Mâm cơm tất niên không chỉ là dịp để sum họp gia đình vào những ngày cuối năm mà còn là biểu tượng của truyền thống và sự đoàn viên trong văn hóa Việt Nam. Trong bài viết của Trang Vàng Nông Nghiệp, chúng tôi sẽ gợi ý cách chuẩn bị mâm cơm tất niên vừa đơn giản vừa đủ đầy hương vị, giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện một bữa tiệc ấm cúng và ý nghĩa cho gia đình vào dịp cuối năm.
Mâm cơm tất niên là gì?
Mâm cơm tất niên là bữa ăn đặc biệt diễn ra vào chiều hoặc tối của ngày cuối cùng trong năm âm lịch. Đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, chia sẻ những câu chuyện năm cũ, và chuẩn bị đón chào năm mới. Mâm cơm này không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực mà còn là dịp để tri ân tổ tiên, cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.
Về mặt tinh thần, mâm cơm tất niên là biểu tượng của sự đoàn tụ, gắn kết và sự chia sẻ giữa các thế hệ. Các món ăn trên mâm thường được lựa chọn kỹ càng, từ những món luộc đơn giản đến những món cầu kỳ như bánh chưng, thịt đông, nem rán, và canh xương hầm. Mỗi món ăn đều mang trong mình ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và thịnh vượng. Không chỉ là bữa ăn kết thúc một năm cũ, mâm cơm tất niên còn là cách để nhìn lại hành trình đã qua, cảm nhận những thành quả đạt được và cùng nhau hướng tới những mục tiêu mới trong năm sắp tới.
Các món ăn trong mâm cơm tất niên
Món gà luộc
Để món ăn đảm bảo chất lượng, cần chọn loại gà mái tơ, chọn gà sống, gà không bệnh. Nên chọn những con gà nhanh nhẹn, khỏe khoắn, mào gà có màu đỏ tươi. Chọn những con da căng vàng, chọn những con có cân nặng trung bình từ 1,2-1,4 kg, không nên to quá cũng không nhỏ quá.
Cách sơ chế gà đúng
- Để khi luộc gà có màu vàng tươi đẹp mắt, không bị thâm tím thì phải biết cắt tiết gà đúng cách: Vặt sạch lông gà tại phần cổ (phần mạch máu) sau đó dùng một con da sắc cứa qua da cắt đứt mạch máu cho máu chảy ra, khi cắt cần chú ý nâng cao chân gà để máu chảy ra dễ dàng hơn (tránh tình trạng bị đông máu khiến thịt bị thâm đen) cũng cần chú ý giữ chặt chân và cánh gà vì khi gà gãy chết sẽ phản ứng rất mạnh.
- Sau bước cắt tiết là bước làm sạch lông gà: Nhúng gà vào nước nóng cho lông mền ra, dễ vặt. Chú ý không nhúng vào nước sôi vì như vậy rất khó nhổ bỏ các lông con, hơn nữa còn dẽ làm rách da gà trông rất xấu.
- Tiếp đến là bước mổ gà: Lấy 1 con dao sắc, rạch phần cuống họng, tiếp đó cứa 1 đường ngang ở diều gà rồi móc bỏ hết phần diều và cuống họng. Tiếp đến rạch thẳng 1 đường từ bụng dưới thẳng đến cổ để có thể lấy ruột gà ra ngoài.
- Cuối cùng là làm sạch lòng và mề gà: Lấy hết nội tàng gà ra, riêng với ruột gà dùng đủa suôn vào ruột và kéo rách đôi ruột gà bóp lại với muối rồi rửa sạch cho hết phân. Mề gà cắt đôi, bóc màng. Cuối cùng cho hết lòng mề gà bóp muối rồi rửa sạch.
Luộc gà
- Cho vài nhánh hành, gừng đạp dập cùng muối cho vào nồi nước đã đun nóng khoảng 50 độ C để giữ độ ngọt của gà, cho lượng nước vừa đủ làm ngập gà.
- Luộc nước đến khi sôi thì hạ nhiệt xuống cho tiết vào luộc cùng gà, Đợi khi nước váng béo của gà nổi lên xiên thử tăm vào đùi gà nếu không có tiết đỏ là gà đã chín.
- Vớt gà ra nước cho vào nước sôi để nguội để rửa da gà sạch, tiếp theo để gà ra đĩa cho ráo nước rồi bôi mỡ gà vào ra cho đẹp mắt.
Xem thêm: Ăn thả ga không lo tăng cân với 4 món chay ngày tết
Rau mầm đá luộc
Đây là loại mọc ở những vùng núi, cao nguyên, ưa khí hậu lạnh và thường sinh trưởng phát triển vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch. Loại rau này được mệnh danh là đặc sản xứ sở sương ù Sapa, nó được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thuần khiết. Loại rau này được tìm mua khắp nơi.
Cách chế biến rau mầm đá cũng rất đa dạng nhưng nó thường được yêu thích để luộc. Chỉ cần đun nước sôi rồi cho mầm đá vào 1-2p là chúng ta có thể vớt rau mầm đá ra và có ngay một đĩa rau mầm đá ngọt thơm. Rau mầm đá chỉ cần chấm với vừng hoặc nước mắm trứng dằm là có thể thưởng thức ngay vị ngọt, thanh thuần khiết của rau mầm đá.
Xem thêm: Bật mí về các tác dụng của rau mầm đá đối với sức khỏe con người
Nộm rau tiến vua
Rau tiến vua còn có tên gọi khác là rau cần biển, nó mọc ở viên biển. Đây là loại rau đặc sản vùng miền được nhiều người yêu thích.
Nguyên liệu
- 100g rau tiến vua khô
- 200g thịt ba rọi
- 200g tôm sú
- 100g cần tây
- 50g mè trắng
- 1 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- 1 trái ớt sừng
- 1 trái dưa leo
- Bánh phồng tôm
- Rau răm
- Đậu phộng
- Hành phi vàng
- Hành tím
- Chanh tươi
- Tỏi
- Gia vị: giấm nuôi, nước mắm ngon, đường, tiêu, muối.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Trước khi làm nộm ngâm rau tiến vua với nước 3-4h để cho rau nở ra và tươi hơn. Cắt phần ngọn rau, rồi thái khúc nhỏ vừa ăn. Tiếp theo ngâm rau tiến vua ngâm với nước to nước chanh ( vắt khoảng 1 quả chanh vào tô nước lớn đủ ngâm nập rau). Trước khi trộn gỏi cho rau ra để giáo nước ( chú ý không làm nát rau).
- Tôm bỏ và đầu đuôi rồi ướp với nửa thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước mắm. Đun sôi nước và chần qua tôm khoảng 5p cho tôm chín chuyển màu cam tươi rồi vớt ra.
- Luộc thịt ba chỉ cùng với nước sôi, khi luộc cho thêm ít muối. Đợi khi thịt chín cắt thịt mỏng vừa ăn.
- Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ, sau đó thái sợi.cHành tây bóc vỏ, thái nhỏ. Ướp cà rốt thái sợi và hành tây với 1 thìa đường, 2 thìa giấm gạo.
- Cắt bỏ gốc cần tây rồi rửa sạch, sau đó thái khúc vừa, cho riêng cọng và lá riêng.
- Ớt sừng rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt ớt rồi thái sợi.
- Rửa sạch dưa leo, cắt dưa leo bỏ ruột rồi nạo sợi.
- Mè trắng rang đến khi chín vàng, chà hạt mạnh để bỏ vỏ.
- Đậu phộng rang chín, giã nhuyễn rồi thổi cho bay hết vỏ.
- Rau răm bỏ cọng, nhặt lá non, rửa sạch rau rồi thái nhỏ.
Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi
- Cho 2 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê nước lọc vào nồi. Đun hổn hợp này đến khi đường tan, khi đun ngoáy đều tay. Khi hỗn hợp nước mắm nguội thì cho thêm 2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi, ớt băm và mè rang chín vào hỗn hợp nước mắm .
Bước 3: Trộn gỏi
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên vào đĩa và trộn cùng với nước mắm trộn. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể cho hỗn hợp nước mắm trộn.
Xem thêm: Gợi ý 3 món cỗ chay vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng thử ngay hôm nay
Món nem rán
Nguyên liệu
- Thịt nạc vai băm nhỏ
- Lá nem
- Miến
- Trứng
- Nấm hương
- Mộc nhĩ
- Hành khô
- Su hào
- Cà rốt
- Hành củ
- Giá đỗ
- Rau mùi
- Hành tươi
- Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu
Cách làm
- Thịt lợn ướp tiêu, bột ngọt, nước mắm, hành khô băm nhỏ.
- Ngâm miến với nước cho mềm, rồi đem thái sợi.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm cho mềm và nở ra, sau đó thái sợi nhỏ.
- Hành tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
- Su hào, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, rồi nạo sợi.
- Giá đổ rửa sạch, rồi trộn tất cả các nguyên liệu cùng trứng, đảo đều hỗn hợp.
- Cho lá nem ra rồi cho nhân hỗn hợp vào để cuốn lại.
- Cho dầu vào chảo đung sôi rồi cho nem đã cuốn vào chiên, chiên lửa nhỏ cho chín vàng giòn rồi vớt ra giấy thấm dầu cho bớt dầu rồi trưng bày ra đĩa.
Lưu ý
- Muốn nem giòn hơn trước khi cuốn nhân ta nên quét lá nem qua với nước chanh hoặc dấm.
- Để nhân thêm hương vị bạn có thể cho thêm thịt tôm, thịt cua biển, … vào cũng rất hấp dẫn
- Cho lượng giá đỗ vừa phải không cho quá nhiều sẽ hiến nen nhanh ỉu và không được giòn.
Xem thêm: Ăn thả ga không lo tăng cân với 4 món chay ngày tết
Thịt heo nấu đông
Thịt đông là một trong những món ăn ngon được yêu thích nhất trong dịp tết. Thịt đông ăn kèm với dưa hành muối là sự kết hợp tuyệt vời trong ngày tết.
Nguyên liệu
- 100 gam da heo
- 500 gam thịt chân giò
- Mộc nhĩ
- Nấm hương
- 4-5 củ hành khô
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm.
Cách làm
- Da heo, thịt chân giò cạo sạch lông rồi rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- Hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ.
- Ngâm mộc nhĩ, nấm hương cho mềm rồi thái sợi nhỏ.
- Ướp thịt với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, cùng ít hành khô băm, ướp thịt khoảng 30p.
- Dầu ăn đun sôi sau đó phi thơm hành rồi cho thịt vào xào qua cho săn thịt.
- Sau khi xào thịt cho nước vào ngập thịt cùng đun sôi cùng nấm.Sau khi sôi vớt bọt ra và hầm thêm khoảng 40p cho thịt mềm.
- Phi thơm hành khô sau đó cho nấm và mộc nhĩ vào xào nêm gia vị cho vừa ăn.
- Khi thịt hâm gần chín mềm thì mộc nhĩ và nấm xào vào cùng đun thêm khoảng 5p rồi tắt bếp.
- Cuối cùng rắc tiêu vào nồi thịt cho thơm
- Múc thịt ra hộp rồi bỏ vào ngăn mát cho đông. Khi ăn lấy dao cắt miếng vừa ăn cho ra bát trang trí thêm ít mùi và cà rốt cho đẹp mắt.
Xem thêm: Lưu ý tránh tăng cân ngày Tết
Canh xương hầm
Nguyên liệu
Cách làm
- Sườn chặt vừa ăn rồi rửa sạch, đun nước sôi rồi cho sườn vào trần sơ qua. Đổ nước trần sườn đi sau đó rửa sườn sạch
- Phi thơm hành khô rồi cho sườn vào xào, thêm gia cho vừa ăn. Tiếp đó, cho nước vào đun đến khi sôi rồi vặn lửa bé để ninh đến khi sườn mềm và tiết ra hết phần ngọt từ xương sườn.
- Sau khi ninh xương khoảng 45p cho nấm và bắp cải vào đun đến khi chín thì tắt bếp.
- Nên ăn lúc nóng để thưởng thức chọn hương vị canh.
Xem thêm: Bật mí rau làm món salad ngày tết hấp dẫn chống ngán ăn hoài không chán
Cách chuẩn bị mâm cơm tất niên đơn giản cho các nàng dâu mới
Chuẩn bị mâm cơm tất niên có thể là một thử thách đối với những ai chưa quen với việc nấu nướng vào dịp cuối năm. Dưới đây là các bước cơ bản để bạn có thể bắt đầu:
- Lên danh sách món ăn hợp lý: Hãy chọn những món ăn phổ biến và phù hợp với khẩu vị của gia đình, chẳng hạn như gà luộc, nem rán, thịt kho tàu, canh xương hầm nấm, và rau luộc. Để mâm cơm thêm đa dạng, bạn có thể kết hợp với một vài món hiện đại như salad hay gỏi nộm.
- Chuẩn bị nguyên liệu trước: Để tiết kiệm thời gian và tránh thiếu sót, bạn nên mua sắm nguyên liệu từ 1-2 ngày trước. Các loại thực phẩm như thịt, rau củ, gia vị và các nguyên liệu khác nên được sơ chế sẵn, rửa sạch và bảo quản trong tủ lạnh.
- Chia nhỏ công đoạn nấu nướng: Đừng đợi đến ngày cuối cùng để làm mọi thứ cùng lúc. Hãy thực hiện từng bước một:
- Ngày đầu, bạn có thể sơ chế thịt, rau, và các nguyên liệu khác.
- Ngày tiếp theo, bạn có thể nấu các món cần thời gian hầm, kho trước.
- Sắp xếp thời gian nấu hợp lý: Các món như gà luộc, canh, và rau luộc nên được chế biến cuối cùng để đảm bảo giữ được độ tươi ngon khi dọn lên mâm cơm.
- Trang trí mâm cơm đẹp mắt: Khi các món ăn đã hoàn thành, hãy bày trí chúng một cách hài hòa. Sử dụng đĩa lớn để xếp các món chính ở giữa và các món phụ xung quanh, tạo sự thu hút và cân đối.
Mẹo tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị mâm cơm tất niên
Chuẩn bị mâm cơm tất niên có thể là một thử thách đòi hỏi nhiều công đoạn và thời gian, đặc biệt đối với những ai bận rộn. Tuy nhiên, với một số mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo bữa ăn đầy đủ và hấp dẫn:
- Lên kế hoạch từ trước: Hãy lập danh sách chi tiết các món ăn từ sớm, phân chia rõ ràng những nguyên liệu cần mua và các công đoạn cần làm. Bạn có thể lập danh sách này khoảng 3-5 ngày trước ngày tất niên để đảm bảo đủ thời gian chuẩn bị.
- Sơ chế nguyên liệu từ sớm: Các nguyên liệu như thịt, rau, củ có thể được sơ chế trước từ 1-2 ngày. Thịt có thể ướp sẵn, rau củ có thể được rửa sạch và cắt sẵn, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Việc này giúp giảm bớt áp lực trong ngày tất niên.
- Sử dụng thiết bị nấu ăn đa năng: Nồi áp suất, nồi đa năng hoặc nồi chiên không dầu có thể rút ngắn thời gian nấu các món hầm, kho, hoặc chiên. Ví dụ, nồi áp suất có thể giúp ninh xương mềm nhanh hơn, giữ được hương vị và tiết kiệm thời gian đáng kể.
- Chuẩn bị đồng thời nhiều món ăn: Trong khi ninh xương, bạn có thể tận dụng thời gian để sơ chế hoặc chế biến các món khác như luộc rau, chuẩn bị nhân nem, hoặc làm nước chấm. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa thời gian và tránh phải chờ đợi.
- Dùng nguyên liệu đa năng: Chọn những nguyên liệu có thể dùng cho nhiều món khác nhau, chẳng hạn như thịt lợn có thể dùng để làm nem, thịt kho hoặc xào. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian mua sắm và sơ chế nguyên liệu.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm tất niên
Chuẩn bị mâm cơm tất niên không chỉ là nấu nướng mà còn đòi hỏi sự chú ý đến nhiều khía cạnh khác để đảm bảo bữa tiệc cuối năm diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn tổ chức mâm cơm tất niên một cách hoàn hảo:
- Chọn nguyên liệu tươi ngon và an toàn: Mua nguyên liệu từ các nguồn uy tín, đảm bảo thịt, cá, rau củ tươi sạch, gia vị rõ ràng về nguồn gốc để giữ hương vị và dinh dưỡng cho món ăn.
- Đảm bảo cân đối dinh dưỡng trong mâm cơm: Kết hợp các món chính như thịt, cá với rau và canh để đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh cảm giác ngán và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.
- Điều chỉnh khẩu vị theo sở thích gia đình: Thay đổi gia vị để phù hợp với khẩu vị từng thành viên, chọn các món mềm, dễ tiêu hóa cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
- Giữ gìn vệ sinh trong suốt quá trình nấu nướng: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh dụng cụ và bề mặt chế biến, đặc biệt chú ý khâu rửa sạch rau sống.
- Chú ý đến văn hóa và phong tục truyền thống: Tôn trọng các quy tắc riêng của gia đình về cách bày trí mâm cơm, dâng hương để giữ gìn ý nghĩa truyền thống.
Kết luận
Mâm cơm tất niên không chỉ là bữa ăn cuối năm mà còn là biểu tượng của sự đoàn viên, gắn kết gia đình và tôn vinh những giá trị truyền thống. Hy vọng qua bài viết của Trang Vàng Nông Nghiệp, bạn đã có thêm những gợi ý hữu ích để chuẩn bị mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng và ý nghĩa. Hãy tận dụng những mẹo nhỏ và lưu ý trên để tạo nên một bữa tiệc tất niên trọn vẹn, mang lại không khí vui vẻ và may mắn cho gia đình trong năm mới.