Tía tô là loại rau dễ trồng, dễ sinh trưởng, phổ biến ở Việt Nam. Ngoài làm gia vị cho nhiều món ngon đặc trưng, nó còn là thảo dược rất tốt cho sức khỏe từ lâu đời. Vậy lá tía tô trị bệnh gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những bài thuốc từ lá tía tô trong bài viết này nhé
Thông tin về cây tía tô
Tía tô là loài cây thảo sống quanh năm, rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi, phổ biến ở các nước châu Á. Cây này ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt và đất phù sa. Cây tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn, hạt phát tán ra xung quanh, tới mùa mưa ẩm năm sau sẽ nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Đây là loại rau thơm phổ biến, không những dùng để ăn với nhiều món ngon mà còn có công dụng chữa bệnh. Theo các chuyên gia về y học cổ truyền cho biết, tía tô là vị thuốc xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có công dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế biến làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, lá tía tô có lượng dầu khoảng 40%. Trong đó, có lượng lớn axit béo không bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Hơn thế nữa, tía tô còn có 0,2% tinh dầu nguyên chất và những hydrocarbon, xeton, aldehyde, furan,…
Tía tô cũng có công dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, tinh dầu giúp tăng đường huyết. Aldehyt tía tô giúp chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có công dụng ức chế các loại vi trùng như: trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng.
Uống nước tía tô thay nước hằng ngày được không?
Không uống nước lá tía tô thay cho nước lọc bởi tía tô là vị thuốc và có hoạt tính của nó. Nếu muốn uống giúp đẹp da, giảm mụn và hỗ trợ giảm cân thì có thể uống 2 – 3 lần/tuần, như vậy là đủ.
Ngoài nước tía tô thì những loại nước mát, nước detox cũng vậy. Chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ và cách quãng. Nếu gấp gáp, uống liên tục sẽ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, cơ thể sẽ mệt mỏi (vì gan và thận làm việc quá sức).
Lá tía tô trị bệnh gì? Những bài thuốc chữa bệnh của lá tía tô
Trị bệnh dạ dày
Trong lá tía có chứa tanin và glucosid, có công dụng chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo và giảm gia tăng axit dạ dày. Theo những bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu sử dụng ở dạng nước sắc, lá tía tô không những có công dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường mà còn giúp bệnh nhân đau dạ dày ăn ngon và ngủ ngon hơn.
Lá tía tô trị bệnh gì – Giải cảm phong hàn
Nếu bị cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức sử dụng bài hương tô tán gồm: lá tía tô 8gr, cam thảo 4g, hương phụ 8g, trần bì 6gr, cho thêm gừng tươi 2 lát sắc nước uống. Có thể xông lúc thuốc đang nóng, các dụng làm ra mồ hôi hiệu quả.
Tiêu đờm giảm ho
Nếu bị ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang gồm: tía tô 6-12g, bạch giới tử 6-8g, la bạc tử 8-12g, gia vị (thường kèm với thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), trị các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn, ho có đờm.
Lá tía tô trị bệnh gì – Làm đẹp da, sạch mụn
Tắm và ngâm mình cũng là phương pháp hiệu quả, giúp làn da trắng và sạch mụn bằng lá tía tô. Trong lá tía tô có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và những khoáng chất như: Ca, Fe, P. Đồng thời có hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên không làm tổn hại gì cho da, giúp da mịn màng và trắng hồng từ bên trong.
Giảm sưng khớp và ngừa bệnh Gout
Sao khô tía tô (cả lá và thân) rồi tán bột để pha trà uống hằng ngày, hoặc nhào bột với nước nóng thành bột nhão, rồi đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng giảm cơn đau nhức, giảm hiện tượng viêm tấy đỏ.
Lá tía tô trị bệnh gì – Trị tiêu chảy
Lấy lá tía tô cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã rồi nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán bột mịn và trộn với thuốc cao tía tô, hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần sử dụng 50 viên, chia 2 lần.
Bài thuốc trị cảm lạnh
Lá tía tô khô 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g, hương phụ 8g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.
Bài thuốc trị tiêu đờm giảm ho
Tía tô khô 15gr, gừng khô 3gr sắc uống hằng ngày. Nước sắc chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc trị hen suyễn, ho nhiều đờm
Hạt tía tô, hạt củ cải, hạt cải thìa, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều lên. Ngày uống 9gr, chia làm 3 lần
Bài thuốc trị đau bụng vì ngộ độc thực phẩm
Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.
Lá tía tô trị bệnh gì – Chữa dị ứng mẩn ngứa
Lá tía tô tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh hoặc lấy nước sắc từ cây tía tô để rửa bên ngoài.
Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn
Lá tía tô giã lấy nước, rồi hòa với ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn do thai nghén, nên sử dụng nước sắc từ cành tía tô để uống.
Tham khảo các công dụng của cà chua cho sức khỏe tại https://trangvangnongnghiep.net/ca-chua-co-tac-dung-gi-10-cong-dung-cua-ca-chua-tot-cho-suc-khoe.html
Tía tô kỵ gì? Những lưu ý khi sử dụng tía tô
Không dùng tía tô khi bị cảm nóng
Tía tô có thể vừa lấy làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Thế nhưng theo khuyến cáo từ nhiều chuyên gia, nếu sử dụng vị thuốc này lâu ngày có thể làm người mệt mỏi, choáng váng, kém ăn, thở nông, táo bón, tiểu tiện đỏ,… Không sử dụng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi
Không sử dụng lá tía tô khi ra nắng
Với nhiều chị em khi sử dụng tía tô để làm đẹp hoặc dùng tinh dầu tía tô trên da, hãy cẩn thận khi ra nắng. Tốt nhất, sau ít nhất 1 tiếng sử dụng mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ làm da sạm đi nhanh chóng.
Không dùng lá tía tô khi dị ứng
Lá tía tô có thể gây tình trạng dị ứng cho một vài người, đặc biệt là tinh dầu tía tô. Vì thế, nên thoa 1 lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da không trước khi sử dụng tinh dầu hoặc uống nước tía tô.
Không lạm dụng, dùng quá nhiều lá tía tô
Việc dùng nhiều tía tô dưới bất cứ hình thức nào cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp, tăng đổ mồ hôi, chướng bụng, đầy hơi,… Đặc biệt với người đang có vấn đề về sức khỏe, nên hỏi tham khảo kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Không sử dụng lá tía tô khi bị đi ngoài
Vì tía tô có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nên nếu cơ thể đang bị đi ngoài thì không nên sử dụng lá này, vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn.
Phụ nữ có thai không nên dùng
Phụ nữ có thai không nên sử dụng tía tô với lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp cho bà bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Lưu ý và cách bảo quản nước lá tía tô
- Công dụng khi uống nước lá tía tô thường khá chậm, vậy nên cần hết sức kiên trì thì mới mong có hiệu quả.
- Không uống quá nhiều vì sẽ khiến bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
- Cần bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không sử dụng tới, tối đa 24 tiếng đồng hồ. Bởi càng để lâu, những dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ mất dần tác dụng.
- Nên uống nước lá tía tô trước ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
- Trẻ em và phụ nữ có thai có thể uống nước lá tía tô với lượng vừa phải và điều độ cũng tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những cách chế biến tía tô chữa bệnh và những lưu ý. Hãy tham khảo để bảo vệ sức khỏe nhé
Tìm hiểu những tác dụng của đậu lăng TẠI ĐÂY