Tết đến là thời gian để mọi gia đình cùng sum họp, quây quần bên nhau. Trong đó, mâm cơm Tết không thể thiếu được, nó vừa mang nét đặc trưng cho vùng miền, vừa có ý nghĩa quan trọng, ấm áp ngày xuân. Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu các món ăn ngày Tết miền Nam cho bữa cơm ngon, trọn vị truyền thống trong bài viết này nhé
Món ăn ngày Tết miền Nam – Bánh tét
Bánh chưng, Bánh tét là đặc sản biểu tượng cho cả 3 miền trong dịp Tết. Ngày Tết, nếu miền Bắc có món bánh trưng, hình dáng vuông vức, thì miền Nam có món bánh tét với hình trụ dài, nguyên liệu cơ bản tương đối giống nhau. Miền Trung là cầu nối giữa 2 miền, vì thế cả 2 món bánh tét và bánh chưng đều có.
Bánh tét thường được gói bằng từ nếp, đậu xanh, không có hoặc ít thịt, để có thể ăn sau Tết. Người gói có thể lấy lá chuối thay cho lá dong. Điều đặc biệt của bánh Tét ngày Tết người miền Nam là sự đa dạng của món bánh này, nó có nhiều loại như: bánh tét mặn, ngọt, chay.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu còn gọi là thịt kho nước dừa, thịt kho hột vịt được coi là món ăn truyền thống ngày Tết của người Miền Nam. Ngày giáp Tết, mọi người thường chuẩn bị nồi to thịt kho hột vịt. Món này được dùng để dâng lên tổ tiên. Thịt kho tàu thường ăn kèm cùng dưa giá, thịt kho đậm vị nước dừa ăn với dưa giá để giảm độ ngấy của thịt.
Tết miền Bắc có thịt đông thì miền Nam có món thịt kho tàu. Ngày Tết, bạn rất dễ bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đây là món ăn thân quen gắn liền với các thành viên trong gia đình từ nhỏ đến lớn, khiến mọi người cảm nhận rõ không khí hòa thuận, sum vầy. Hột vịt trong món này không cắt mà để nguyên cả quả. Nó mang ý nghĩa cho năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.
Món ăn ngày Tết miền Nam – Chả giò
Không chỉ góp mặt trên hầu hết những bàn tiệc và mà chả giò còn xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết. Nó mang ý nghĩa đồng điệu, chia ngọt sẻ bùi. Nguyên liệu của món chả giò truyền thống thường gồm: thịt heo xay, nấm mèo, tôm, củ sắn,… và gia vị thông dụng như nước mắm, tiêu,… Chả giò có thể ăn cùng với bún và những loại rau thơm và chấm nước mắm chua ngọt.
Canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua hầm)
Mâm cỗ ngày Tết không chỉ có sự ngon miệng, mà còn là chất gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó có thể lý giải qua đồ ăn được dùng chung trên mâm, người ăn tự gắp hoặc gắp thức ăn cho bố mẹ, ông bà và ngược lại. Thể hiện văn hóa đoàn kết, gia đình của người Việt Nam.
Theo tư tưởng của người miền Nam, canh khổ qua là món ăn giúp xua đi khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành, suôn sẻ. Canh khổ qua được chế miến từ khổ qua nguyên trái, làm sạch ruột, nhân thịt heo xay hoặc chả cá, nấm mèo để nấu sẽ dai và có nước dùng ngọt thanh
Món ăn ngày Tết miền Nam – Dưa món
Dưa chua là món ăn dân dã ngày Tết trên mâm cơm của người Việt. Dịp Tết, những món ăn thường có nhiều đạm và chất béo. Nó làm chúng ta có cảm giác ngán, có thể làm đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt bên cạnh đĩa bánh tét, thịt thịt kho tàu mà thiếu dưa chua thì mất đi hương vị mâm cỗ ngày Tết. Không những làm tăng khẩu vị cho bữa ăn, mà nó còn giúp cơ quan tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
Trong ngày Tết, trên mâm cơm không thể nào không có món dưa cải, dưa kiệu,… Món dưa này được làm từ nhiều loại rau củ như: củ kiệu, cà rốt, cải, giá,… Nó được muối mặn ngọt bằng nước mắm đường hoặc nước giấm đường trong nhiều ngày. Món dưa thường dùng ăn kèm cùng thịt, để giảm độ béo từ thịt.
Củ cải ngâm nước mắm
Nói đến món ngon ngày Tết miền Nam thì sẽ không thể quên món củ cải ngâm nước mắm với hương vị đặc trưng. Củ cải được chế biến kỹ rồi ngâm với nước mắm thơm ngon tạo nên món ăn đặc biệt mà ai cũng ghiền khi thưởng thức. Vì thế, trong dịp Tết của người miền Nam, sẽ dễ dàng gặp món ăn này trên mâm cơm của họ.
Món ăn ngày Tết miền Nam – Lạp xưởng
Theo quan niệm người Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài có màu đỏ, theo quan niệm người Trung Hoa, lạp xưởng có kiểu dáng giống với xâu bao tiền đỏ nên được gọi là lạp xưởng thể hiện sự mong cầu năm giàu sang, nhiều may mắn. Do vậy, lạp xưởng đã trở thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết.
Lạp xưởng có nguyên liệu từ thịt sống cả mỡ cả nạc xay nhuyễn hoặc thái mỏng. Sau đó, sẽ ướp muối, tiêu, tỏi, rượu, gia vị ướp xá xíu (đây là công thức riêng được chế biến theo tỉ lệ của từng vùng miền) vào trong thịt rồi gói chặt lại.
Xôi vò
Xôi vò là món ngon ngày Tết, mang vị ngọt và thơm nhẹ nhàng, ăn rất dẻo và ngậy. Món này có cách thực hiện khá đơn giản, mang hương vị truyền thống nên xuất hiện nhiều trong mâm cơm Tết người miền Nam. Nhắc đến ẩm thực miền Nam thì không thể không kể tới món xôi vò trứ danh. Món ăn có sự hòa quyện giữa sự dẻo thơm của xôi nếp, vị bùi ngọt của đậu xanh và một chút ngậy từ nước cốt dừa.
Đặc trưng của món xôi này là những hạt xôi rời rạc không dính vào nhau như nhiều món xôi thường thấy nhưng nó vẫn có vị dẻo của gạo nếp, vị bùi của đậu xanh, mùi thơm và béo của nước cốt dừa. Khi đã thưởng thức rồi thì sẽ không bao giờ quên hương vị đặc trưng của nó. Trong mâm cơm cúng gia tiên, đĩa xôi vò vàng óng luôn được đặt trang trọng trong mâm. Nó thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, mong ước năm cũ qua đi và chào đón năm mới an lành, thuận lợi.
Món ăn ngày Tết miền Nam – Chả lụa
Món này mỗi vùng miền có cách làm khác nhau, nhưng phần lớn giò chả sẽ được làm từ giò sống cùng với với gia vị tùy ý, sau đó gói trong lá chuối xanh mướt, rồi luộc cho chín. Giò chả lụa ngày xưa là đồ ăn được dâng lên cho vua chúa vào các dịp quan trọng, là món ngon, của quý.
Nhờ sự gìn giữ, lưu truyền mà ngày nay, chả lụa đã trở thành món ăn truyền thống ngày Tết, mang vị dân dã, quen thuộc nhưng không kém phần sang trọng. Giò thường có màu trắng, bề ngoài dung dị, tinh tế nhưng tượng trưng cho phú quý sang trọng, đầm ấm.
Canh măng
Là một món ăn bổ sung nhiều chất xơ cùng vitamin cho cơ thể người. Món canh măng đã trở thành món ăn ngày tết miền Nam mà nhiều gia đình yêu thích. Điểm đặc biệt của món canh măng miền Nam là dùng măng tươi để nấu nên có vị rất ngon. Trong ngày Tết mà được thưởng thức canh măng với hương vị thơm ngon tuyệt vời thì ai cũng sẽ thích mê bởi nó có sắc thái riêng, nhưng cũng rất cuốn hút.
Các nguyên liệu làm món canh măng ngày Tết khá đơn giản, quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Cách chế biến cũng không quá khó, bởi vậy nó đã tồn tại từ rất lâu, và trở thành món ăn Tết quen thuộc
Món ăn ngày Tết miền Nam – Mứt dừa, mứt gừng, hạt dưa
Không biết từ bao giờ, người Việt có thói quen cứ vào dịp Tết là nhà nào cũng có một hộp mứt. Trước là dâng lên tổ tiên, sau đó sẽ để cho các con cháu “thụ lộc”. Trong hộp mứt tết phải đầy đủ những loại mứt khác nhau đủ màu sắc để cầu nhiều điều tốt đẹp. Và trong đó, mứt dừa, mứt gừng là không thể thiếu.
Mong muốn ngày Tết của người Việt là được quây quần, sum vầy, hạnh phúc – đó cũng chính là ý nghĩa của món mứt dừa ngũ sắc. Mứt gừng lại mong muốn cuộc sống gia đình đầm ấm, sung túc. Cả 2 món mứt với màu sắc rực rỡ này luôn được ưu ái xuất hiện trên khay mứt, thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Ăn cùng trà nóng, nước ngọt rất tuyệt vời.
Gà luộc
Gà luộc mang ý nghĩa cầu gì được đấy, phúc lộc đủ đầy. Đây là món không thể thiếu trên mâm cơm Tết. Theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu của năm mới đều thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mùng 1 Tết, đây là lý do mà mâm cơm cúng Tết không thể thiếu được món ăn này được.
Món ăn ngày Tết miền Nam – Củ kiệu tôm khô
Ngoài món ăn kèm là dưa giá thì củ kiệu tôm khô cũng là món ăn ngon không kém. Kiệu là củ đặc trưng của vùng sông nước, được trồng nhiều tại các tỉnh miền Tây. Củ kiệu ngọt bùi, chua chua, thanh thanh kết hợp cùng với sự giòn dai của tôm khô, ăn kèm cùng bánh tét hay cơm trắng sẽ làm bạn thích mê.
Không chỉ thế, củ kiệu tôm khô còn là món giải ngán trong những bữa tiệc cuối năm khi ăn quá nhiều thịt hay hải sản. Đây là món rất được yêu thích trong danh sách những món ăn ngày Tết miền Nam.
Trên đây là những món ngon dịp Tết của Nam Bộ. Hãy tham khảo và chế biến để mâm cơm Tết thêm đầm ấm và tròn vị nhé
Tham khảo thêm những món ăn ngày Tết miền Tây TẠI ĐÂY