Ăn tía tô có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ lá tía tô

Rau tía tô là loại rau quen thuộc, không những là rau gia vị cho các món ăn ngon, mà còn là thảo dược có lợi cho sức khỏe và làm đẹp. Vậy ăn tía tô có tác dụng gì? Cùng Trang vàng nông nghiệp tìm hiểu những công dụng của tía tô trong bài viết này nhé

Lá tía tô là gì?

Cây tía tô còn có tên khác là cây tử tô, tô diệp hay tô ngạnh, tùy thuộc vào từng vùng miền mà có tên gọi khác nhau. Nó có tên khó học là Perilla frutescens. Loài tía tô bản địa phân bố trải rộng từ Ấn Độ đến Đông Á gồm cả Việt Nam.

Tía tô là cây thảo, cao từ 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có thể hai mặt đều tía, nâu hoặc màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc ở đầu cành, màu trắng hoặc tím, mọc đối. Quả bé, có hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và lông. Giống tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra, lá tía tô từ Triều Tiên hay Nhật Bản có cả 2 mặt đều xanh, giá trị cao để xuất, nhập khẩu. Loại này còn được gọi là perilla frutescens.

cay-tia-to

Cách làm đẹp từ lá tía tô

Cách 1: Uống nước xay của tía tô

Cách làm: Lấy lá cây rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống mỗi ngày. Công dụng của nước tía tô là tăng độ ẩm, ngăn ngừa lão hóa và làm mềm vết chai sần trên da. Chú ý nên uống chậm từng ngụm một để những dưỡng chất từ từ thấm vào da.

Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô

Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun với nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên vào nước lạnh với độ ấm vừa đủ để tắm.

Bà bầu ăn tía tô được không?

Tía tô có nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên sử dụng lá tía tô. Bởi có thể sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, táo bón. Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện khác thường khi dùng tía tô thì hãy dừng lại ngay để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phụ nữ có thai nếu muốn sử dụng lá tía tô thì nên hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng đáng tiếc xảy ra.

la-tia-to

Ăn tía tô có tác dụng gì? Những lợi ích cho sức khỏe

Hỗ trợ hệ thống thần kinh

Sa sút trí tuệ là khái niệm chung cho hiện tượng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết các vấn đề và nhiều khả năng nhận thức khác, làm cản trở cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất là bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành những mảng beta-amyloid trong mô não. Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm đáng kể. Đây cũng là nguồn năng lượng cho não bộ, cải thiện chức năng nhận thức có thể được bổ sung từ chiết xuất lá tía tô và hạt tía tô.

Ăn tía tô có tác dụng gì – Tác dụng chống dị ứng

Chiết xuất từ trà lá tía tô và etanol có nhiều hợp chất giúp giảm những phản ứng dị ứng. Qua đó, lá tía tô chứa glycoprotein, có khả năng ức chế hoạt động của hyaluronidase và phân hủy tế bào mast.

Tốt cho hệ tim mạch

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao khi bị rối loạn lipid máu. Qua đó, có chế độ ăn uống nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có liên quan mật thiết tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài trong về sau. Và công dụng này có thể tiếp nhận khi hấp thụ một lượng lá tía tô nhất định qua từng ngày.

Ăn tía tô có tác dụng gì – Giảm lo âu, stress

Trong nhiều loại thảo mộc tự nhiên được dùng để điều trị bệnh trầm cảm, cây tía tô là một trong các thành phần quan trọng. Đúng như thế, việc hít tinh dầu tía tô có thể giảm những triệu chứng căng thẳng và mang lại hiệu quả chống trầm cảm.

Hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Trong lá tía tô chứa tới 4 hoạt chất có thể giảm đáng kể enzym xanthin oxidase, đây vốn là nguyên nhân tạo nên axit uric gây ra bệnh Gout.

Ăn tía tô có tác dụng gì – Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Khoảng 20% dân số từng gặp phải những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu trong ổ bụng, đầy hơi và chậm tiêu. Khi đó, một nghiên cứu trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang có khó chịu ở hệ tiêu hóa và táo bón nhẹ được dùng chiết xuất lá tía tô cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng rõ rệt so với giả dược.

Hỗ trợ bệnh ung thư

Lá tía tô có một lượng lớn luteolin. Chất này có bản chất tương tự như chất chống oxy hóa flavonoid. Hơn nữa, những hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng chứa nhiều trong tía tô. Các chất này được nghiên cứu là có bằng chứng chống lại những tế bào ung thư tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Ăn tía tô có tác dụng gì – Ổn định những bệnh lý tự miễn dịch

Dầu hạt tía tô trong số những loại dầu thực vật khác gồm: đậu tương, hạt bí ngô,… có chứa lượng lớn axit omega-3 alpha-linolenic, rất có lợi để kiểm soát các hiện tượng tự miễn dịch như: viêm khớp dạng thấp, lupus hay hen suyễn.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn có thể đáp ứng tốt qua việc điều trị bằng dầu hạt tía tô. Bởi tía tô có công dụng ức chế sự co thắt đường thở để phản ứng với các chất kích thích hít phải. Trong khi đó, dầu hạt tía tô cũng ức chế di chuyển của những tế bào bạch cầu vào phổi và giúp ngừa sốc phản vệ – tình trạng đáp ứng miễn dịch bất thường có mức độ nghiêm trọng và nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa kịp thời.

Làm giảm tình trạng mề đay, mẩn ngứa trên da

Việc hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa trên da được coi là một trong các tác dụng phổ biến của tía tô. Nước lá tía tô giúp giảm chứng ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây nên.

Ăn tía tô có tác dụng gì – Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Chiết xuất từ tía tô có công dụng trong điều trị hen suyễn. Chúng giúp tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ trị hen suyễn. Thông tin được viết từ một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.

Giảm hiện tượng đau dạ dày

Lá cây tía tô có tác dụng giảm đau dạ dày. Đó là vì tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm lành vết loét ở dạ dày. Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng bên trong mà nó có thể giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng, đầy bụng rất hiệu quả

Hơn nữa người bị trào ngược dạ dày và co thắt cũng nên sử dụng lá tía tô để hỗ trợ trị bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng lá cây ở dạng nước sắc. Nhờ đó mà cơ thể người bệnh hấp thụ nhanh hơn, giảm dịch vị về mức độ bình thường.

tac-dung-cua-tia-to

Xem thêm những lợi ích của rau ngót tại https://trangvangnongnghiep.net/rau-ngot-co-tac-dung-gi-bat-mi-cac-cong-dung-tuyet-voi-tu-rau-ngot.html

Cách chế biến tía tô đơn giản, tốt cho sức khỏe

Tía tô có mùi thơm và vị hơi cay đặc trưng khi ăn sống hoặc nấu chín. Với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu lượng Ca, Fe. Tía tô không chỉ có thể dùng chế biến các món ăn ngon miệng mà có tác chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Từ thân tới lá, cành của cây tía tô đều dùng làm thuốc và trị bệnh được. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ tía tô ngon và bổ dưỡng:

  • Cháo tía tô
  • Lá tía tô nhồi nấm chiên giòn
  • Chả ức gà tía tô
  • Chả ốc tía tô
  • Nước lá tía tô
  • Bò xào tía tô
  • Trứng cuộn lá tía tô
  • Canh rau dền tía tô
  • Ốc móng tay xào tía tô

chao-tia-to

Trên đây là những tác dụng của tía tô. Hãy tham khảo và áp dụng hiệu quả để tốt cho sức khỏe nhé

Tham khảo những tác dụng của cà chua TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *