cua, miến lươn xào, miến măng,…

1. Phân biệt các loại miến theo màu sắc

Trên thị trường, bạn sẽ thấy miến có 3 màu phổ biến như sau:

Màu trắng trong, hoặc màu trắng đục của miến: là màu cơ bản vì nó được làm từ các loại tinh bột như tinh bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột mì, …

Màu vàng của miến: là màu được nhuộm từ mật mía hoặc được người dùng sử dụng từ các nguyên liệu thực phẩm tự nhiên khác để tạo nên nhiều loại miến, về cơ bản vẫn được làm từ tinh bột.

các loại miến

Sợi miến xám nhạt (miến dong): được làm từ tinh bột của củ dong riềng, rất dễ nhận biết.

Ngoài ra, bạn có thể phân loại miến theo hình thức đóng gói như miến bó, miến cuộn, miến vuông,… Mỗi loại hình dáng miến tùy vào mục đích chế biến của người dùng khi lựa chọn.

Bạn nên chọn miến được đóng gói trong bao bì, vì như vậy bạn sẽ biết được miến có xuất xứ từ đâu? Tránh mua miến không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần sử dụng, vì miến có màu trắng trong có thể bị tẩy trắng bằng hóa chất hoặc tạo màu cho đẹp khiến người mua khó phân biệt.

Xem thêm: Tác dụng của miến dong tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết 

2. Phân loại miến theo nguyên liệu sản xuất

Ngoài việc phân loại theo màu sắc và bao bì, bạn cũng có thể nhận biết các loại miến của mình theo nguyên liệu sản xuất.

Để sản xuất miến cần sử dụng tinh bột giàu hàm lượng amylose, đây là thành phần giúp sợi miến đạt độ kết dính cao, ổn định hình dạng và tăng độ dẻo.

Đọc thêm: 10+ tác dụng của nước gạo lứt rang khi sử dụng mỗi ngày

Miến gạo

miến gạo

Được sản xuất chủ yếu từ tinh bột gạo. Cụ thể, tỷ lệ chất khô của hạt gạo chiếm 90%, trong đó hàm lượng amylose chiếm khoảng 18 – 45% trong hạt gạo quyết định độ dẻo của hạt gạo.

Thường dùng miến gạo trong các món có thêm nước dùng và các món xào.

Miến dong

Được chế biến chủ yếu từ tinh bột dong riềng. Người ta dùng củ dong riềng (hay còn gọi với các tên khác là củ chuối, củ chóc tương tự củ dong riềng) để làm bột củ dong.

Tên khoa học của dong là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Nông nghiệp. Hay nhầm với củ riềng trắng (tên khoa học là Arrowroot) ở Việt Nam được gọi với cái tên là Hoàng tinh hay Bình tinh, thường mọc ở nhiều nơi trên thế giới (Thái Lan, Ấn Độ, Nam Mỹ, Úc, …).

Tỷ lệ tinh bột amylose trong tinh bột dong chiếm từ 25% – 30%, thậm chí cao hơn và được đánh giá là gần như cao hơn so với các loại tinh bột khác. Ngoài ra, chất gel sền sệt của tinh bột dong riềng cũng là thành phần làm cho sợi miến trở nên trong suốt, hấp dẫn và quyết định chất lượng sản phẩm.

Có hai loại tinh bột dong riềng: tinh bột ướt và khô. Vì lợi ích kinh tế, người ta thường sử dụng tinh bột riềng ướt để làm miến, vì rẻ hơn và được khách mua nhiều hơn.

Sợi miến dong được coi là ngon khi sợi miến có độ dày khoảng 1mm, trong suốt và dai. Hàm lượng chất khô trong miến mất đi dưới 10% khi nấu chín.

Thường dùng miến dong cho các món gỏi, nộm và các món nước.

Xem thêm: Tìm hiểu cách làm miến dong của các làng nghề 

Miến đậu xanh

các loại miến

Được làm chủ yếu từ tinh bột đậu xanh và hàm lượng tinh bột amylose cũng khá cao, khoảng 40 – 50% (không thua kém gì bột riềng). miến đậu xanh rất được ưa chuộng vì được làm từ bột đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, có lợi cho sức khỏe người dùng như thanh nhiệt, bổ huyết, … và đang có xu hướng thay thế miến dong trên thị trường.

Thường dùng miến đậu xanh cho các món nước, món xào, gỏi.

Đọc thêm: Cách uống tinh bột nghệ vàng mật ong hiệu quả và những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng

Miến hỗn hợp

Được làm từ nhiều loại tinh bột khác nhau như tinh bột khoai tây, tinh bột mì, tinh bột gạo,… và sử dụng thêm một số thành phần tinh bột khác, phụ gia khác tùy theo nhà sản xuất. Do đó, độ dai và màu sắc của sợi miến có thể khác nhau. Khi mua, bạn nên tham khảo thành phần trên bao bì và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để sử dụng đúng cách.

Loại miến này thường được dùng để trộn cho các món xào, món nước và gỏi.

3. Gợi ý các món miến ngon, đơn giản

Thay đổi khẩu vị với các cách nấu khác nhau từ miến, sẽ giúp tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng tốt hơn cho bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng miến để chế biến theo 3 cách:

Miến xào

Đối với món miến xào, bạn nên chọn miến hỗn hợp hoặc miến gạo, vì miến dễ mềm nhanh, không bị dai khi xào.

Tránh ngâm miến và tránh trụng với nước sôi vì dễ làm miến bị nát và dễ bị đứt trước khi xào.

Xem thêm: Củ niễng xào rươi – Món ngon, hấp dẫn cho đầu mùa đông

Miến xào lươn

Với miến lươn xào, bạn nên dùng miến dong vì sợi miến hơi to và có độ dài vừa phải. Trước khi cho miến vào chảo xào cùng các nguyên liệu khác, bạn cần ngâm miến qua nước sôi để miến có độ dai vừa ý. Đồng thời, cho một chút dầu ăn để tránh miến bị vón cục trước khi chiên.

miến xào lươn

Miến xào cua

Cách làm miến xào cua tương tự như miến xào lươn. Bạn cũng nên dùng miến dong, hoặc miến hỗn hợp. Đối với miến, ngâm qua nước ấm để miến bớt dai.

Còn với miến hỗn hợp, bạn nên tham khảo kỹ thành phần miến của nhà sản xuất ghi trên bao bì để biết được độ dai của miến, hoặc ngâm nước ấm để miến có độ dai phù hợp trước khi xào với các nguyên liệu khác.

Xem thêm: Độc đáo với những món ăn từ rau ngó xuân xào tỏi thơm nức cả nhà 

Miến nộm, trộn

Đối với món miến trộn (thập cẩm), bạn nên chọn loại miến dong, vì nó có độ dài vừa phải.

Ngâm miến vào nước sôi để miến nở đều, vớt ra để ráo, đồng thời trộn một chút dầu ăn để miến không bị vón cục trước khi chế biến.

Khi làm món miến lươn trộn, bạn có thể dùng miến hỗn hợp nhưng miến dong vẫn được ưa chuộng hơn cả, bởi loại miến này có độ dai, hợp khẩu vị của những ai yêu thích món trộn (gỏi).

Ngoài ra, bạn có thể dùng miến đậu xanh thay thế vì nó có tác dụng giải nhiệt, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi chế biến miến – chỉ luộc qua miến trong nước sôi, để tránh miến bị nhừ trước khi trộn với các nguyên liệu khác.

Đọc thêm: 3 cách làm bột ớt đơn giản ngay tại nhà bạn nên biết

Miến nước

Đối với miến nước, bạn nên chọn miến đậu xanh, miến dong, miến thập cẩm hoặc miến gạo tùy theo sở thích.

Khi dùng với món nước, hãy đảm bảo nước dùng sôi trước khi cho miến vào.

Với miến đậu xanh, miến gạo, miến hỗn hợp, bạn nên xả qua nước, để thật ráo. Còn đối với miến dong, một số người thường ngâm qua nước sôi để giảm độ dai, sau đó để ráo với chút dầu ăn cho đỡ dính. Khi ăn chỉ cần chan nước dùng đang sôi vào tô miến là có thể dùng được.

Miến măng gà:

Khi làm miến măng gà, hầu hết mọi người thường sử dụng sợi miến dong vì sợi miến dai và sợi càng dày. Để nấu món ăn, sợi miến sau khi được rửa sạch trong nước, và sau khi nấu xong nước dùng, sợi miến được cho trực tiếp vào nồi nước lèo cho đến khi có độ dài phù hợp thì mới múc ra tô để thưởng thức.

Xem thêm: Đầy đủ danh sách không thiếu 1 món chế biến từ thịt gà 

miến gà măng

Miến trứng gà non, chân gà:

Cách làm món miến trứng gà non cũng tương tự như món miến măng gà ở trên, người ta thường dùng miến dong. Ngoài ra, miến đậu xanh cũng rất hợp, vì có tác dụng giải nhiệt cơ thể, sợi miến nhỏ, chỉ cần chan nước lẩu vào là có thể thưởng thức được sợi miến mềm, ăn cực thích.

Trên đây là cách nhận biết các loại miến trên thị trường hiện nay. Có thể thấy miến dong là loại miến được nhiều người ưa thích và phù hợp chế biến nhiều món ăn ngon. Nếu bạn đang tìm mua loại miến này, có thể ghé thăm Nông Sản Dũng Hà để lựa chọn. Ngoài miến dong, tại đây còn cung cấp nhiều loại thực phẩm khô tiện lợi khác như: mỹ chũ, mỳ ngũ sắc, bún khô Bắc Cạn,…

Website: https://nongsandungha.com/

Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể biết cách lựa chọn loại miến mình yêu thích và có cách chế biến phù hợp. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *